- Bệnh do vi khuẩn: tôm thường bị bệnh do vi khuẩn như đen mang, cụt râu, sưng đầu, mòn phụ bộ, trong suốt chu kỳ nuôi thương phẩm dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao và năng suất thấp Các
1. Dự báo các tác động của biến đổi khí hậu, các yếu tố môi trường
- Theo Bô TN&MT 2012 kết quả quan trắc các hệ thống sông chính trên cả nước, nhiều chất ô nhiễm trong nước có nồng độ vượt qua quy chuẩn cho phép, dao động từ 1,5 đến 3 lần, chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ đã và đang xảy ra ở nhiều đoạn sông, tập trung ở vùng trung lưu và hạ lưu đặc biệt là hạ lưu các con sông, tình trạng này diễn ra trong nhiều năm. Dự báo trong thời gian tới từ nay đến năm 2020 cùng với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa-hiện đại hóa (CNH- HĐH) phát triển nhanh và mạnh, hướng đến một nước công nghiệp khả năng các con sông vẫn tiếp tục có nguy cơ bị ô nhiễm nặng, trong khi đó nguồn nước ô nhiễm này lại đổ thẳng trực tiếp hệ thống các kênh, mương, ra hệ thống các con sông từ đó đổ thẳng ra ven biển, trong khi đó vùng ven các cửa biển lại là nơi thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng các đối tượng mặn lợ nói chung và nuôi tôm nước lợ nói riêng, đây là nguy cơ vẫn còn nhiều tiềm ẩn đối với ngành nuôi tôm ven biển của Việt Nam trong thời gian tới.
- Số liệu điều tra tài nguyên nước 5 năm gần đây cho thấy, tài nguyên nước mưa trên lãnh thổ Việt Nam ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, thấp hơn khoảng 1%, nguồn nước trong 5 năm gần đây ở hầu hết các con sông đều thấp hơn trung bình nhiều năm từ 9 - 18%, nguồn nước trong một số sông còn thấp hơn trung bình cùng kỳ đến 50 - 60% tùy từng con sông. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra trong thời gian tới sẽ ảnh hưởng rất lớn đến số lượng và chất lượng nguồn nước phục vụ nhu cầu phát triển nuôi tôm vùng ven biển trong thời gian tới. Đặc biệt là khu vực ĐBSCL nằm ở hạ nguồn nên hơn 60% lưu lượng nước phụ thuộc vào thượng nguồn nằm ngoài biên giới Việt Nam. Những năm gần đây, do các vùng thượng nguồn xây dựng các công trình khai thác, phát triển thủy điện với quy mô lớn khiến nguồn nước chảy vào ĐBSCL ngày càng suy giảm, tình trạng xâm nhập mặn còn tiếp tục gia tăng, nếu độ mặn tăng cao khả năng nước ngọt bổ sung không có thì khó có thể phát triển mạnh lĩnh vực nuôi tôm nước lợ được, tình trạng này còn tồi tệ hơn các tỉnh ven biển phía Bắc trong thời gian tới từ nay đến năm 2020.
- Ô nhiễm nguồn nước sản xuất Nông nghiệp: Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, chủ yếu để phục vụ tưới lúa và hoa màu. Vì vậy tính trong tổng lượng nước thải chảy ra nguồn nước mặt thì lưu lượng nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 84% tổng nhu cầu sử dụng nước. Việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) và phân bón hóa học bất hợp lý trong sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm
nguồn nước. Có khoảng 20 - 30% thuốc BVTV và phân bón không được cây trồng tiếp nhận sẽ theo nước mưa và nước tưới do quá trình rửa trôi đi vào nguồn nước mặt và tích lũy trong đất, nước ngầm dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc BVTV. Đây là hiện tượng phổ biến tại các vùng sản xuất nông nghiệp, đặt biệt là hai châu thổ Sông Hồng và sông Cửu Long, nếu không được xử lý hoặc có hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm hiệu quả đặc biệt các khu vực giáp ranh mặn ngọt, nuôi xen canh TCX-Lúa và tôm nước lợ sẽ gặp nhiều trở ngại và không bền vững