Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn nguyễn văn hiệp xã tân kim, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 36)

Chăn nuôi lợn ở nước ngoài đã được quan tâm và phát triển từ lâu ở các nước châu Âu, họ có rất nhiều các công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh lý của con lợn nái và các bệnh, cách trị bệnh trên con lợn nái sinh sản.

Theo Urban V.P. và cs (1983) [36], các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có nguồn gốc từ nước tiểu, các tác giả đã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu lợn nái sắp sinh thường có chứa các vi khuẩn E. coli, Staphylococcus

aureus, Streptococcus spp.

Theo Smith B.B. và cs (1995) [34], Taylor D.J. (1995) [35], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Khi mổ khám những lợn vô sinh đã xác định được nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý: viêm vòi tử cung có mủ. Theo Urban V.P. và cs (1983) [36], điều trị viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó phải được tiến hành sớm và đạt kết quả. Xác định nguyên nhân không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn nuôi và có thể dựa vào các kết quả của phòng thí nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các phương pháp điều trị, nhất là về dược lực học và dược độc học cho phép đáp ứng tốt hơn phương pháp điều trị.

Theo Smith B.B. và cs (1995) [34], chữa bệnh viêm tử cung bằng cách sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng treo cổ tử cung của lợn nái, điều trị viêm tử cung đạt hiệu quả cao. Streptomycin 0,25g, Penicillin 500.000 UI, dung dịch KMnO4 1% 40 ml + vitamin C.

30

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Đối tượng

Lợn nái sinh sản nuôi tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Trại Nguyễn Văn Hiệp, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - Thời gian tiến hành: từ ngày 28/5/2020 đến ngày 28/11/2020.

3.3. Nội dung thực hiện

- Điều tra tình hình chăn nuôi tại trại Nguyễn Văn Hiệp, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

- Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản - Phòng và trị một số bệnh cho lợn nái sinh sản

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện

- Tình hình chăn nuôi lợn tại trại Nguyễn Văn Hiệp, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong 3 năm (2017 - 2019).

- Cơ cấu của đàn nái sinh sản tại trại. - Tình hình sinh sản của lợn nái tại trại. - Biện pháp vệ sinh phòng bệnh.

- Lịch tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái tại trại. - Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái của trại

- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái của trại

3.4.2. Phương pháp thực hiện

Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại thông qua việc hỏi ý kiến của cán bộ quản ký, công nhân viên của trại và qua sổ sách theo dõi của trại, kết hợp với kết quả điều tra thực tế

31

tại trang trại ở thời điểm thực tập. Trên cơ sở đó rút ra nhận xét, đánh giá về tình hình chăn nuôi tại trang trại.

Thực hiện theo quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng của trại.

Thực hiện theo quy trình vệ sinh phòng bệnh và phác đồ điều trị bệnh của trại.

Bảng 3.1: Lịch khử trùng chuồng trại của trại lợn

Thứ Trong chuồng Ngoài chuồng Chuồng nái chửa Chuồng nái đẻ Chuồng cai sữa Chuồng cách ly 2 Phun khử trùng Phun khử trùng Phun khử trùng Phun khử trùng Phun khử trùng toàn bộ khu vực, rắc vôi lối đi và xung quanh chuồng nuôi 2 lần/tuần vào thứ 4 và chủ nhật 3 Xịt gầm và xả vôi Xịt gầm và xả vôi 4 Phun khử trùng Phun khử trùng Phun khửtrùng 5 Xịt gầm và xả vôi 6 Phun khử trùng Phun khửtrùng Phun khử trùng 7 Xịt gầm và xả vôi Xịt gầm và xả vôi Chủ nhật Phun khử trùng Phun khử trùng Phun khử trùng Phun khử trùng 3.4.3. Phương pháp xử lí số liệu - Tỷ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100 ∑ số lợn mắc bệnh

32 - Tỷ lệ lợn khỏi:

Tỷ lệ khỏi (%) = x 100

- Tỷ lệ lợn con được thực hiện thao tác phẫu thuật:

Tỷ lệ thực hiện (%) = x 100 ∑ số con khỏi bệnh

∑ số con điều trị

∑ số con thực hiện phẫu thuật ∑ số lợn con

33

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn Nguyễn Văn Hiệp, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong 3 năm gần đây Bình, tỉnh Thái Nguyên trong 3 năm gần đây

