III. Kinh tế và phát triển
6. Cty CP Gang Thép Thái Nguyên (TISCO): Lợi nhuận trước thuế đạt gấp gần 3 lần so với kế hoạch
với kế hoạch
(Thuonghieucongluan.com.vn 24/9, Hoàng Thiệp)
Năm 2021, Tisco đặt mục tiêu đạt 12.989 tỷ đồng tổng doanh thu và gần 49 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Với kết quả đạt được, công ty đã thực hiện 93,7% kế hoạch doanh thu và vượt xa mục tiêu lợi nhuận trước thuế.
Tính đến nay, tổng doanh thu của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO) đã gần đạt, đề ra cho cả năm. Theo báo cáo 8 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp của Công ty đạt 8.898,6 tỷ đồng, bằng 97,7% kế hoạch năm; tổng doanh thu đạt 12.170,2 tỷ đồng, bằng 93,7% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế đạt hơn 140 tỷ đồng, bằng 286,6% kế hoạch.
Hoạt động SXKD có hiệu quả, vượt mức chỉ tiêu cả năm đã giúp thu nhập của người lao động tăng. Hiện thu nhập bình quân của hơn 3.700 lao động trong Công ty đạt trên 12,5 triệu đồng/người/tháng, tăng gần 20% so với kế hoạch, tạo sự phấn khởi, tin tưởng lớn trong toàn đơn vị. Đây cũng là động lực để thúc đẩy khí thế thi đua lao động, SXKD nhằm tiếp tục đạt kết quả cao trong những tháng cuối năm.
Trong quý III, các nhà máy, xí nghiệp của Công ty vẫn duy trì tốt sản xuất, giảm thiểu ảnh hưởng khi nhiều tỉnh, thành phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid -19. tình hình tiêu thụ khó khăn do nhiều tỉnh, thành tiếp tục giãn cách xã hội, thị trường lắng xuống, cạnh tranh cao hơn, tồn kho tại các nhà sản xuất tăng. Công ty đã tập trung bám sát thị trường, tích cực có cơ chế, chính sách bán hàng linh hoạt, đề ra các giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo được hàng hóa được lưu thông thuận lợi, vừa đảm bảo an toàn phòng dịch.
Có được kết quả này có nhiều nhân tố: Theo giới chuyên môn đánh giá, ngoài nguyên nhân giá thép tăng, thị trường khởi sắc, sự điều hành linh hoạt, phù hợp của Ban lãnh đạo và nỗ lực của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong Công ty chính là sức mạnh để TISCO có được kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khả quan nhất trong nhiều năm qua.
Theo Ông Nguyễn Minh Hạnh, Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, Công ty đạt được doanh thu, lợi nhuận cao như vậy chủ yếu là do thị trường khởi sắc,
giá cũng như nhu cầu tiêu thụ thép trên cả nước và thế giới tăng mạnh trong những tháng đầu năm. Với những đơn vị chủ động được một phần nguyên liệu như TISCO, đây là lợi thế rất lớn. Tận dụng thế mạnh này, Công ty đã lập kế hoạch SXKD sát với thực tiễn; rà soát, tăng cường quản lý tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất, phát huy tối đa lợi thế để chủ động trong SXKD, giảm thiểu tác động từ thị trường nguyên liệu, giảm chi phí tồn kho ở mức hợp lý. Ông Hạnh cũng cho biết thời điểm này, lượng tiêu thụ thép tuy có giảm so với những tháng đầu năm nhưng vẫn ở mức cao.
Bên cạnh đó,Ban lãnh đạo Công ty đã triển khai quyết liệt các giải pháp quản trị, điều hành, đầu tư cải tạo dây chuyền công nghệ khu vực mỏ nguyên liệu, nhà máy luyện gang và các nhà máy cán thép. Đồng thời, phát huy tối đa nguồn nguyên liệu hiện có, chuẩn bị sớm nguồn nguyên liệu quan trọng cần mua ngoài như than mỡ, thép phế, phôi thép; Nhà máy Luyện gang tập trung sửa chữa, cải tạo thiết bị, nâng cao công suất thiêu kết để tận dụng tối đa quặng khai thác từ mỏ Tiến Bộ, lắp đặt cải tạo hệ thống lọc bụi lò cao, bảo vệ môi trường; Nhà máy Luyện thép Lưu Xá tập trung chuẩn bị đủ nguyên liệu để phát huy tối đa công suất phôi tự sản xuất, giúp cho Công ty chủ động được một phần phôi thép, giảm sản lượng mua phôi ngoài giá cao...
Công ty tiếp tục thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của các cơ quan cấp trên về việc báo cáo giải trình các nội dung để tháo gỡ khó khăn đối với Dự án giai đoạn 2. Đồng thời tăng cường đôn đốc các nhà thầu bảo vệ khu vực Dự án, không để mất tài sản, hạn chế xuống cấp, hư hỏng. Về đầu trang
https://thuonghieucongluan.com.vn/cty-cp-gang-thep-thai-nguyen-tisco-loi-nhuan-truoc-thue- dat-gap-gan-3-lan-so-voi-ke-hoach-a148046.html
7. Tuyến đường sắt khổ 1.435mm nào đề xuất đầu tư trong 10 năm tới?
(Baogiaothong.vn 26/9, Kỳ Nam)
Đầu tư các tuyến đường sắt khổ 1.435mm sẽ tăng cường kết nối, thúc đẩy vận tải hàng hóa phát triển đột phá...
Mạng lưới đường sắt quốc gia có tổng chiều dài 3.143 km và có 277 ga, trong đó 2.703 km đường chính tuyến, 612 km đường ga và đường nhánh, bao gồm 7 tuyến chính: Hà Nội - TP. HCM, Gia Lâm - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, Yên Viên - Lào Cai, Đông Anh - Quán Triều, Kép - Lưu Xá, Kép - Hạ Long - Cái Lân.
Về kỹ thuật, mạng lưới đường sắt quốc gia bao gồm 3 loại khổ đường, chủ yếu là khổ đường 1.000 mm (chiếm 84%), còn lại là khổ đường 1.435 mm (6%) và khổ đường lồng (10%). Khổ đường lồng là đường sắt khổ 1.435mm lồng với khổ 1.000mm, có thể chạy đầu máy, toa xe ở cả hai khổ đường trên cùng một tuyến đường sắt đơn.
Tuyến đường sắt Yên Viên - Đồng Đăng là đường lồng khổ 1.435mm với khổ 1.000mm. Ảnh: tàu hàng liên vận quốc tế tại ga Đồng Đăng
Trong số các tuyến đường sắt khổ 1.435mm và khổ lồng hiện nay, theo khảo sát của Viện Chiến lược và phát triển GTVT, chỉ có tuyến Hà Nội - Đồng Đăng là đang khai thác hiệu quả, phục vụ chạy tàu liên vận quốc tế sang Trung Quốc và quá cảnh Trung Quốc đi Trung Á, châu Âu.
Do tuyến đường này là khổ lồng, trong khi tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn quốc tế là 1.435mm, đường sắt Trung Quốc kết nối ray với đường sắt Việt Nam cũng là khổ 1.435mm. Vì thế, tàu từ Yên Viên có thể chạy thẳng sang Trung Quốc và từ Trung Quốc đi nước thứ ba.
Các tuyến còn lại chỉ khai thác mang tính chất duy trì tuyến. Đơn cử, tuyến Đông Anh - Thái Nguyên, tuyến Yên Viên - Hạ Long hiện chỉ chạy tàu hàng, sản lượng rất thấp; Còn tàu khách trước đó chỉ chạy mang tính phục vụ dân sinh, doanh thu thấp, khoảng 4-5 triệu đồng/chuyến. Nguyên nhân do đường bộ thuận lợi hơn đã hút hết khách, hàng. Riêng tuyến Yên Viên - Hạ Long, do vênh khổ đường 1.435mm với mạng đường sắt quốc gia khổ 1.000mm nên vận chuyển hàng hóa phải sang toa, chuyển tải, phát sinh nhiều chi phí, dẫn đến khách hàng không lựa chọn. Trong khi đó, dự án đường sắt khổ lồng Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân đang đầu tư dở dang lại phải tạm đình hoãn theo chủ trương cắt giảm đầu tư công tại Nghị quyết số 11/2011 của Chính phủ.
Tuyến đường sắt khổ lồng Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân nếu được đầu tư hoàn thành cùng với đầu tư tuyến nhánh kết nối cảng Lạch Huyện sẽ thúc đẩy khai thác vận tải hàng hóa. Ảnh: tàu hỗn hợp khách - hàng tại ga Hạ Long
Để phát huy năng lực hạ tầng các tuyến khổ 1.435mm và khổ lồng, Viện Chiến lược và phát triển GTVT đã đề xuất giai đoạn 2021-2030, Nhà nước ưu tiên bố trí vốn cải tạo, nâng cấp các tuyến Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Thái Nguyên.
Riêng tuyến Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân, bố trí 6.000 tỉ để hoàn thành xây dựng tuyến dài 128km, bao gồm xây dựng mới đoạn Lim - Phả Lại và nâng cấp, cải tạo đoạn Yên Viên - Lim, đoạn Phả Lại - Hạ Long.
