Điều ước nơi vùng cao

Một phần của tài liệu 22112021 Ban tin Thai Nguyen (Trang 32 - 33)

IV. Văn hóa – xã hội

7.Điều ước nơi vùng cao

(Giaoducthoidai.vn 22/11, Ngọc Trang)

Chứng kiến những khó khăn của học sinh vùng cao, nhiều giáo viên là đại sứ của chương trình “Điều ước cho em” luôn mong đón nhận được những món quà, sự hỗ trợ để giảm bớt sự nhọc nhằn cho các em nơi đây.

Sinh ra ở làng Cao, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên), cô gái dân tộc Nùng Lê Thị Thu Trang lại gắn bó với ngành Giáo dục huyện Sông Hinh (Phú Yên). Cô Trang dạy môn Ngữ văn ở Trường Tiểu học và THCS EaTrol (huyện Sông Hinh), một trong những đại sứ tích cực của chương trình “Điều ước cho em”.

Từ khi tốt nghiệp ra trường đến nay, cô Trang đã có 17 năm gắn bó với ngành Giáo dục. Tất cả ngôi trường cô Trang đã và đang công tác đều ở trên địa bàn xã nghèo, vùng sâu, vùng xa của huyện Sông Hinh.

Để giúp học sinh không bỏ học, cô Trang không quản ngại đường sá xa xôi, trời mưa hay nắng, đến từng nhà tuyên truyền, vận động phụ huynh thay đổi nhận thức về việc cho con đi học. Không những thế, cô còn sẵn sàng bỏ kinh phí của mình và vận động các nhà hảo tâm giúp học sinh vùng khó.

Được chọn làm đại sứ của chương trình “Điều ước cho em”, cô Trang ước mơ có hơn 600 bộ quần áo đồng phục, sách vở, đồ dùng học tập và nhà tập đa năng cho học sinh nghèo. Cô Trang cho biết sẽ cố gắng biến điều ước này thành hiện thực, để học trò của mình có cơ hội học tập tốt hơn, cảm nhận được tình yêu thương khi đến trường.

Cô Trang, cô Tiền cũng như bao thầy cô giáo khác đang ngày đêm cắm bản gieo con chữ cho học sinh miền núi, vùng khó khăn. Thầy cô mang trong mình một trọng trách lớn lao, không chỉ dạy học, mà còn hỗ trợ giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn. Họ luôn mong mỏi có một ngày sẽ đón nhận những món quà, sự hỗ trợ để góp phần giảm bớt sự nhọc nhằn cho các em nơi đây. Về đầu trang

https://giaoducthoidai.vn/ket-noi/dieu-uoc-noi-vung-cao-M5wKVP5nR.html

Một phần của tài liệu 22112021 Ban tin Thai Nguyen (Trang 32 - 33)