Từ những lý thuyết tính toán trên tác giả có một số nhận xét như sau:
Thông thường các tiêu chuẩn đều cho phép tính toán tải trọng động đất theo một trong các phương pháp trên tùy thuộc vào:
Lựa chọn theo tính đều đặn của công trình
Tính đều đặn Được phép đơn giản hoá
Trong mặt bằng Trên chiều cao Mô hình Phân tích đàn hồi phi tuyến
Có Có Phẳng Tĩnh lực ngang tương đương
Có Không Phẳng Dạng dao động
Không Có Không gian Tĩnh lực ngang tương đương Không Không Không gian Dạng dao động
- Vùng động đất: Với mỗi một loại tiêu chuẩn thì quy định về vùng động đất khác nhau. Tiêu chuẩn TCXDVN 375:2006 sử dụng đầu vào là đỉnh gia tốc nền tham chiếu chu kỳ lặp 500 năm trên nền loại A. Trong khi đó IBC 2006/ASCE7-05 sử dụng phân vùng động đất với các phổ phản ứng gia tốc chu kỳ ngắn 0,2s và chu kỳ dài 1s trên nền đá loại B chu kỳ lặp 2500 năm. Chính vì thế, mục tiêu của luận văn này là việc tính toán nhà cao tầng chịu động đất theo TCXDVN 375:2006 và IBC 2006/ASCE7-05 như thế nào khi áp dụng đầu vào động đất là đỉnh gia tốc nền agR của Việt Nam.
- TCXDVN 375:2006 chỉ thích hợp với các công trình có chu kỳ giao động dưới 4s. tiêu chuẩn UBC97, IBC/ASCE 7-05 có thể tính toán cho công trình đến 10s (nhà cao hơn 40 tầng)....
- Các loại đất nền: Loại đất nền sẽ ảnh hưởng đến cách tính toán đường cong phổ phản ứng. Với mỗi loại nền người ta xây dựng một dạng đường cong phổ phản ứng để áp dụng khi tính toán tải trọng động đất.
- Số lượng dao động tham gia vào tính toán tải trọng động đất: Đối với phương pháp tĩnh lực ngang tương đương là chu kỳ dao
động cơ bản T1, còn đối với phương pháp phổ phản ứng thì tùy theo các tiêu chuẩn mà lấy số lượng các dạng dao động khác nhau.
- Hệ số tầm quan trọng: Phụ thuộc vào mức độ quan trọng của công trình do cấp có thẩm quyền quy định.
- Hệ số ứng xử (hay hệ số giảm cường độ) của kết cấu: là hệ số khi tính đến sự làm việc đàn dẻo của kết cấu. Hệ số này phụ thuộc vào tính chất của dạng kết cấu, mỗi loại tiêu chuẩn có một quy định khác nhau.
- Độ cản nhớt chuẩn hóa của kết cấu là một thông số phụ thuộc vào dạng vật liệu kết cấu, để chuẩn hóa các đường cong phổ phản ứng, trong tiêu chuẩn đưa ra độ cản dao động là 5%.
- Phân phối lực động đất theo chiều cao: Tiêu chuẩn Mỹ thích hợp với nhà cao tầng hơn so với EN 1998-1:2004 vì cho phép sử dụng phân bố hàm số mũ đối với nhà cao từ 20, 25 tầng trở lên.
- Tổ hợp tải trọng động đất theo các dạng dao động có thể tổ hợp theo phương pháp SRSS hoặc CQC.
CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN KẾT CẤU CAO TẦNG BÊ TÔNG CỐT THÉP THEO ASCE/SEI 7-05
3.1. CHUYỂN ĐỔI ĐỈNH GIA TỐC NỀN PGA CỦA VIỆT NAM SANG GIA TỐCCỰC ĐẠI ĐỘNG ĐẤT MCE CỦA ASCE/SEI 7-05.