Cùng đó, xây dựng đường sắt nối cảng Lạch Huyện, Đình Vũ với đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân bao gồm: đoạn Mạo Khê - Dụ Nghĩa - Nam Hải Phòng; đoạn Nam Hải Phòng nối cảng Lạch Huyện, Đình Vũ; Đường đơn, khổ lồng 1.000mm và 1.435mm, dài khoảng 78km, nhu cầu vốn 48.400 tỉ.
“Nếu tuyến mới này được đầu tư, hoàn thành giai đoạn 2021-2030, sẽ có được một tuyến nhánh mới kết nối cảng biển quan trọng để đưa vào khai thác vận chuyển hàng hóa”, đại diện Viện Chiến lược và phát triển GTVT thông tin. Về đầu trang
https://www.baogiaothong.vn/tuyen-duong-sat-kho-1435mm-nao-de-xuat-dau-tu-trong-10-nam- toi-d526346.html
8. Cô giáo mầm non nuôi 70.000 con ốc nhồi-một nghề thì sống, đống nghề lại càng sống khỏe hơn
(Danviet.vn 25/9, Hà Thanh – Kiều Hải)
Cô giáo trẻ Dương Thị Nga, xóm Đại Lễ, xã Bảo Lý, huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên) ngoài công việc giảng dạy tại trường mầm non còn có thêm đam mê với nghề nuôi ốc nhồi. Sau khi chuyển công tác về gần nhà, cô quyết định theo đuổi thêm nghề nuôi ốc nhồi.
Chị Dương Thị Nga (SN 1987) hiện là giáo viên mầm non giảng dạy tại trường Mầm non Bảo Lý, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Trước đây khi còn giảng dạy xa nhà, công việc chính của chị Nga là cô nuôi dạy trẻ tại trường. Nhưng từ năm 2020 sau khi chuyển công tác về trường gần nhà và sinh con chị Nga đã quyết định tìm tòi, học hỏi để đầu tư thêm một nghề nữa giúp gia tăng thu nhập đó là nuôi ốc nhồi thương phẩm.
Chị Nga cho biết: "Tôi bắt đầu nuôi ốc nhồi từ tháng 5 đến nay. Qua tìm hiểu trên mạng thấy mô hình này hay lại mang lại hiệu quả kinh tế, nên tận dụng diện tích ao nuôi cá của gia đình trước đó, tôi đã tự học hỏi kinh nghiệm, kết hợp với sự trợ giúp của bố mẹ mua ốc nhồi giống về nuôi".
Ban đầu chị Nga mua 20.000 ốc giống về nuôi, nhận thấy phát triển tốt chị quyết định đầu tư và mở rộng thêm diện tích cũng như số lượng.
Với tổng chi phí bỏ ra lúc đầu 30 triệu đồng để mua ốc giống, do bám sát kỹ thuật chăn nuôi nên ốc của chị hầu như không bị chết.
Chia sẻ về lý do đến với mô hình nuôi ốc, chị Nga tâm sự: Nuôi ốc nhồi không cần đầu tư chi phí quá nhiều như những loại vật nuôi khác, chỉ phải mất chi phí mua giống ban đầu.
Hơn nữa nguồn thức ăn của ốc nhồi lại dễ kiếm vì chủ yếu thức ăn của ốc là bèo tấm và các loại lá có trong tự nhiên như khoai môn, dọc mon, dọc dáy nên hoàn toàn có thể tự chủ động về nguồn thức ăn được.
Tuy nhiên, theo chị Nga, trong quá trình nuôi ốc cần chú ý, ốc là loài vật nuôi ưa sạch do đó nguồn nước và thức ăn phải sạch nếu không ốc sẽ rất dễ mắc bệnh mà chết.
Sau khi mưa ốc thường mắc bệnh sưng vòi và mòn đít. Do vậy, gia đình chị có một ao nước riêng để cung cấp nước sạch thường xuyên cho ốc.
Theo chị Nga nên cho ốc ăn các loại cây thuỷ sinh là tốt nhất. Ngoài ra, chị còn trồng thêm rau muống, lá dáy, mướp để bổ sung thêm nguồn thức ăn phong phú cho ốc.
Khi thấy ốc có dấu hiệu bị bệnh, phải tiến hành vớt những con ốc bị bệnh lên, rồi khử khuẩn nguồn nước bằng vôi pha loãng với muối, đạm. Nhiệt độ thích hợp nhất cho ốc sinh trưởng và phát triển là từ 22 – 35oC và độ PH trung bình từ 6,5 – 8.
Hiện nay với tổng diện tích ao nuôi ốc và bèo của gia đình chị Nga khoảng trên 3.000m2 chị đang có khoảng 70.000 ốc nhồi thương phẩm với trọng lượng tương đương khoảng 3 tấn.
