- Bắt đầu bằng việc bán ( H– T)
3.3.3. Địa tô tư bản chủ nghĩa
Trong nông nghiệp, tư liệu sản xuất quan trọng nhất là ruộng đất. Chủ nghĩa tư bản vẫn duy trì chế độ tư hữu về ruộng đất, vì thế muốn kinh doanh trong nông nghiệp thì người kinh doanh phải đi thuê ruộng đất và phải trả tiền thuê đất. Tiền thuê đất được gọi là địa tô (ký hiệu R).
Do độc quyền sở hữu ruộng đất, dẫn đến độc quyền kinh doanh nông nghiệp, vì thế kinh doanh trong nông nghiệp sẽ thu được thặng dư siêu ngạch so với công nghiệp và các ngành khác. Trong điều kiện cạnh tranh tự do, nhà tư bản nông nghiệp không chỉ thu được lợi nhuận bình quân mà còn có thêm phần thặng dư siêu ngạch, phần lợi nhuận siêu ngạch này phải trả cho chủ sở hữu ruộng đất dưới hình thức giá thuê đất (địa tô).
Như vậy địa tô là một phần của giá trị thặng dư nằm ngoài lợi nhuận
bình quân mà các nhà tư bản kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp phải trả cho địa chủ để được ruộng đất trong một thời gian nhất định.
Có hai hình thức cơ bản về địa tô : là địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch. -Địa tô tuyệt đối là địa tô ngang bằng với địa tô trên ruộng đất xấu nhất, nó là phần lợi nhuận siêu ngạch nằm ngoài lợi nhuận bình quân, dù kinh doanh trên ruộng tốt hay xấu đều phải trả tiền thuê đất cho địa chủ. Sở dĩ có địa tô
tuyệt đối vì cấu tạo hữu cơ trong nông nghiệp thấp hơn cấu tạo hữu cơ trong công nghiệp.
-Địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch thu được trên ruộng đất tốt, trung bình và điều kiện tự nhiên thuận lợi. Sở dĩ có địa tô chênh lệch vì chế độ
độc quyền kinh doanh nông nghiệp và giá cả nông sản phẩm được tính theo giá cả sản xuất trên ruộng đất xấu nhất. Địa tô chênh lệch có hai loại:
+ Địa tô chênh lệch 1 là lợi nhuận siêu ngạch thu được trên ruộng đất có
độ mầu mỡ tự nhiên tốt, trung bình hoặc vị trí địa lý thuận lợi (phần này phải
nộp cho chủ sở hữu ruộng đất, được tính trong giá thuê đất).
+ Địa tô chênh lệch 2 là lợi nhuận siêu ngạch thu được do đầu tư cải tạo
đất của tư bản nông nghiệp (phần này trong thời hạn hợp đồng người kinh
doanh ruộng đất được hưởng, hết thời hạn chủ ruộng đất sẽ đưa vào địa tô chênh lệch 1).
Ngoài hai hình thức địa tô cơ bản trên, còn có nhiều hình thức địa tô khác như địa tô độc quyền, địa tô xây dựng, địa tô hầm mỏ.
Địa tô là cơ sở để tính giá cả ruộng đất khi đem bán, bán ruộng đất là bán quyền thu địa tô trên mảnh đất đó. Về nguyên lý giá cả ruộng đất ngang bằng với số tiền nếu gửi vào ngân hàng sẽ thu được lợi tức ngang bằng với mức địa tô trên đất đó.
Công thức :
Lý luận địa tô đã vạch rõ bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp, đồng thời là cơ sở khoa học để xây dựng các chính sách kinh tế liên quan đến đất đai để kết hợp hài hòa các lợi ích.
Chương 4
CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀNTRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG