PHÂN TÍCH KHOẢNG CÁCH

Một phần của tài liệu 2097-QD-BGTVT-2020 (Trang 100 - 102)

8.1. Đánh giá mức độ phù hợp của Kiến trúc CPĐT Bộ GTVT 2.0 với lộtrình phát triển CNTT chung trình phát triển CNTT chung

Về tầm nhìn kiến trúc, như đã trình bày tại mục II của tài liệu, tầm nhìn Kiến trúc CPĐT Bộ GTVT phiên bản 2.0 được quy hoạch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Kiến trúc CPĐT Bộ GTVT phiên bản 2.0 tham chiếu trên Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam, phiên bản 2.0 đã ban hành; bám sát chiến lược phát triển CPĐT và lộ trình thực hiện chuyển đổi số của Chính phủ; bám sát các chỉ tiêu của Nghị quyết số 17/NQ-CP và phù hợp với Chương trình chuyển đổi số quốc gia; Quyết định số 749/QĐ-TTg về phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến 2025, định hướng đến 2030.

Về mặt quy hoạch, Kiến trúc CPĐT Bộ GTVT phiên bản 2.0 phù hợp với Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam 2.0 và Chương trình chuyển đổi số quốc gia cũng như bám sát Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 30/6/2020 phê duyệt Đề án “Ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành GTVT, tập trung đối với lĩnh vực đường bộ”.

Về mặt công nghệ, Kiến trúc CPĐT Bộ GTVT phiên bản 2.0 được cập nhật về các xu thế phát triển công nghệ mới nhất hiện nay như điện toán đám mây, phân tích và xử lý dữ liệu lớn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, quản trị và khai thác kho dữ liệu…

Như vậy, Kiến trúc CPĐT Bộ GTVT phiên bản 2.0 phù hợp với yêu cầu phát triển chung của quốc gia, Chính phủ và Bộ GTVT trong giai đoạn từ nay đến 2030.

8.2. Phân tích khoảng cách

Những giới hạn có thể gặp phải của Kiến trúc CPĐT Bộ GTVT phiên bản 2.0 đặt trong bối cảnh tương lai có thể đến từ những nguyên nhân sau:

- Sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật, công nghệ dẫn đến những thay đổi về mô hình triển khai ứng dụng, mô hình kết nối liên thông dữ liệu, mô hình quản trị khai thác vận hành, mô hình an ninh an toàn thông tin.

- Công nghệ mới, công cụ mới trong thời đại số làm thay đổi hoàn toàn bản chất quy trình nghiệp vụ hiện tại, dẫn đến hình thành những luồng quy trình mới, ứng dụng nghiệp vụ mới… Từ đó, mô hình chức năng nhiệm vụ, mô hình tổ chức của Bộ GTVT cũng có thể có những thay đổi so với hiện tại.

8.3. Giải pháp

Để hạn chế tối đa những vấn đề có thể gặp phải về khoảng cách giữa kiến trúc hiện tại và tương lai, các giải pháp chính được đề cập bao gồm:

- Kiến trúc là bản quy hoạch CNTT chung của Bộ GTVT, phải luôn luôn bám sát định phướng, lộ trình phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số và kinh tế số của quốc gia nói chung và ngành GTVT nói riêng.

- Mô hình kiến trúc được thiết kế mềm dẻo, có tính mở, đảm bảo yêu cầu kết nối, liên thông dữ liễu và yêu cầu tích hợp với các hệ thống CNTT khác thông qua nền tảng kết nối chia sẻ dữ liệu (LGSP).

- Coi dữ liệu là chìa khóa của việc phát triển Chính phủ số và nền kinh tế số, do đó tập trung vào việc thiết kế kiến trúc dữ liệu mang tính nền tảng, từng bước hình thành kho dữ liệu ngành GTVT và kho dữ liệu Bộ GTVT. Đánh giá quy hoạch dữ liệu

là cơ sở để thực hiện các quy hoạch khác về ứng dụng, hạ tầng kỹ thuật, ATTT sao cho đúng định hướng, đúng lộ trình… Từ đó, tránh được những rủi ro phát sinh trong tương lai, chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân do thiếu hụt về dữ liệu.

- Đặt vai trò của con người (nhân lực) là trung tâm của Kiến trúc, song song với việc phát triển các ứng dụng CNTT theo Kiến trúc 2.0, vấn đề nâng cao năng lực, trình độ và nhận thức của cán bộ CNTT nói riêng và cán bộ công chức, viên chức, người lao động nói chung trong Bộ GTVT là nhiệm vụ quan trọng. Nguồn nhân lực chất lượng cao, trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng sẽ giúp thích ứng nhanh với những biến đổi về xu thế, công nghệ, kĩ thuật… có thể xảy ra trong tương lai.

Một phần của tài liệu 2097-QD-BGTVT-2020 (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w