Tổ chức trực tuyến Giải vô địch taekwondo tỉnh Thái Nguyên mở rộng

Một phần của tài liệu 22112021 Ban tin Thai Nguyen (Trang 30)

IV. Văn hóa – xã hội

4. Tổ chức trực tuyến Giải vô địch taekwondo tỉnh Thái Nguyên mở rộng

(Qdnd.vn 20/11, Hoài Phương; Quân đội nhân dân 21/11, tr8)

Ngày 20-11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên tổ chức khai mạc trực tuyến Giải vô địch taekwondo tỉnh Thái Nguyên mở rộng năm 2021

Giải năm nay tổ chức hạng vô địch và phong trào. Các vận động viên thi đấu nội dung quyền tiêu chuẩn, quyền sáng tạo, đối luyện và kỹ thuật đòn chân trực tuyến qua phần mềm Zoom. Hạng vô địch diễn ra từ ngày 20 đến 28-11, quy tụ 79 vận động viên đến từ 15 câu lạc bộ của 9 tỉnh, thành phố gồm: Thái Nguyên, Sơn La, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Giang, Hòa Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Thái Bình.

Đối với nội dung phong trào, các vận động viên sẽ thi đấu từ ngày 3 đến 12-12. Hiện ban tổ chức vẫn tiếp tục nhận vận động viên đăng ký thi đấu ở hạng phong trào đến hết ngày 24-11. Về đầu trang

https://www.qdnd.vn/the-thao/trong-nuoc/to-chuc-truc-tuyen-giai-vo-dich-taekwondo-tinh-thai- nguyen-mo-rong-678092

5. Tiếp tục phiên giao dịch trực tuyến kết nối việc làm cho người lao động

(TTXVN/Baotintuc.vn 20/11, XM; Danviet.vn 20/11; Anninhthudo.vn 21/11; Congdoan.vn 21/11)

Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) Hà Nội sẽ tiếp tục tổ chức phiên giao dịch việc làm trực tuyến nhằm kết nối thị trường lao động giữa các tỉnh, tạo việc làm làm cho người lao động. Thực hiện kế hoạch của UBND TP Hà Nội về “Giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2021” và chỉ đạo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội, hình thức giao dịch trực tiếp sẽ tiếp tục được Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội triển khai. Hoạt động này hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó có nhu cầu lao động phù hợp; hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm trong tình hình mới. Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết: Tiếp nối thành công của phiên giao dịch việc làm trực tuyến ngày 28/10, Trung tâm sẽ tiếp tục phối hợp cùng Trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa tổ chức phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố vào ngày 25/11/2021.

Phiên giao dịch việc làm trực tuyến lần này sẽ có sự tham gia của 50 - 80 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đa dạng các ngành nghề thu hút người lao động cung ứng cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người lao động đặc biệt là lao động thất nghiệp tiếp cận được thông tin về học nghề, việc làm cũng như cơ hội tuyển dụng phù hợp với khả năng của bản thân.

“Chỉ tính riêng tại hệ thống sàn giao dịch việc làm Hà Nội đã trên 1.000 chỉ tiêu tuyển dụng, vị trí việc làm đa dạng ngành nghề như xây dựng, giao thông, quản lý sản xuất, kỹ thuật sản xuất, kế toán, công nhân sản xuất, lái xe... Mức lương cho người lao động dao động từ 5 đến trên 20 triệu đồng/tháng. Tại Hà Nội sẽ được tổ chức đồng thời tại Sàn giao dịch việc làm trung tâm 215 Trung Kính (Cầu Giấy), 144 Trần Phú (Hà Đông) và 13 sàn vệ tinh, đồng thời kết nối trực tuyến với 6 sàn giao dịch việc làm các tỉnh, thành”, ông Vũ Quang Thành cho biết.. Về đầu trang

https://baotintuc.vn/kinh-te/tiep-tuc-phien-giao-dich-truc-tuyen-ket-noi-viec-lam-cho-nguoi-lao- dong-20211119194634736.htm

6. Những ngôi đình, đền thờ các vị khoa bảng

Sự tôn vinh các vị học hành đỗ đạt cao làm Thành hoàng làng là một nét văn hóa độc đáo của người Việt. Đó là truyền thống đề cao việc học, tôn trọng nhân tài đã có công lao mang kiến thức giúp vua, giúp nước. Người xưa hẳn muốn đề cao việc học của tiền nhân cho những lớp người sau.

Đền thờ Tiến sĩ Đàm Chí ngự tại xóm Chợ, xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên. Bằng các căn cứ khoa học, các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa đã xác định quê hương của Tiến sĩ Đàm Chí ngày nay thuộc xã Quyết Thắng (xưa là làng Sa Kệ) thành phố Thái Nguyên. Đàm Chí là 1 trong 9 vị Tiến sĩ đỗ đại khoa của tỉnh Thái Nguyên.

Để bảo tồn và gìn giữ di tích mộ Tiến sĩ Đàm Chí, năm 2015, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên đã có văn bản chấp thuận chủ trương xây dựng đền thờ Tiến sĩ Đàm Chí. Sau khi làm đủ các thủ tục và chuẩn bị kinh phí để xây dựng ngôi đền, Ủy ban nhân dân xã Phúc Trìu và nhân dân địa phương cùng dòng họ Đàm trong nước đã hợp sức công đức xây dựng thành công ngôi đền thờ.

Đền thờ có quy mô khá lớn được xây dựng theo lối kiến trúc cổ truyền, toàn bộ ngôi đền được làm bằng bê tông cốt thép sơn giả gỗ. Mặt đền hướng về phía đông ngoảnh ra đường liên xã, có kiến trúc 3 gian 2 dĩ, 4 đầu đao cong vút. Trước mặt đền có sân rộng để tổ chức các lễ hội truyền thống.

Truyền thống khoa bảng của cha ông là tiền đề quan trọng để con cháu ngày nay phát huy tinh thần khuyến học, khuyến tài một cách mạnh mẽ. Theo thông lệ, mỗi năm tại các ngôi đình, lễ tuyên dương, phát thưởng cho con cháu đỗ đạt, có thành tích cao trong học tập được tổ chức trang nghiêm. Đó là sự động viên tinh thần lớn lao để các cháu tiếp tục nỗ lực giành nhiều thành tích hơn nữa trong trong học tập và rèn luyện, trở thành người con có ích cho dòng tộc, cho đất nước. Về đầu trang

https://baophapluat.vn/nhung-ngoi-dinh-den-tho-cac-vi-khoa-bang-post422805.html

7. Điều ước nơi vùng cao

(Giaoducthoidai.vn 22/11, Ngọc Trang)

Chứng kiến những khó khăn của học sinh vùng cao, nhiều giáo viên là đại sứ của chương trình “Điều ước cho em” luôn mong đón nhận được những món quà, sự hỗ trợ để giảm bớt sự nhọc nhằn cho các em nơi đây.

Sinh ra ở làng Cao, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên), cô gái dân tộc Nùng Lê Thị Thu Trang lại gắn bó với ngành Giáo dục huyện Sông Hinh (Phú Yên). Cô Trang dạy môn Ngữ văn ở Trường Tiểu học và THCS EaTrol (huyện Sông Hinh), một trong những đại sứ tích cực của chương trình “Điều ước cho em”.

Từ khi tốt nghiệp ra trường đến nay, cô Trang đã có 17 năm gắn bó với ngành Giáo dục. Tất cả ngôi trường cô Trang đã và đang công tác đều ở trên địa bàn xã nghèo, vùng sâu, vùng xa của huyện Sông Hinh.

Để giúp học sinh không bỏ học, cô Trang không quản ngại đường sá xa xôi, trời mưa hay nắng, đến từng nhà tuyên truyền, vận động phụ huynh thay đổi nhận thức về việc cho con đi học. Không những thế, cô còn sẵn sàng bỏ kinh phí của mình và vận động các nhà hảo tâm giúp học sinh vùng khó.

Được chọn làm đại sứ của chương trình “Điều ước cho em”, cô Trang ước mơ có hơn 600 bộ quần áo đồng phục, sách vở, đồ dùng học tập và nhà tập đa năng cho học sinh nghèo. Cô Trang cho biết sẽ cố gắng biến điều ước này thành hiện thực, để học trò của mình có cơ hội học tập tốt hơn, cảm nhận được tình yêu thương khi đến trường.

Cô Trang, cô Tiền cũng như bao thầy cô giáo khác đang ngày đêm cắm bản gieo con chữ cho học sinh miền núi, vùng khó khăn. Thầy cô mang trong mình một trọng trách lớn lao, không chỉ dạy học, mà còn hỗ trợ giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn. Họ luôn mong mỏi có một ngày sẽ đón nhận những món quà, sự hỗ trợ để góp phần giảm bớt sự nhọc nhằn cho các em nơi đây. Về đầu trang

https://giaoducthoidai.vn/ket-noi/dieu-uoc-noi-vung-cao-M5wKVP5nR.html

8. Vô tình cán chết con trai 4 tuổi: Xin đừng ném đá người mẹ bất hạnh

(Vietnamnet.vn 22/11, Ngô Bá Lục)

Theo nhân chứng, người mẹ lái ô tô cùng đứa con trai 4 tuổi đang đi trên đường thì tạt vào lề, đỗ lại rồi người mẹ chạy vào tiệm tạp hóa mua đồ. Camera nhà dân cho thấy, khi người mẹ mua đồ xong lên xe, đã không kiểm tra kỹ xem con trai còn ngồi trên đó nữa không, mà ngay lập tức cho xe chạy.

Đứa bé đang đứng ở vỉa hè thấy mẹ lên xe nổ máy bèn chạy đến gõ vào cánh cửa ghế sau, nhưng người mẹ dường như không cảm nhận được tiếng gõ cửa ấy, vẫn lái xe đi. Trong lúc hoảng loạn, đứa bé chạy lên đầu xe với mong muốn mẹ sẽ nhìn thấy, nhưng điều mong ước của con đã không xảy ra, mà ngược lại, đó cũng là giây phút cuối cùng con được gọi tiếng: Mẹ ơi! Nhiều cư dân mạng đã chửi bới, mạt sát người mẹ đáng thương này. Nhưng, hãy dừng lại 1 phút để suy nghĩ, để đặt địa vị mình vào người mẹ đáng thương ấy, thì chắc chắn chúng ta sẽ không buông ra những lời cay độc.

Tất nhiên, dù lý do gì đi chăng nữa thì người mẹ cũng là người đáng trách. Nhưng, phụ nữ, thực sự rất khổ. Nhiều người sau khi đẻ con xong trở nên “não cá vàng” làm đâu quên đó… Những 33

di chứng “hậu sản” đối với phụ nữ thật muôn hình vạn trạng, chẳng có bất kỳ bà mẹ nào sinh con xong mà “thông minh, nảy số” hơn lúc độc thân cả.

Có thể người mẹ ấy cũng bị “não cá vàng” như vô vàn chị em khác, rồi có thể áp lực công việc, hay đang stress chuyện gì đó mà đầu óc không thực sự tỉnh táo nên quên mất việc kiểm tra con mình.

Ai cũng sẽ trách mắng rằng bà mẹ vô dạng, cẩu thả, “mất não”... Nhưng mình vẫn muốn nói lại rằng, hãy đặt địa vị mình vào người đàn bà ấy, ngay lúc này, có lẽ bạn không nỡ buông lời cay đắng.

Bà mẹ ấy, chắc chắn cả đời này sẽ không còn được sống trong những phút giây an yên nữa. Một đứa con châu báu ra đi vì bệnh tật, vì tai nạn do người khác gây ra, đã là sự đớn đau cả một đời, huống hồ đây lại là chính mình. Đứa con phải ra đi dưới bánh xe do chính mình lái, còn gì đau đớn hơn thế, còn gì khủng khiếp hơn thế, còn gì ân hận hơn thế???

Thậm chí, người mẹ ấy sau này cần phải đi bác sỹ tâm lý để có thể sống tiếp phần đời còn lại, vì chắc chắn sẽ là một cuộc sống u ám trong nỗi dằn vặt không nguôi.

Quá ân hận và day dứt. Mình, chỉ một phút không kiềm chế được cảm xúc, lấy thước kẻ đánh con một cái, mà cả đêm không ngủ được, cả vài ngày sau vẫn còn ân hận về chuyện đó,… huống hồ ở đây, bà mẹ lại là người gây ra cái chết cho con mình.

Đấy là nỗi đau giằng xé quằn quại nhất. Các bạn xem clip thấy đớn đau một, thì người mẹ ấy đau đớn gấp 1 tỉ lần. Nên, hãy đừng ném đá chị ấy nữa.

Tuy nhiên, sau vụ việc này, chúng ta cần thiết phải xem lại cách vận hành xe ô tô khi có trẻ con. Thứ nhất, nếu chỉ có 2 người, thì luôn yêu cầu con phải lên ngồi ghế dành cho trẻ em, thắt dây an toàn. Sự xuất hiện liên tục của con sẽ nhắc nhớ ta rằng, con đang đi cùng mình.

Thứ 2, khi đi cùng con, thì hãy luôn kéo con đi theo mình nếu như dừng xe để mua bán cái gì đó, để tránh “bỏ quên” con, hoặc tránh bị tai nạn, thậm chí là tránh bị bắt cóc,…

Thứ 3, có rất nhiều người vẫn để ô tô nổ máy, chỉ chạy vào mua cái gì đó rồi chạy ra - đây là hành vi cực kỳ nguy hiểm nếu có trẻ con trên xe. Thế nên tuyệt đối phải tắt máy, kéo con rời khỏi xe đi mua bán gì đó xong quay lại nổ máy rồi đi tiếp… Cái gì cũng nên thật cẩn thận. Về đầu trang

https://vietnamnet.vn/vn/doi-song/gia-dinh/me-bat-can-lai-o-to-can-con-trai-4-tuoi-xin-dung- nem-da-nguoi-me-bat-hanh-795090.html

V. Pháp luật – An ninh - Quốc phòng

1. Xe chở đất “cày nát” đường giao thông ở Phú Bình: Khắc phục tạm bợ, hình thức

(Moitruongvadothi.vn 19/11 KT-MT; Baothainguyen.vn 19/11)

Quá trình vận chuyển đất đi tiêu thụ, đoàn xe tải của Công ty CP Phú Cường Thái Nguyên ở huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên) đã “băm nát” tuyến đường nông thôn, gây hệ luỵ lớn về môi trường và mất an toàn giao thông đang gây bức xúc dư luận xã hội.

Theo phản ánh, tuyến đường nông thôn kết nối từ trung tâm xã Tân Hòa, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đến đường tỉnh 269B. Tuyến đường này do UBND xã Tân Hòa quản lý, được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2019, sử dụng 100% nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Đây là đường bê tông nông thôn với bề mặt rộng 3,5m, dày 20cm, dài khoảng 1,5km. Thời gian gần đây tuyến đường này bị xuống cấp nghiêm trọng, tại nhiều đoạn bị sụt lún, mặt đường bị nứt toác… “thủ phạm” gây ra sự việc trên được xác định là do đoàn xe tải của Công ty CP Phú Cường Thái Nguyên vận chuyển đất đi tiêu thụ.

Theo tài liệu mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam thu thập được cho thấy, ngày 12/11/2019, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định số 3650/QĐ-UBND về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cho Công ty CP Phú Cường Thái Nguyên (sau đây viết tắt là Công ty Phú Cường) thuê đất, sử dụng vào mục đích xây dựng công trình khai thác đất làm vật liệu san lấp tại xã Tân Hoà, huyện Phú Bình.

Lợi dụng hoạt động khai thác đất, Công ty Phú Cường đã huy động đoàn xe tải có tải trọng lớn và có dấu hiệu cơi nới thành thùng, sau khi được chất đầy đất lên thì nối đuôi nhau chạy rầm rầm suốt từ sáng đến tối muộn từ mỏ đất san lấp ở các xóm Làng Cà, Vực Giảng… chạy qua trung tâm xã Tân Hòa ra đường tỉnh 269B.

Theo ghi nhận thực tế của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, tại các tuyến đường mà đoàn xe tải chạy qua mới thấy được sự thống khổ của người dân địa phương, khi hàng ngày họ phải sống trong lo sợ bởi nguy cơ mất an toàn giao thông luôn rình rập, nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ bụi bẩn và đất đai rơi vãi khắp nơi, bay thẳng vào nhà dân sống ven đường. Tất cả đều do đoàn xe tải của Công ty Phú Cường gây ra.

Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Văn Hường (xóm U, xã Tân Hòa, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) bức xúc nói: Trước đây, tuyến đường bê tông dân sinh này là sự mong mỏi của nhiều thế hệ người dân sống trong khu vực. Sau khi được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng bà con rất phấn khởi.

Cũng theo ông Hường, trong hơn 2 tháng trở lại đây, các xe chở đất có trọng tải lớn từ trong trung tâm xã chạy qua với tần suất dày đặc đã khiến cho nhiều đoạn đường, mặt bê tông bị vỡ nát, sụt lún, mất lề, rãnh thoát nước hai bên đường bị vùi lấp. Sự việc đã gây bức xúc trong nhân dân nhiều tháng nay nhưng không được cơ quan chức năng huyện Phú Bình quan tâm giải quyết”.

Không chỉ phá hỏng đường mà đoàn xe tải này còn gieo rắc nỗi kinh hoàng cho người và phường tiện lưu thông qua đây, nhất là đối với các cháu học sinh khi đi học hoặc khi tan trường về.

"Vì đây là tuyến đường độc đạo nên nên mỗi khi để các cháu tự ra đường, đi học người dân chúng tôi thật sự không yên tâm. Nhiều người đi xe máy gặp những xe này phải dạt hết xuống rãnh để nhường đường. Nhiều khi gặp, các xe tránh nhau còn không có chỗ để chống chân. Chúng tôi đã kiến nghị lên cơ quan chức năng nhưng chưa có đơn vị nào đứng ra giải quyết" – ông Tưởng, một người dân sống trong khu vực bức xúc nói.

Trong một diễn biến liên quan, theo quan sát của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngay điểm

Một phần của tài liệu 22112021 Ban tin Thai Nguyen (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w