Phát triển cơ sở hạ tầng, điểm đến mới thu hút khách du lịch
Ngành du lịch tiếp tục đầu tư vào hạ tầng du lịch, phát triển nhiều điểm đến mới, mở rộng không gian phát triển, kết nối nhiều đường bay mới cũng như hệ thống sân bay, cảng biển, đường sắt, đường cao tốc;... tăng cường khả năng kết nối thuận tiện các điểm đến của Việt Nam với thị trường thế giới để tiếp tục gia tăng lượng khách du lịch; khuyến khích đầu tư tư nhân và hợp tác công tư đối với các dự án phát triển có tầm nhìn, đẳng cấp quốc tế, có sức hút, điểm nhấn, thu hút vồn đầu tư về du lịch.
Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, điểm đến du lịch
Ngành du lịch cần tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ du lịch nhằm thu hút khách du lịch chất lượng cao, quay lại nhiều lần, lưu trú dài ngày, trải nghiệm nhiều, chi tiêu cao nhằm thu hút khách du lịch chất lượng cao, quay lại nhiều lần, lưu trú dài ngày, trải nghiệm nhiều, chi tiêu cao.
Bên cạnh đó, bổ sung những trải nghiệm mới cho du khách, không chỉ dừng lại ở cơ sở lưu trú, và ‘phân bố lại’ đầu tư cho du lịch hướng tới những điểm đến đa dạng, phi truyền thống. Trên toàn thế giới, du khách đang cá nhân hóa những chuyến đi của mình bằng việc thám hiểm điểm đến. Chi tiêu trong ngành đang dần chuyển trọng tâm từ chi tiêu cho lưu trú sang
29 29 29
chi tiêu cho hoạt động và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, ngân sách dành cho lưu trú của du khách trong nước đã giảm dần trong vài năm trở lại đây, từ 23% năm 2011 xuống còn xấp xỉ 15% năm 2019. Thay vì chi cho phòng nghỉ hạng sang, du khách đang dành tiền cho những trải nghiệm. Nhiều du khách còn đặt chỗ cho các hoạt động trước cả khi lên đường. Điều đó cho thấy trải nghiệm tại điểm đến có ảnh hưởng lớn hơn đối với quyết định của du khách. Nhiều hoạt động mạo hiểm như khám phá hang động, đi bộ vùng cao, nghỉ dưỡng trên những trên đảo tách biệt, thể thao dưới nước, và hội chợ ẩm thực đã trở thành những lý do đầu tiên thu hút du khách đến với một điểm du lịch. Coi trọng truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch
Sở du lịch cần xây dựng những chương trình, sự kiện để kích cầu du lịch trong trạng thái bình thường mới. Cùng với đó, Tổng cục du lịch nên nhanh chóng triển khai thí điểm thành lấp Văn phòng xúc tiến du lịch Quốc gia. Xây dựng các chương trình truyền thông tấn công vào những thị trường quốc tế cụ thể, giàu tiềm năng để thu hút lại lượng khách quốc tế đến Việt Nam.
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho tương lai
Xây dựng, đổi mới quy trình đào tạo nhân lực, quy trình tuyển dụng nhân lực nhằm hướng đến một nguồn nhân lực chất lượng hơn là một điều cần thiết cho mọi doanh nghiệp. Các cơ sở đào tạo cũng cần đảm bảo tính chính xác, luôn cập dần tình hình du lịch mới nhất, xác định được hướng đi rõ ràng cho nguồn nhân lực tương lai ngay khi còn đang đi học. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú cần phải đảm bảo an toàn cho du khách trong thời điểm dịch bệnh vẫn diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay. Các biện pháp phòng chống dịch, phải đảm bảo theo yêu cầu của Bộ Thể Thao Văn Hóa và Du Lịch và Bộ Y Tế. Không những vậy, các nhân viên của cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú phải được tiêm phòng vaccine Covid-19 vì phải bảo vệ được sức khỏe của mình thì mới có thể bảo vệ được sức khỏe của khách hàng. Sự chuyên nghiệp trong công tác phòng chống dịch bệnh sẽ là một điểm cộng trong lòng khách hàng khi tới sử dụng dịch vụ lưu trú của doanh nghiệp. Phát
triển du lịch phải kèm theo giữ gìn văn hoá, tài nguyên môi trường
Thực hiện bảo tồn văn hóa, bảo vệ tài nguyên gìn giữ môi trường để duy trì sức hấp dẫn của điểm đến; Các cơ sở ban ngành cần kiểm soát chặt chẽ quá trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư phát triển để kiên quyết loại bỏ những dự án có tầm nhìn ngắn hạn, kém sáng tạo, không thân thiện môi trường, không tôn trọng giá trị văn hóa, giá trị truyền thống địa phương.
