PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, bệnh do Leucocytozoon gây ra đã xuất hiện ở một số tỉnh trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam, đã có nhiều nghiên cứu về bệnh này nhưng chủ yếu là trên gà.
Hoàng Thạch (2004) [12] đã báo cáo tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon là
18,16% dựa trên việc xét kiểm tra 578 mẫu máu gà trong 2 năm 2002 và 2003. Nhưng sau đó, bệnh đã khơng được điều tra và nghiên cứu đầy đủ về các lĩnh vực: dịch tễ học, bệnh học và các biện pháp phòng trị bệnh. Hiện nay ở các tỉnh trung du, các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có gia cầm bị bệnh và chết có biểu hiện lâm sàng giống như bệnh
Leucocytozoonosis đó là: thiếu máu cấp, viêm đường hơ hấp, tiêu chảy phân
xanh vàng và chết với tỷ lệ cao mặc dù đã dùng kháng sinh để trị. Bệnh có tỷ lệ chết cao từ 30 – 70% (Hoàng Thạch, 2004) [12] Thời điểm xuất hiện bệnh ở các địa phương thường vào mùa hè và mùa thu khi các loài dĩn phát triển mạnh. Dĩn (ruồi đen) là vật chủ trung gian hút máu và truyền mầm bệnh. Tuy nhiên việc chẩn đoán chưa hướng vào việc tìm các đơn bào Leucocytozoon spp. Cần nói thêm rằng các chuyên gia ký sinh trùng trong và ngoài nước đã
phát hiện được 11 loài Leucocytozoon ký sinh ở chim hoang dã các tỉnh phía Bắc nước ta. Gần đây bệnh cịn phát hiện trên đàn gà thả vườn tại thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Hồng Thạch (2004) [12], các cơ quan nội tạng nếu nhiễm
Leucocytozoon ở cường độ nhẹ thì chưa thấy biến đổi gì, nhưng nếu nhiễm
vừa và nặng (3 – 6 ký sinh trùng trên 1 vi trường) thì xuất hiện sự thối hố, biến màu, thậm chí hoại tử từng đám nhỏ, nếu kéo dài thì tăng sinh, làm giảm chức năng hoạt động hoặc bị phá hoại, rõ nhất là gan và lách. Lâm Thị Thu Hương và cs. (2005) [3], cho biết: tần suất xuất hiện các nang Leucocytozoon trên một số cơ quan phủ tạng tương ứng: cơ là 96,22%, phổi là 92,45%, thận là 86,80%, gan là 81,13%.
Lê Đức Quyết và cs. (2009) [11] cho biết: tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tuổi gia cầm, giống, địa hình, vùng sinh thái, phương thức chăn nuôi… Kết quả nghiên cứu của tác giả về Leucocytozoon ở gà tại một số tỉnh Nam Trung Bộ như sau: Tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon chung là 13,29%, cụ thể ở Phú Yên tỷ lệ nhiễm là 20%, Bình Định 9,54%, Khánh Hồ 12,04%. Tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon cao ở vùng núi (27,34%) và thấp ở vùng đồng bằng (12,46%). Tỷ lệ lưu hành Leucocytozoon ở gà địa phương
Bằng phương pháp nhuộm giemsa và định loại đơn bào Leucocytozoon
ký sinh trên đàn gà ở một số tỉnh Nam Trung Bộ (căn cứ vào hình thái, vị trí, mầu sắc, kích thước của các giao tử gametocyte ký sinh trong máu gà), tác giả cũng đã xác định có 2 lồi ký sinh trên đàn gà là L. caullergyi và L. sabrazesi. Khi khảo sát tình hình nhiễm ký sinh trùng đường máu trên gà thịt tại hai tỉnh Vĩnh Long và Sóc Trăng, Nguyễn Hữu Hưng (2011) [2] cho biết: Gà nuôi theo kiểu chuồng hở tỷ lệ nhiễm cao hơn so với kiểu chuồng kín.
Dương Thị Hồng Duyên và Nguyễn Thị Kim Lan (2011) [1] cho biết: gà bị bệnh Leucocytozoon có bệnh tích chủ yếu là: xuất huyết gan, lách, thận,
phổi, cơ; gan, thận và lách sưng to có thể gấp 2 – 3 lần so với bình thường. Tỷ lệ cơ quan có Leucocytozoon ký sinh biến động từ 17,39% – 78,26%.
PHý s3
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU