- Bắt đầu bằng việc bán ( H– T)
6.1.2.2. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Một là, tạo lập những điều kiện có thể thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ. Những điều kiện đó là:
- Thu hút vốn đầu tư và sử dụng có hiệu quả. - Đào tạo nhân lực
- Phát triển khoa học công nghệ - Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước
Hai là, thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội hiện đại.
- Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới, hiện đại. - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay phải gắn liền với phát triển kinh tế tri thức.
Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta phải gắn với kinh tế tri thức, phải tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu công nghệ hiện đại và tri thức mới. Trên cơ sở và thế mạnh của đất nước phát triển mạnh những ngành và sản phẩm có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, qua đó góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả.
Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hữu cơ các yếu tố, các bộ phận hợp thành nền kinh tế trong quá trình tăng trưởng và phát triển của sản xuất xã hội ở một thời gian và không gian nhất định.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phải gắn với sự phát triển của phân công lao động xã hội trong và ngoài nước, từng bước hình thành các ngành, các vùng chuyên môn hóa sản xuất, để phát huy lợi thế so sánh.