30 30 30
Kích cầu, mở cửa du lịch phải song hành với an toàn phòng chống dịch
Các giải pháp của chính phủ để phục hồi du lịch trong giai đoạn 2022-2023 phải luôn song hành với an toàn phòng dịch COVID-19. Công tác kiểm soát dịch COVID-19 hiệu quả và thích ứng an toàn là điều kiện tiên quyết để mở cửa du lịch an toàn. Điều kiện đón khách du lịch phải bám sát vào tiêu chuẩn về phòng chống dịch. Mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về "thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19".
31 31 31
C. KẾT LUẬN
Cầu dịch vụ lưu trú ở nước ta gồm có: cầu của khách du lịch thuần túy nội địa, cầu của khách du lịch thuần túy quốc tế, cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch công vụ nội địa và cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch công vụ quốc tế. Chúng có những đặc điểm và bị ảnh hưởng bởi các nhân tố sau:
Cầu của khách du lịch thuần túy nội địa ở nước ta có những đặc điểm như: Có sự đa dạng về sự lựa chọn của khách du lịch, co dãn tương đối theo giá dịch vụ, mang tính thời vụ rõ nét, ngoài ra các yếu tố khác như thời tiết khí hậu, phong tục tập quán (lễ hội), sự lan truyền tâm lý cũng tạo nên đặc điểm thời vụ của cầu du lịch. Cầu của khách du lịch thuần túy nội địa ở nước ta bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: độ tuổi, thu nhập, Nhân cách của từng cá nhân, nghề nghiệp, tầng lớp trong xã hội.
Cầu của khách du lịch thuần túy quốc tế ở nước ta có những đặc điểm như: Đa dạng về đối tượng. mục đích và sự lựa chọn loại hình lưu trú, có tính thời vụ, co giãn tương đối theo giá dịch vụ, yêu cầu về chất lượng dịch vụ lưu trú cao hơn và thường phải đạt tiêu chuẩn quốc tế. Cầu của khách du lịch thuần túy quốc tế ở nước ta bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: Nhận thức tâm lý và xã hội về du lịch và giải trí nói chung, đặc điểm nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, tôn giáo, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, thu nhập…), thời tiết, khí hậu, hạn chế xuất nhập cảnh, tỷ giá ngoại tệ, tình trạng chính trị.
Cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch công vụ nội địa ở nước ta có những đặc điểm như: đặc điểm về loại hình, đặc điểm về nguồn khách. Cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch công vụ nội địa ở nước ta bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: cơ cấu và tổ chức hoạt động công nghiệp trong nội địa, mô hình và dung lượng giao dịch thương mại, định mức chi phí của một chuyến đi công tác.
Cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch công vụ quốc tế ở nước ta có những đặc điểm như: Là cầu có chất lượng dịch vụ cao nhất, phụ thuộc vào loại hình cơ sở lưu trú. Cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch công vụ quốc tế ở nước ta bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: Dung lượng giao dịch thương mại giữa các quốc gia, các mối quan hệ chính trị, tỷ giá trao đổi và trình độ tổ chức hoạt động kinh doanh của các công ty đa quốc gia; sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ số.
Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn Kinh tế du lịch của chúng em vẫn còn những hạn chế nhất định. Do đó sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành bài thảo luận này. Mong cô xem và góp ý để bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện hơn.
32 32 32