PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn tại trại
4.5.1. Tình hình mắc bệnh và điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản
Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy,
44
hàng ngày em và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm và tiến hành điều trị.
- Quy trình đỡ đẻ cho lợn nái của trại:
Chuẩn bị lồng úm: Chuẩn bị bao khâu lồng úm, bao khâu lồng úm phải được nhúng nước sát trùng, giặt sạch, phơi khơ, sau đó khâu lồng úm.
Chuẩn bị đỡ đẻ: Với lợn mẹ cần vệ sinh âm hộ và mông cho sạch sẽ, vệ sinh sàn chuồng, chuẩn bị thảm lót và lồng úm, chuẩn bị bóng điện úm cho lợn con, chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ như: Vải mềm khô, sạch, cồn iod để sát trùng, kéo để cắt dây rốn, chỉ để buộc dây rốn.
Kỹ thuật đỡ đẻ:
+ Một tay cầm chắc lợn, một tay dùng khăn khơ lau sạch dịch nhờn ở mồm, mũi và tồn thân cho lợn để lợn hô hấp thuận lợi.
+ Cắt rốn: Thắt dây rốn ở vị trí cách cuống rốn 3 cm, dùng kéo cắt phần bên ngoài nút thắt một đoạn bằng 1/2 bên trong nút buộc khoảng 1,5 cm. Sát trùng dây rốn và vùng cuống rốn bằng cồn iod.
+ Cho lợn con vào lồng úm với nhiệt độ thích hợp 33 - 35 ºC.
+ Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ, lót thảm cho lợn con ra bú.
+ Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú. Khơng can thiệp khi q trình đẻ của lợn nái diễn ra bình thường, chỉ can thiệp khi lợn mẹ rặn đẻ lâu và khó khăn.
Thuốc sử dụng cho lợn đẻ + Sử dụng oxytocin
Với lợn đẻ bình thường khơng phải tiêm oxytocin. Lợn lứa 5 - 6 trở lên tiêm tùy trường hợp. Nếu trong quá trình đẻ lợn mẹ kiệt sức, rặn kém, khi đẻ được 5 - 6 con trở lên thì cho phép tiêm oxytocin. Lợn hậu bị sức khỏe yếu, lợn sức khỏe yếu, lợn già tiêm tùy trường hợp. Liều lượng: 2 ml/con.
45
+ Tiêm 10 ml/100 kg TT Hitamox LA+ 10 ml/100 kg TT Calmaphos trong 2 ngày.
* Chẩn đoán và phác đồ điều trị một số bệnh sản khoa tại trại:
Bệnh viêm tử cung
- Triệu chứng: Lợn đẻ 2 - 3 ngày, sốt nhẹ, giảm ăn hay bỏ ăn, có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục hoặc màu phớt vàng.
- Chẩn đoán: Bệnh viêm tử cung ở lợn nái. - Điều trị: Dùng các loại thuốc sau để điều trị
+ Nước muối sinh lý thụt rửa 2 lần/ngày, tiêm oxytocin 2 ml/con, 2 ngày liên tục. Dùng oxytocin để tăng cường co bóp cơ trơn tử cung, giúp đẩy nhau thai, sản dịch ra ngoài nhanh hơn.
+ Dufamox LA: 10 ml/100 kg TT + Analgil C: 1 ml/10 kg TT
+ Oxytocin: 2ml/con
Tiêm bắp, điều trị trong 3 ngày.
Bệnh viêm vú
- Triệu chứng: Bệnh xảy ra sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có con đến một tháng. Viêm vú thường xuất hiện ở một vài vú nhưng đôi khi cũng lan ra tồn bộ các vú, vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy hơi nóng, hơi cứng, ấn vào lợn nái có phản ứng đau. Lợn nái giảm ăn, nếu bị nặng thì bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao 40,5 - 42 ºC kéo dài trong suốt thời gian viêm. Sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú. Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa lỗng, trong sữa có cặn hoặc cục sữa vón lại, có mủ đơi khi có máu. Lợn con thiếu sữa kêu la, chạy vòng quanh mẹ đòi bú, lợn con ỉa chảy, xù lông, gầy nhanh, tỷ lệ chết cao từ 30 - 100 %.
- Điều trị: Dùng các thuốc sau để điều trị + Tiêm 10 ml/100 kg TT Dufamox LA
46 + Enzaprost T: 2ml/con
Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày
Bệnh sót nhau
- Triệu chứng: Con vật đứng nằm khơng n, nhiệt độ hơi tăng, thích uống nước, sản dịch chảy ra màu nâu.
- Điều trị: Tiêm oxytocin dưới da để kích thích co bóp tử cung cho nhau cịn sót lại đẩy ra ngoài hết. Sau khi nhau thai ra dùng nước muối sinh lý 0,9 % để rửa tử cung trong ba ngày liên tục. Tiêm kháng sinh đề phòng viêm nhiễm.
+ Oxytocin: 2 ml/con
+ Dufamox LA 10 ml/100 kg TT.
Bệnh khó đẻ
- Một số biểu hiện lợn đẻ khó:
+ Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại khơng có biểu hiện rặn đẻ.
+ Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh, đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do trọng lượng lợn con quá to hoặc do ngôi thai bị ngược nên khơng ra ngồi được.
+ Mắt của lợn mẹ trở nên rất đỏ do quá trình rặn đẻ liên tục.
+ Lợn mẹ trở nên kiệt sức, thở nhanh, yếu ớt do quá trình rặn đẻ nhiều nên kiệt sức.
- Cách can thiệp lợn đẻ khó:
+ Dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn. Sát trùng tay, bôi gel bôi trơn.
+ Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài. Biểu hiện triệu chứng của một số bệnh sản khoa trên lợn nái tại trại được trình bày tại bảng 4.9.
47
Bảng 4.9. Bảng biểu hiên triệu chứng của bệnh sản khoa trên lợn nái
Bệnh Số con theo dõi (con) Biểu hiện Sốt Dịch chảy ra từ âm hộ Bỏ ăn Viêm tử cung 12 Lợn đẻ sau 2-3 ngày sốt nhẹ Có dịch màu trắng đục và mùi hơi tanh
Ăn rất ít hoặc khơng ăn
Viêm vú 2 Sốt cao kéo dài
Khơng có dịch. Bầu vú sưng đỏ, hơi nóng
Kém ăn hoặc bỏ ăn
Sót nhau 6 Sốt cao liên tục trong 1-2 ngày
Có dịch màu
nâu chảy ra Bỏ ăn
Đẻ khó 9 Sốt nhẹ Cong đuôi rặn nhiều, về sau kiệt sức Kém ăn hoặc bỏ ăn