Kiềm chế liều

Một phần của tài liệu AN TOÀN BỨC XẠ - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA - PHẦN 1: CÁC THUẬT NGỮ XẾP THEO THỨTỰ CHỮ CÁI TRONG TIẾNG ANH TỪ A ĐẾN E (Trang 27)

1) Sự giới hạn về liều cá nhân nhận được từ một nguồn, có thể coi đó là giới hạn trên về liều trong tối ưu hóa bảo vệ và an toàn cho nguồn đó.

CHÚ THÍCH Trong chiếu xạ y tế, các mức kiềm chế liều nên được coi là các mức chỉ dẫn, trừ khi sử dụng để tối ưu hóa việc bảo vệ những người bị chiếu xạ vì mục đích nghiên cứu y tế hoặc những người (không phải là nhân viên) giúp đỡ việc chăm sóc, hỗ trợ hay an ủi các bệnh nhân bị chiếu xạ. 2) Giới hạn tương lai liên quan đến nguồn đối với liều cá nhân nhận được từ một nguồn được dùng làm giới hạn trong việc tối ưu hóa bảo vệ và an toàn của nguồn đó. Đối với chiếu xạ nghề nghiệp,

kiềm chế liều là giá trị liều cá nhân liên quan với nguồn được sử dụng để giới hạn các lựa chọn trong

quá trình tối ưu hóa. Đối với chiếu xạ dân chúng, kiềm chế liều là giới hạn trên của liều hàng năm người dân có thể nhận được từ bất cứ nguồn chịu kiểm soát nào. Liều mà trong đó kiềm chế liều áp dụng là liều năm đối với bất kỳ nhóm người trọng yếu nào, và được cộng từ tất cả các đường chiếu xạ có thể có khi vận hành một nguồn được kiểm soát. Kiềm chế liều đối với mỗi nguồn là nhằm đảm bảo rằng tổng các liều đối với nhóm người trọng yếu từ tất cả các nguồn được kiểm soát vẫn nằm trong giới hạn liều. Đối với chiếu xạ y tế các mức kiềm chế liều nên coi là các mức chỉ dẫn, trừ khi được sử dụng trong tối ưu hóa việc bảo vệ cho người bị chiếu xạ vì mục đích nghiên cứu y học, hoặc những người (không phải là nhân viên) trợ giúp chăm sóc, hỗ trợ hay an ủi bệnh nhân bị chiếu xạ. [1] CHÚ THÍCH Định nghĩa này theo một mức độ nào đó thì đã đi xa hơn sự giải thích về khái niệm kiềm chế liều của Ủy ban bảo vệ phóng xạ quốc tế (16].

Một phần của tài liệu AN TOÀN BỨC XẠ - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA - PHẦN 1: CÁC THUẬT NGỮ XẾP THEO THỨTỰ CHỮ CÁI TRONG TIẾNG ANH TỪ A ĐẾN E (Trang 27)