Bảng 3: Mật độ TCX nuôi thương phẩ mở các mô hình nuôi khác nhau

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU TÔM CÀNG XANH (Trang 26 - 27)

Mô hình nuôi Mật độ nuôi (con/m2) Phương pháp thu hoạch

Nuôi quảng canh cải tiến 7 - 15 Thu tỉa tôm cái sau 4 tháng

Nuôi bán thâm canh 10 - 15 Thu tỉa tôm cái sau 4 tháng

Nuôi luân canh với tôm biển 7 - 20 Thu tỉa tôm cái sau 4 tháng

Nuôi kết hợp ruộng lúa 2 - 6 Thu 1 lần

Nuôi mương vườn 2 - 6 Thu tỉa tôm cái sau 4 tháng

Nuôi tôm vùng ngập lũ 15 - 20 Thu tỉa tôm cái sau 4 tháng Nuôi ghép với cá rô phi và cá

chép 2 - 5 Thu tỉa tôm cái sau 4 tháng

(Nguồn: Báo cáo nhiệm vụ thường xuyên, 2017).

+ Nguồn giống TCX cho nuôi thương phẩm: 80% nguồn tôm giống được nhập từ các tỉnh khác (Viện thủy sản 2, An Giang, Đồng Tháp) và nhập khẩu từ nước ngoài thông qua các cơ sở ương

dưỡng tôm giống; 20% số lượng giống là được sản xuất trong tỉnh.

+ Chăm sóc và quản lý ao nuôi: Chế độ thay nước 15 - 30 ngày/lần, tỷ lệ thay nước dao động từ 20 đến 50%. Độ mặn trong các ruộng nuôi dao động từ 2 - 10‰, trung bình 5,2‰. Nhìn chung, độ mặn trên thuận lợi cho nuôi tôm càng xanh và cũng phù hợp cho việc trồng lúa kết hợp từ giữa vụ nuôi tôm, chủ yếu là giống lúa Một Bụi Đỏ địa phương, vốn có khả năng chịu mặn tốt. Với mật độ nuôi thấp (0,2 - 4 con/m2), người nuôi có thể không cần cho tôm ăn mà chỉ dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên (50% số hộ), 50% số hộ còn lại chỉ cho ăn bổ sung các loại phụ phẩm (khoai, ốc, cá tạp). Theo kết quả khảo sát 60% số hộ nuôi cho biết không phát hiện bệnh trong suốt quá trình nuôi và 40% hộ nuôi phát hiện bệnh trên tôm nhưng đều cho rằng các bệnh này chưa ảnh hưởng nhiều đến năng suất, chủ yếu là một số bệnh như bệnh đóng rong (30% số hộ được phỏng vấn) hay đen mang (8% số hộ) và không phải xử lý hóa chất hay thuốc.

+ Thời gian nuôi TCX: 6 - 8 tháng (trung bình 7,2 tháng), tôm đạt kích cỡ dao động 31,2 - 71,4 g/con (khoảng 32-14 con/kg). Tỷ lệ sống trung bình đạt 18,5%, và năng suất đạt 110 kg/ha/vụ (dao động 50 - 300 kg/ha/vụ).

+ Tình hình bệnh tôm càng xanh: Các bệnh chủ yếu thường gặp như bệnh đóng rong, đen mang, mềm vỏ. Tuy nhiên đây là những bệnh dễ kiểm soát và xử lý nên không gây thiệt hại.

Một số thông số kỹ thuật, kết quả nuôi TCX ở những hình thức nuôi khác nhau ở ĐBSCL được trình bày chi tiết ở Bảng 4.

Bảng 4: Tóm tắt kết quả nuôi tôm càng xanh một số tỉnh tại ĐBSCL (n=60) TT Chỉ tiêu kỹ thuật Kiên Giang Bạc Liêu An Giang Đồng Tháp

1 Diện tích ao nuôi 0,5-1,5 ha 1-3 ha 1-3ha 2.000-5.000m2

2 Hình thức nuôi BTC, Xen canh với sú, tôm chân trắng

QCCT, TC QCCT, Xen

canh BTC

3 Mật độ thả 3-5 con/m2 8-10 con/m2 8-10 con/m2 5-7 con/m2

4 Độ sâu mực nước 0,7-1 m 1,2-2 m 1,2-2 m 1-1,2 m

5 Thời gian thả nuôi (từ lúc

thả đến thu hoạch) 6-8 tháng 6-8 tháng 6-8 tháng 6-8 tháng 6 Sản lượng (kg/ha) 1.500-2.100 1.900-2.500 1.800-2.500 1.100-1.500 7 Chi phí cho vụ nuôi (triệu

đồng/ha/vụ) 157 150-170 140-170 120-150

8 Lợi nhuận của vụ nuôi

(triệu đồng/ha) 300 triệu đồng 330-350 triệu đồng 300-350 triệu đồng 250-300 triệu đồng

9 Tỷ suất lợi nhuận 1,91 2,05 2,01 2

(Nguồn: Khảo sát thực tế, 2019)

Năng suất nuôi TCX thương phẩm phụ thuộc vào hệ thống nuôi, mức độ thâm canh, mật độ thả giống và mức độ đầu tư thức ăn. Năng suất nuôi TCX theo mô hình nuôi được trình bày ở Bảng 5.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU TÔM CÀNG XANH (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w