Mô hình trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các đơn vị

Một phần của tài liệu 2097-QD-BGTVT-2020 (Trang 35 - 37)

III Nghiệp vụ chỉ đạo điều hành toàn ngành GTVT

7.2.4. Mô hình trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các đơn vị

Giải pháp tin học hóa trao đổi dữ liệu sẽ đa dạng hóa các phương thức trao đổi, tăng cường trao đổi dữ liệu có cấu trúc và hạn chế trao đổi qua phương pháp truyền thống bằng con đường văn bản giấy để đảm bảo dữ liệu có thể xử lý tự động và giảm công sức trong việc nhập liệu và tác vụ thủ công.

Việc đánh giá trao đổi dữ liệu thực hiện tổng thể và phân loại theo các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế, khả năng cấu trúc hóa dữ liệu và năng lực đầu tư, số hóa dữ liệu. Qua đó, mô hình trao đổi dữ liệu sẽ thực hiện qua một số phương án sau:

a) Phương án 1: Trao đổi dữ liệu bằng văn bản điện tử:

Trao đổi dữ liệu bằng văn bản điện tử hiện tại đã được Bộ GTVT thông qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành, tích hợp với Trục Văn bản Bộ GTVT, Trục liên thông văn bản quốc gia. Trong Kiến trúc CPĐT Bộ GTVT 2.0, hệ thống quản lý văn bản và điều hành sẽ cần tiếp tục được nâng cấp mở rộng để đảm bảo các yếu tố liên thông dữ liệu số hóa ngày càng đa dạng và phức tạp hơn.

Mô hình trao đổi dữ liệu bằng văn bản điện tử được thể hiện trong mô hình dưới đây:

Hình 9: Mô hình trao đổi dữ liệu bằng văn bản điện tử

Thông tin trao đổi thực tế vô cùng đa dạng và theo nhiều tình huống khác nhau, vì vậy, việc cấu trúc hóa dữ liệu cần có lộ trình thực hiện theo từng bước. Trao đổi văn bản điện tử vẫn được sử dụng như phương tiện trao đổi thông tin cơ bản nhất. Phương án này được áp dụng cho các loại dữ liệu sau:

- Dữ liệu phi cấu trúc và nửa cấu trúc.

- Dữ liệu không được thường xuyên trao đổi. - Dữ liệu không thể định hình từ trước.

b) Phương án 2: Trao đổi qua việc khai thác dữ liệu dùng chung:

Dữ liệu dùng chung được định nghĩa là dữ liệu được sử dụng bởi từ 2 đơn vị trở lên. Trong phương án này, dữ liệu dùng chung sẽ được lưu trữ trong CSDL dùng chung của Bộ. CSDL dùng chung sẽ được phân cấp cho một cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, vận hành và duy trì, đơn vị phát sinh nguồn dữ liệu sẽ chịu trách nhiệm về giá trị dữ liệu, các đơn vị khác có thể khai thác, sử dụng chung. Điều này làm hạn chế quá trình trao đổi và giảm các tác vụ hành chính trao đổi không cần thiết.

Phương án này áp dụng với các loại dữ liệu sau: - Dữ liệu có cấu trúc.

- Dữ liệu được từ 02 cơ quan, đơn vị trở lên cùng xây dựng và khai thác. - Dữ liệu có tần xuất truy cập lớn.

Hình 10: Mô hình trao đổi dữ liệu qua CSDL dùng chung

c) Phương án 3: Trao đổi qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LSGP):

Trong phương án này, các cơ quan, đơn vị công bố các dịch vụ (công nghệ thông tin) tiếp nhận và cung cấp dữ liệu cho các cơ quan khác khai thác và sử dụng thông qua Nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu (LGSP). Phương án này thường được áp dụng khi có sự trao đổi dữ liệu giữa Bộ GTVT với cơ quan, đơn vị bên ngoài Bộ.

Hình 11: Mô hình trao đổi dữ liệu qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu

Phương án này áp dụng với các loại dữ liệu sau: - Dữ liệu có cấu trúc.

- Dữ liệu phần lớn được duy trì và vận hành bởi một đơn vị. - Dữ liệu đòi hỏi cần phải có các thao tác nghiệp vụ xử lý.

- Dữ liệu có tần xuất truy cập hạn chế và mang tính chuyên ngành cao.

Một phần của tài liệu 2097-QD-BGTVT-2020 (Trang 35 - 37)