Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là bệnh viêm đường sinh dục.
Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao.
Smith B.B., Martineau G., Bisaillon A. (1995) [32] và Taylor D.J (1995) [33], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Winson khi mổ khám những lợn vô sinh đã xác định được nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý, viêm vòi tử cung có mủ.
Ở Pháp, nghiên cứu của Pierre Brouillet và Bernard Farouilt (2003) [16] đã cho biết: điều trị bệnh viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó phải được tiến hành sớm và đạt kết quả, xác định nguyên nhân không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn nuôi và có thể dựa vào các kết quả của phòng thí nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các phương pháp điều trị, nhất là về dược lực học và dược động học cho phép đáp ứng tốt hơn cách điều trị.
Trekaxova A.V. (1983) [23] cho biết: chữa bệnh viêm vú cho lợn nái hướng vào việc đưa ra các phương pháp chữa kết hợp. Dùng novocain phong bế phối hợp với điều trị bằng kháng sinh cho kết quả tốt. Để phong bế thần kinh tuyến sữa, tác giả đã dùng dung dịch novocain 0,5% liều từ 30 - 40 ml cho mỗi túi vú. Thuốc tiêm vào mỗi vú bệnh, sâu 8 - 10 cm. Dung dịch novocain còn được bổ sung 100 - 200 ngàn đơn vị penicillin hay kháng sinh khác. Đồng thời, lợn nái còn được tiêm bắp cùng một loại kháng sinh trong novocain này, từ 400 - 600 đơn vị, mỗi ngày 2 - 3 lần.
Theo Preibler. R, Kemper. N (2011) [31], đã nghiên cứu và kết luận: Điều trị bệnh viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó phải được tiến hành sớm và đạt kết quả. Xác định
nguyên nhân không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn nuôi và có thể dựa vào các kết quả của 30 phòng thí nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các phương pháp điều trị, nhất là về dược học cho phép đáp ứng tốt hơn cách điều trị.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Đối tượng
Lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Trại lợn nái Nguyễn Thanh Lịch - Ba Vì - Hà Nội. - Thời gian: Từ ngày 28/5/2020 đến ngày 28/11/2020.
3.3. Nội dung thực hiện
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại Nguyễn Thanh Lịch, Ba Trại, Ba Vì, Hà Nội.
- Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.
- Thực hiện biện pháp chẩn đoán, phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện
3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện
- Cơ cấu đàn lợn tại thời điểm thực tập - Công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại - Công tác phòng bệnh bằng vắc xin cho lợn - Kết quả chẩn đoán lợn bị bệnh
- Kết quả điều trị bệnh cho lợn nuôi tại trại.
3.4.2. Phương pháp thực hiện
3.4.2.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi của trại
Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại.
3.4.2.2. Quy trình vệ sinh chuồng trại hằng ngày
Để đánh giá được tình hình chăn nuôi của trại em đã tiến hành thu thập nguồn thông tin từ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân viên của trại.
Đồng thời tự tìm hiểu và tìm kiếm số liệu từ sổ sách ghi chép của trại trong 2 năm gần đây, kết hợp với theo dõi trực tiếp trên đàn lợn trong thời gian thực tập.
Quy trình vệ sinh chuồng trại hàng ngày được thực hiện theo đúng quy trình của Công ty TNHH C.P Việt Nam.
Bảng 3.1. Lịch sát trùng trại lợn nái Thứ Trong chuồng Ngoài chuồng Ngoài khu vực chăn nuôi Chuồng nái chửa Chuồng đẻ Chuồng cách ly Chủ nhật Phun khử trùng Phun khử trùng Phun khử trùng Phun khử trùng toàn bộ khu vực Phun khử trùng toàn bộ khu vực Thứ 2 Quét vôi hoặc rắc vôi đường đi Phun khử trùng + rắc vôi Phun khử trùng Phun khử trùng toàn bộ khu vực Phun khử trùng toàn bộ khu vực Thứ 3 Phun khử trùng Phun khử trùng + rắc vôi
Quét vôi hoặc rắc vôi đường đi Phun khử trùng toàn bộ khu vực Phun khử trùng toàn bộ khu vực Thứ 4 Xả vôi gầm Phun khử trùng Phun khử trùng Rắc vôi Rắc vôi Thứ 5 Phun ghẻ Phun khử trùng Phun ghẻ Phun khử trùng Phun khử trùng Thứ 6 Phun khử trùng Phun khử trùng + rắc vôi Phun khử trùng Phun khử trùng Phun khử trùng Thứ 7 Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng khu vực Vệ sinh tổng khu vực
3.4.2.3. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái, lợn con tại trại
Hằng ngày, em trực tiếp học hỏi, tham gia cùng với cán bộ kĩ thuật và công nhân tại trang trại kiểm tra và chăm sóc đàn lợn nái sinh sản. Công việc cụ thể như sau:
* Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng
Trong quá trình thực tập tại trang trại, em đã tham gia vệ sinh, chăm sóc nái đẻ, đỡ đẻ, chăm sóc cho lợn con theo mẹ đến cai sữa. Thực hiện quy trình chăm sóc nái chờ đẻ, nái đẻ, đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa như sau:
- Đối với nái chửa:
Lợn nái chửa được nuôi chủ yếu ở chuồng bầu. Hàng ngày vào kiểm tra lợn để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy thức ăn cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt gầm, cuối giờ chiều phải chở phân ra khu xử lý phân.
Theo Trần Thanh Vân và cs. (2017) [27]: Dinh dưỡng lợn nái chửa cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho lợn nái có chửa để đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển của bào thai, nhu cầu duy trì của bản thân lợn mẹ và tích lũy một phần cho sự tiết sữa nuôi con sau này.
Đối với nái chửa từ tuần 1 tuần đến tuần 12 ăn thức ăn 566SF với tiêu chuẩn 2 - 2.5 kg/con/ngày tùy theo thể trạng, cho ăn 1 lần trong ngày. Nái chửa từ tuần 13 đến tuần chửa 14ănthức ăn 567SF với tiêu chuẩn 2,5 - 3 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày. Nái chửa từ tuần 15 trở đi ăn thức ăn 567SF với tiêu chuẩn 3,5 - 4 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.
- Đối với nái đẻ:
Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp, sát trùng và cọ, rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn ăn 3 kg/ngày, chia làm 2 bữa sáng, chiều.
Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 1,5 kg/con/bữa.
Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 1 kg/con/ngày chia làm hai bữa sáng, chiều. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể tăng lượng thức ăn lên 2 kg/con/ngày.
- Đối với đàn lợn con lợn mẹ đến khi cai sữa:
+ Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn, bấm nanh.
+ Lợn con 2 - 3 ngày tuổi được cắt số tai, cắt đuôi và tiêm sắt, cho uống thuốc phòng phân trắng lợn con và tiêu chảy.
+ Lợn con 3 - 4 ngày tuổi cho lợn con uống thuốc phòng cầu trùng. + Lợn con 4 - 5 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực.
+ Lợn con được từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 550 SF.
+ Lợn con được 14 - 18 ngày tuổi tiêm phòng Mycoplasma, Circo.
+ Lợn con được 21 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn con. Thường xuyên theo dõi đàn lợn để điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý, đảm bảo lợn nái nuôi con tốt, không quá béo, không quá gầy. Đối với những lợn nái béo thì giảm khẩu phần 0,2 - 0,5 kg/ngày, còn lợn quá gầy thì tăng thêm 0,2 - 0,5 kg/ ngày, tùy vào thực tế.
Đối với lợn con theo mẹ tiến hành đặt máng tập ăn càng sớm càng tốt, để đảm bảo nhu cầu sinh trưởng của lợn con, kích thích cho bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển, hạn chế hao hụt lợn mẹ. Em tiến hành tập ăn cho lợn con từ lúc 4 - 6 ngày tuổi, sử dụng thức ăn dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng, mùi thơm ngon tương tự sữa, cho ăn làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần cho ít cám để thức ăn lúc nào cũng được thơm ngon, kích thích lợn con ăn nhiều.
Hàng ngày, em tham gia quét dọn chuồng trại, tắm chải cho lợn, tham gia đỡ đẻ, chăm sóc lợn nái đẻ, lợn nái nuôi con.
* Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn con theo mẹ
- Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn.
- Lợn con 1 ngày tuổi được uống kháng sinh Amoxicillin, mài nanh.. - Lợn con 2 - 3 ngày tuổi được cắt số tai và tiêm sắt,cắt đuôi, cho uống kháng sinh Amoxicilin.
- Lợn con 3 - 4 ngày tuổi cho lợn con uống thuốc phòng cầu trùng. - Lợn con 5-7 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực.
- Lợn con được từ 5 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng cám tập ăn - Lợn con 7 ngày tuổi được tiêm phòng suyễn (mycoplasma) - Lợn con được 14 ngày tuổi tiêm circo.
- Lợn con được 19 - 23 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn.
* Tập ăn cho lợn con 5 - 6 ngày tuổi
- Lắp máng tập ăn cho lợn con 5 ngày tuổi, máng được lắp cách xa vòi nước uống .
- Cho một ít thức ăn hỗn hợp GF01 vào máng tập ăn để lợn làm quen dần với thức ăn.
- Sau khi lợn con đã quen và ăn được, tăng dần khẩu phần thức ăn đồng thời trộn kháng sinh Amoxicilin vào.
* Công tác chuẩn bị trước và sau khi đẻ của lợn nái
- Chuẩn bị trước lúc đẻ:
Sau khi cai sữa, lợn mẹ được đưa về chuồng bầu nuôi dưỡng, chờ phối cho lứa sau. Phải tiến hành vệ sinh sát trùng ngăn chuồng đẻ để chuẩn bị cho đàn lợn nái sắp đẻ tiếp theo. Bằng cách thực hiện cọ rửa sạch sẽ , phun khửtrùng, dội vôi chuồng và gầm sàn, để trống chuồng ít nhất 3 ngày sau đó mới đưa lợn chờ đẻ sang. Lợn đưa lên đẻ phải cùng tuần phối và được sắp xếp theo sơ đồ cuốn chiếu từ dưới lên trên, để thuận lợi trong việc đỡ đẻ và chăm sóc quản lý lợn con sơ sinh.
Dựa vào ngày đẻ dự kiến ghi trên thẻ nái để chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ. Trước ngày đẻ, các dụng cụ cần thiết khi đỡ đẻ: panh kẹp , kéo , bông, khăn lau, chỉ buộc rốn, cồn sát trùng, thuốc kích thích phải được chuẩn bị đầy đủ để ở trong chuồng đẻ và phải được sát trùng kỹ lưỡng. Nếu mùa Đông thì dựa theo ngày đẻ dự kiến, lợn nái nào sắp đến ngày đẻ thì tiến hành lau mình, phần vú, phần mông cho sạch sẽ. Dùng nước sạch pha sát trùng loãng. Còn nếu là mùa hè thì tiến hành tắm rửa cho lợn nái và sau đó giữ vệ sinh sạch sẽ cho lợn. Lợn nái trong giai đoạn chờ đẻ giảm dần lượng thức ăn, cho uống nước tự do.
Thường xuyên theo dõi nhiệt độ trong chuồng nuôi mà có biện pháp điều chỉnh quạt thông gió và thắp bóng đèn trong lồng úm lợn con sao cho phù hợp.
* Trực và đỡ lợn đẻ:
Đây là công việc có ý nghĩa rất quan trọng để đảm bảo tỷ lệ sống của lợn con và kịp thời can thiệp, hỗ trợ lợn mẹ trong trường hợp bất thường.
Công tác trực, đỡ đẻ dựa vào việc theo dõi ngày đẻ dự kiến và quan sát biểu hiện của lợn nái. Trước đẻ 3 - 5 ngày vú lợn bắt đầu cương cứng. Trước đẻ 1 - 2 ngày bộ phận sinh dục ngoài dãn lỏng, hai bên gốc đuôi lõm xuống gọi là hiện tượng sụt mông, vắt vú thấy có sữa chảy ra, lợn mẹ đi tìm chỗ nằm, âm hộ chảy nước nhờn, lợn sắp đẻ. Cần phải theo dõi và đỡ đẻ kịp thời. Trước lúc đẻ, tiến hành vệ sinh lại một lần nữa cơ thể lợn mẹ, lau sạch vú, mông, chân bằng nước pha thuốc sát trùng nhẹ. Lau sạch sàn chuồng, chuẩn bị tải lót và bóng đèn đầy đủ.
Lợn bắt đầu đẻ là lúc toàn thân co bóp, lúc này áp lực bên trong tăng cao đẩy thai ra ngoài. Thời gian đẻ kéo dài 1 - 6 giờ, nếu quá 6 giờ mà thai chưa ra thì cần xem xét để có biện pháp tác động kịp thời. Cũng có trường hợp cả màng thai và lợn con cùng ra một lúc thì nhanh chóng xé bọc tránh lợn con chết ngạt. Nếu lợn có hiện tượng ngạt thì hô hấp, vỗ nhẹ vào lưng, cong gập thân lợn để kịp thời cứu. Trong quá trình lợn đẻ nếu lợn mẹ bẩn thì lau cơ thể lợn mẹ bằng nước ấm pha sát trùng nhẹ.
* Đỡ lợn con
Một tay cầm chắc mình lợn con, một tay vuốt dịch nhờn ở miệng, mũi trước để lợn con thở được, sau đó vuốt thân và hai chân sau. Rồi mới dùng khăn bằng vải xô lau sạch cơ thể. Thao tác nhẹ nhàng, khéo léo để lợn con không kêu nhiều và không bị đau. Sau đó lấy chỉ buộc rốn, tại chỗ thắt chỉ thường để lại khoảng 4 - 5 cm. Người đỡ đẻ cần cắt móng tay, rửa sạch tay trước khi đỡ đẻ. Nếu phải can thiệp bằng tay thì rửa tay bằng nước sát trùng nhẹ, rồi bôi dung dịch bôi trơn.
3.4.2.4. Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin
Bảng 3.2. Lịch tiêm phòng cho lợn Loại
lợn
Vắc xin và
hoá dược Tuổi lợn
Phòng bệnh và công dụng Cách dùng Liều lượng (ml/con) Lợn con theo mẹ Nova
Amoxcycol 1 ngày Phòng tiêu chảy Uống 0,0005g/con Nova Fe B12,
Nova Amcoli 2 ngày
Bổ sung Fe, B12,
kháng sinh Tiêm bắp 2 Nova
Amoxcicol 3 ngày Phòng tiêu chảy Uống 0,0005g/con
Mycoplasma 7 ngày Suyễn Tiêm bắp 1
Crico 14 ngày Hội chứng còi
cọc Tiêm bắp 2 Nái sinh sản Bio LHC Chửa 10 tuần Dịch tả Tiêm bắp 2 FMD Chửa 12 tuần LMLM Tiêm bắp 2 PRRS Tháng
3,7,11 Tai xanh Tiêm bắp 2
AD Tháng
4,8,12 Dả dại Tiêm bắp 2
3.4.2.5. Chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái và lợn con tại trại
Để xác định được tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con tại trại, hàng ngày em và cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi, quan sát những biểu hiện của đàn lợn nái thông qua các bước sau:
* Kiểm tra tình trạng ăn uống bằng cách trực tiếp quan sát, theo dõi con vật hàng ngày
- Trạng thái cơ thể bình thường: con vật ăn uống bình thường, vận động