Bộ chuyển đổi công suất

Một phần của tài liệu Mô hình hóa và điều khiển hệ thống máy phát điện gió luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 42)

Wind direction

1.5Bộ chuyển đổi công suất

Bộ chuyển đổi công suất được sử dụng rộng rãi trong các WECS. Tùy thuộc công suất của WESC và loại tua – bin gió mà ta sử dụng cấu hình bộ chuyển đổi công suất khác nhau nhằm tối ưu hóa năng lượng thu được cho các WESC. Đối với WESC tốc độ không đổi, bộ chuyển đổi được dùng để giảm thiểu vọt lố của dòng và mô – men khi khởi động. Còn trong các WESC có tốc độ thay đổi thì bộ biến đổi được dùng để điều khiển tốc độ hoặc mô – men của máy phát cũng như công suất tác dụng hay phản kháng truyền đến lưới.

Hình 1.23 mô tả hệ thống điện gió tốc độ không đổi với máy phát điện không đồng bộ, trong đó bộ khởi động mềm dùng để thực hiện việc giảm thiểu dòng nhiễu gây ra bởi quá trình quá độ điện từ khi máy phát nối lưới. Bộ khởi động mềm cần một bộ điều khiển điện áp AC sử dụng SCR, điện áp ra của nó được điều chỉnh để tăng từ từ trong thời gian hệ thống khởi động.

Hình 1.23 Hệ thống điện gió tốc độ không đổi sử dụng SCIG

Hình 1.24 mô tả hệ thống điện gió tốc độ thay đổi sử dụng máy phát không đồng bộ rotor lồng sóc SCIGs hoặc máy phát đồng bộ SGs, trong đó bộ chuyển đổi công

suất back – to – back sử dụng bộ chuyển đổi PWM 2 bậc. Bộ chuyển đổi có thể là biến đổi nguồn áp VSCs hoặc nguồn dòng CSCs.

Hình 1.24 Hệ thống điện gió tốc độ thay đổi sử dụng SCIG

Hình 1.25 mô tả hệ thống điện gió tốc độ thay đổi sử dụng máy phát điện đồng bộ, trong đó bộ chỉnh lưu dùng Diode với bộ tăng áp (DC – DC Boost Converter) cùng bộ biến đổi 3 bậc NPC và bộ biến đổi PWM.

Một phần của tài liệu Mô hình hóa và điều khiển hệ thống máy phát điện gió luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 42)