Trong thời gian thực tập em đã tìm hiểu và thu thập được một số thông tin về tình hình chăn nuôi lợn tại trại qua 3 năm từ (2018 - 2020) và được trình bày cụ thể trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong 3 năm (2018 - 2020)

STT Loại lợn ĐVT 2018 2019 2020

1 Lợn đực giống Con 12 9 7

2 Lợn nái sinh sản Con 645 452 403

3 Lợn con sinh ra Con 22213 15566 12538

4 Lợn con cai sữa Con 20907 14659 11026

5 Tỷ lệ nuôi sống % % 94,12 94,17 87,94 (Nguồn: Bộ phận thống kê của trại Nguyễn Văn Hiệp)

Số liệu bảng 4.1 cho thấy: số lượng lợn của trang trại đang dần đi xuống. Tỷ lệ nuôi sống của lợn qua các năm đã giảm dần: năm 2018 là 94,12%, năm 2019 là 94,17% và năm 2020 giảm xuống 87,94%. Tổng số lượng con sinh ra của năm 2018 là 22213 con, năm 2019 là 15566 con và đến tháng 11 năm 2020 đạt 12538con. Số lượng lợn con cai sữa của năm 2018 là 20907 con, năm 2019 là 14659 con và tháng 11 năm 2020 đạt 11026 con.

34

4.2. Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản

4.2.1. Kết quả thực hiện quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn

Trong quá trình thực tập, em đã được kỹ thuật trại hướng dẫn về quá trình chăm sóc cho đàn lợn nái nuôi tại trại. Trong đó có quá trình điều chỉnh lượng thức ăn cho lợn nái từng giai đoạn khác nhau và được thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Khẩu phần ăn cho đàn lợn tại trại

Đối tượng Giai đoạn Chế độ ăn/ngày (kg)

Lợn nái mang thai

Từ ngày 0 – 21 2-2,5

Từ ngày 22 – 84 2,3-2,6

Từ ngày 85 – 110 3,0-3,5 Giảm thức ăn trước đẻ 4 ngày (0,5kg/con/ngày)

Lợn nái nuôi con 28 ngày

Ngày đầu tiên 1,0

Ngày thứ 2 sau đẻ 3,0

Ngày thứ 3 sau đẻ 4,0

Ngày thứ 4 sau đẻ 5,0

Ngày thứ 5 sau đẻ 6,0

Ngày thứ 6 trở đi 6,5

Ngày cai sữa 0

Lợn nái chờ phối Từ ngày 1 - 5 3,0 Lợn con theo mẹ Tập ăn từ 4 ngày tuổi 0,02

* Đối với lợn nái nuôi con được cho ăn thức ăn loại 967 và được điều chỉnh như sau:

- Trước ngày đẻ dự kiến 4 ngày thực hiện giảm thức ăn từ từ ,mỗi ngày giảm 0,5 kg.

- Ngày đẻ cho ăn 0,5-1 kg/2 bữa/ngày. Ngày thứ 2 sau đẻ dần tăng thức ăn, mỗi ngày tăng 1kg/ngày và tăng dần đến 6,5kg/con/ngày, chia làm 3 bữa.

35

Nếu nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lên so với những con khác.

* Chăm sóc lợn nái trước khi đẻ:

Trước khi đẻ 5 – 7 ngày cần đảm một số điều kiện sau: - Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

- Tắm sát trùng cho lợn nái.

- Cung cấp nước đầy đủ cho lợn nái.

- Điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng từ 25 - 28 ºC là thích hợp nhất.

4.2.2. Kết quả theo dõi khả năng sinh sản của lợn nái nuôi tại trại

Trong thời gian thực tập, em đã trực tiếp chăm sóc cho đàn nái đẻ được chuyển từ chuồng nái chửa lên. Trong thời gian này, em được trực tiếp theo dõi, chăm sóc đàn lợn nái sinh sản. Kết quả theo dõi được trình bày ở các bảng sau.

