Tải trọng động đất theo tiêu chuẩn qui định

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu TÍNH TOÁN kết cấu CAO TẦNG bê TÔNG cốt THÉP CHỊU tác ĐỘNG ĐỘNG đất THEO TIÊU CHUẨN mỹ ASCE 7 05IBC 2006 (Trang 26 - 28)

Theo tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng TCXD 198:1997, đối với những công trình nhà cao tầng (theo qui định từ 9 tầng trở lên) trong thiết kế xây dựng, nhà thầu ngoài việc tính toán tải trọng tĩnh tải, hoạt tải (tải trọng đứng) còn phải tính toán 2 loại tải trọng rất cùng quan trọng là tải trọng gió và tải trọng động đất (tải trọng ngang) vì đối với kết cấu cao tầng thì ảnh hưởng của tải trọng ngang được xem là nổi trội hơn so với tải trọng tác dụng theo phương thẳng đứng.

Đây được xem như là một trong những yêu cầu bắt buộc khi thiết kế các công trình cao tầng. Do đó, bất kỳ công trình xây dựng nào nằm ở vùng có phân vùng tác động gió thì phải tính toán tải trọng gió, phân vùng về động đất thì phải tính toán tải trọng động đất.

Trong hội thảo về nguy cơ động đất tại Việt Nam ngày 12/3/2009 tổ chức tại Hà Nội đã nêu rõ, lãnh thổ Việt Nam thuộc vị trí địa lý có kiến tạo địa chất phức tạp, tuy không nằm trên các vành đai động đất – núi lửa hoạt động nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ động đất cao và trên thực tế động đất vẫn thường xuyên xẩy ra tại Việt Nam.

Theo đó các vùng có nguy cơ xẩy ra động đất từ 6,0 – 7,0 độ Richter ở Việt Nam gồm: đới đứt gãy trên hệ thống sông Hồng, sông Chảy; đới đứt gãy Lai Châu, Điện Biên; đới sông Mã, Sơn La, sông Đà; đới Cao Bằng, Tiên Yên; đới Rào Nậy – sông Cả; đới Ddarkrong – Huế; đới Trường Sơn; đới sông Ba; đới ven biển miền Trung … Ngoài những vùng này, trên lãnh thổ Việt Nam còn có khoảng 30 khu vực có nguy cơ động đất với cường độ xấp xỉ 5,0 độ Richter.

Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trong vài năm trở lại đây cũng đã bị ảnh hưởng dư chấn rõ rệt do động đất ở Trung Quốc và ngoài biển Đông gây ra.

Riêng Hà Nội, Viện KH-CN & Kinh tế Xây dựng đã thực hiện đề tài phân nhỏ vùng động đất cho từng khu vực, trong đó có việc lập bản đồ trên cơ sở phân tích các trận động đất tiêu biểu, lập tần suất lặp lại ở các vùng khác nhau trên địa bàn Hà Nội và lân cận. Dự đoán Hà Nội có thể xẩy ra động đất mạnh tới cấp 6,1 – 6,5 độ Richter, ở độ sâu 15 – 20 km, liên quan đến hoạt động của các đứt gãy sông

Hồng, sông Chảy. Các tài liệu lịch sử cho thấy, động đất mạnh cấp 7 – 8 đã từng xảy ra tại Hà Nội và các năm 1276, 1278, 1285.

Theo bản đồ phân vùng nhỏ động đất, địa bàn Hà Nội được chia thành 3 khu vực tương ứng với 3 loại nền đất. Khu vực có khả năng động đất cấp 7 (thang MSK 64) phân bố rải rác ở địa phận huyện Đông Anh, phần lớn khu vực Đông Bắc huyện Từ Liêm, Thủ Lệ, Liễu Giai, Vạn Phúc (quận Ba Đình), Thịnh Hào (quận Đống Đa). Khu vực có khả năng động đất cấp 8 chiếm phần lớn địa bàn Hà Nội, gồm các huyện Đông Anh, phía Nam huyện Từ Liêm, một phần huyện Thanh Trì, các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, phía Nam quận Đống Đa, Nam sông Hồng và Đông Bắc Hồ Tây. Khu vực có khả năng động đất cấp 8-9 ở phía Nam thành phố thuộc huyện Thanh Trì.

Chống động đất (kháng chấn) là một trong những yếu tố rất quan trọng và được yêu cầu bắt buộc trước khi xây dựng các công trình cao tầng. Tùy từng loại công trình để phân cấp từng mức độ kháng chấn khác nhau.

Với kết quả nghiên cứu này đã khẳng định: thiết kế kháng chấn cho các công trình nằm trong vùng chịu ảnh hưởng động đất ở Việt Nam là cần thiết.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu TÍNH TOÁN kết cấu CAO TẦNG bê TÔNG cốt THÉP CHỊU tác ĐỘNG ĐỘNG đất THEO TIÊU CHUẨN mỹ ASCE 7 05IBC 2006 (Trang 26 - 28)