Bảng 4.3. Số lượng lợn trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập (Đơn vị: con) Tháng Nái đẻ, nuôi con Lợn con đẻ ra Lợn con cai sữa Tỷ lệ nuôi sống (%) 6 52 621 574 92,43 7 65 852 794 93,19 8 68 896 800 89,28 9 31 413 345 83,53 10 56 836 667 79,78 11 50 746 609 81,63 Tổng 322 4364 3798 87,03

36

Số liệu bảng 4.2. cho thấy, số lượng lợn nái và số lượng lợn con mà em trực tiếp chăm sóc trong 6 tháng là 322 con, đây là những lợn nái chửa ở giai đoạn cuối 100 - 114 ngày, đã được chuyển lên chuồng nái đẻ để chờ đẻ và tập làm quen với chuồng đẻ. Khi lợn chuyển lên chuồng đẻ thì thẻ nái được gắn vào mỗi bảng cám đầu ô chuồng, ghi ngày đẻ dự kiến, ghi bảng cám để tiện cho ăn và chuẩn bị đỡ đẻ.

Trong quá trình nuôi dưỡng từ sau khi đẻ đến 21 ngày số lượng lợn con cai sữa ở tháng 6 và tháng 7 khá cao. Từ tháng 8 đến tháng 11 số lượng lợn con cai sữa giảm dần. Tại trại, trong 6 tháng theo dõi em thấy lợn con có tỉ lệ sống cao nhất là 93,19% vào tháng 6 và thấp nhất là 79,78% vào tháng 10, vì tháng 10 có sự thay đổi công nhân, người mới chưa quen việc, nhiều lợn con sinh ra quá yếu và còi, thời tiết thay đổi nên ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn lợn con. Để có tỷ lệ lợn con sống đến cai sữa cao phải chú ý chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, nếu nhiệt độ môi trường thấp phải đưa lợn con vào ô úm, không nên để chuồng và sàn chuồng ẩm ướt để tránh lợn con bị tiêu chảy. Nên cho lợn con tập ăn sớm lúc 4 ngày tuổi để tăng khả năng tăng trọng của lợn. Phải tạo mọi điều kiện thích hợp, tối ưu nhất để lợn con có khả năng phát triển tốt nhất. Vì vậy, trong quá trình nuôi dưỡng cần đảm bảo số lượng công nhân trong dãy chuồng đang đẻ để giảm tỷ lệ chết do lợn mẹ đè, đó là 2 người trên 1 dãy chuồng khoảng 60 nái đang đẻ. Trong quá trình đỡ đẻ, thiến, mổ hecni phải đảm bảo sát trùng đúng kỹ thuật. Tuân thủ đúng yêu cầu trên thì chúng ta có thể hạn chế được tỷ lệ lợn con chết, đảm bảo số lượng lợn con xuất bán cao, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

Khi chăm sóc lợn nái bầu giai đoạn 1 tuần trước khi đẻ phải chú ý về khẩu phần ăn của từng con lợn, khi tra cám lợn phải nhìn vào bảng cám của từng con, nếu cho ăn quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng tới bào thai.

37

Hàng ngày, ngoài các công việc trên, em còn tham gia vào vệ sinh chuồng trại, sát trùng chuồng nuôi với các công việc cụ thể như sau: rắc vôi ở đường đi và hai bên hành lang để tiêu diệt mầm bệnh, vi khuẩn. Vệ sinh máng ăn: khi lau máng ăn của lợn mẹ phải chú ý vét hết cám thừa, lau thật sạch để tránh cám thừa còn trên máng bị thiu, mốc, con mẹ ăn phải sẽ ảnh hưởng sức khỏe, nếu lợn bầu ăn phải thức ăn mốc, ôi thiu dễ bị sảy thai. Cần quét hành lang hàng ngày để giữ chuồng trại sạch sẽ hơn, xả nước vôi vào gầm để tránh mùi hôi bốc lên và mầm bệnh xâm nhập.

4.2.3. Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con

Trong thời gian thực tập tại trại, em vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái vừa được học và làm một số các thao tác trên lợn con như đỡ lợn đẻ, mài nanh, thiến lợn đực.

* Đỡ đẻ lợn con: Kỹ thuật đỡ đẻ cho lợn con được em thực hiện như sau: - Sau khi lợn mẹ đẻ, lấy lợn con từ trong chuồng ra.

- Vuốt hết dịch vùng đầu và mặt; vỗ nhẹ vào thân để kích thích hô hấp. - Vuốt hết màng bọc và nhớt ở phần thân và chân lợn; dùng khăn lau khô người lợn đồng thời rắc bột lăn để lợn con nhanh khô và ấm cơ thể .

- Cho lợn con vào lồng úm tº = 33 - 35ºC

- Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ, lót thảm cho lợn con ra bú.

- Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.

* Thao tác mài nanh, cắt đuôi và tiêm chế phẩm Dufamox cho lợn con: Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt hơn, cứng cáp hơn sẽ được tiến hành mài nanh, cắt đuôi, tiêm chế phẩm Dufamox với liều lượng 0,2 ml/con.

* Thiến lợn đực: Đối với lợn đực nuôi thịt ta cần thiến càng sớm càng tốt. Thông thường trong chăn nuôi lợn nái sinh sản người ta thường thiến lợn

38

vào 7 - 10 ngày tuổi. Nhưng thực tế trại thực hiện thiến lợn đực vào ngày thứ 5 sau khi sinh.

Trước khi thiến lợn đực cần chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bông gòn, khăn vải sạch, xi - lanh tiêm và thuốc kháng sinh Dufamox (hoặc Pendistrep L.A.), chế phẩm Iron Dextran 20% Plus, thuốc cầu trùng polycoc sol.

Thao tác: Đầu tiên là tiêm cho lợn con 0,2ml/con kháng sinh Dufamox L.A. (hoặc Pendistrep L.A.), 1ml/con chế phẩm Iron Dextran 20% Plus và cho uống 1ml thuốc cầu trùng polucoc sol, sau đó người thiến ngồi ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới; một tay nặn sao cho dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn; dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp thừng dịch hoàn vào giật dịch hoàn ra, dùng khăn sạch lau vùng dịch hoàn, bôi cồn vào vị trí thiến.

Kết quả thực hiện một số thao tác trên đàn lợn trong thời gian em thực tập tại chuồng đẻ được thể hiện trong bảng 4.3.

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện thao tác trên đàn lợn con

STT Công việc thực hiện

Số con lợn con sinh ra (con) Số lợn con trực tiếp thực hiện (con) Tỷ lệ (%)

1 Vệ sinh lợn con mới sinh ra 4364 1347 30,87

2 Mài nanh, cắt đuôi 4364 1331 30,50

3 Thiến lợn đực 2546 753 29,58

Trong 4364 lợn con sinh ra, em đã đỡ đẻ 1347 con đạt tỷ lệ 30,87 %; tiến hành mài nanh, mài nanh cắt đuôi 1331 con trong tổng số 4364 con, đạt tỷ lệ

39

Lợn con sau khi đẻ ra nếu nằm trong bọc thì cần xé bọc ngay để tránh lợn con bị ngạt, nếu lợn bị ngạt thì dùng tay vỗ nhẹ vào lưng lợn để kích thích hô hấp hoặc nâng 2 chân trước và 2 chân sau con lợn lại, gập bụng để kích thích hô hấp. Lợn con sau khi đẻ, lau sạch mình thì xoa thêm bột mistral để lợn nhanh khô, giữ ấm và tăng cường sức đề kháng. Lợn con sau khi đẻ 30 phút thì cho bú mẹ, con nhỏ, yếu cho lên bú ở những vú đầu, những con to khỏe hơn cho bú ở những vú sau. Nếu lợn mẹ không cho lợn con bú, cắn con thì buộc chân lợn mẹ, cố định để cho lợn con bú sữa. Lợn con được 4 ngày tuổi thì tiến hành lắp máng tập ăn và cho lợn con tập ăn. Vì lợn con mới sinh nên sức đề kháng yếu với điều kiện môi trường nên cần chú ý thắp bóng sưởi để giữ ấm, tránh các bệnh về hô hấp và phòng ngừa tiêu chảy ở lợn con. Khi đỡ lợn con mới sinh ra xoa thêm bột mistral lên mình lợn và rắc lên sàn chuồng. Em thấy sử dụng bột mistral cho lợn rất tốt, nhất là vào mùa đông,

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn nguyễn văn hiệp xã tân kim, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)