Từ lúc bắt đầu nuôi đến thời điểm này, chị Nga mới chỉ bán khoảng 1 tạ ốc nhồi thương phẩm với giá bán lẻ 100.00 đồng/kg và giá bán buôn 75.000 đồng/kg.
Số ốc nhồi còn lại chị dự định để khoảng cuối tháng 10 mới xuất bán tiếp vì khi đó sẽ được giá hơn. Chị Nga cho biết, ốc nhồi chủ yếu được chị bán online trên mạng cho khách hàng các tỉnh lân cận như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang…
Chia sẻ về quy trình kỹ thuật nuôi ốc nhồi, chị Nga cho biết nuôi ốc không hề dễ nếu không tìm hiểu kỹ đặc tính và kỹ thuật chăm sóc ốc.
Đối với chị, trước khi quyết định nuôi ốc nhồi chị đã tìm hiểu và tham khảo kinh nghiệm, cũng như đi tham quan mô hình nuôi ốc nhồi ở một số nơi rồi về rút ra kinh nghiệm riêng cho bản thân.
Thông thường, thời gian từ lúc thả ốc nhồi giống đến khi xuất bán kéo dài khoảng 3 – 4 tháng. Hiện nay ngoài nuôi ốc nhồi thương phẩm, gia đình chị còn sản xuất thêm con giống. Cụ thể, ốc nhồi sau khi đẻ trứng, trứng sẽ được nhặt về cho ấp nở trong thùng xốp và phun tưới nước ngày 2 lần trong 3 ngày đầu.
Sau 3 ngày kể từ ốc nở thành con thì mang ra bể và 10 ngày sau sẽ tiến hành thả ra tráng để mang đi thả ao.
Một kinh nghiệm nuôi ốc nhồi nữa mà chị Nga tự đúc rút ra được là ao nuôi ốc không nên quá rộng để khi ốc có bị bệnh thì có thể dễ dàng đi 2 bên bờ xử lý.
Bên cạnh đó, trong quá trình xuất bán ốc nhồi, không nên lội xuống ao để mò mà lấy vợt nhử bằng mướp là có thể vớt được ốc lên bờ. Vì nếu lội xuống mò ốc sẽ khiến các tạp khí trong bùn bốc lên làm cho ốc dễ bị chết.
Đến tầm tháng 10 âm lịch ốc nhồi sẽ không ăn nữa mà ngủ đông, đây là thời điểm thích hợp để ủ đông ốc giống cho vụ sau.
Hiện nay chị Nga đang gây ốc vượt đông (hay còn gọi là ốc bố mẹ), nếu thực hiện thành công chị sẽ bán với giá 350.000 đồng/kg ốc nhồi bố mẹ ở vụ nuôi năm 2022.
Riêng đối với trứng ốc nhồi, có thời điểm lên giá tới 2,2 triệu đồng/kg, lúc giá thấp cũng từ 1,2 – 1,5 triệu đồng/kg.
Theo chị Nga, việc tự sản xuất được ốc nhồi giống sẽ giảm thiểu đáng kể chi phí đầu vào mà lại góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình.
Hiện nay, gia đình chị Nga được đánh giá là hộ nuôi ốc nhồi thương phẩm lớn nhất trên địa bàn huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên).
Dự kiến với 70.000 ốc nhồi thương phẩm còn lại dưới ao, nếu xuất bán hết sẽ mang về lợi nhuận cho gia đình chị Nga khoảng trên 200 triệu đồng. Cùng với đó, việc ủ ốc nhồi qua đông làm ốc nhồi bố mẹ thành công sẽ giúp thu nhập của gia đình cô giáo Nga tăng lên gấp nhiều lần. Về đầu trang
https://danviet.vn/thai-nguyen-co-giao-mam-non-nuoi-oc-nhoi-mot-nghe-thi-song-dong-nghe- lai-cang-song-khoe-re-20210924162137224.htm
9. Làm giàu nhờ nuôi con ‘đại bổ’ theo chuỗi an toàn trên đất núi
(Vnbusiness.vn 27/9, Tô Thương)
Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao khi nuôi con “đại bổ” - hươu lấy nhung trên vùng đất núi, HTX nuôi hươu Hội Cựu chiến binh Trọng Hùng Tân Hòa (xã Tân Hòa, huyện Phú Bình, Thái Nguyên) đã mạnh dạn đầu tư theo chuỗi an toàn sinh học, thu lãi từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng/năm.
Từ 9 thành viên ban đầu, đến nay, HTX đã có 22 thành viên, trong đó đa số là cựu chiến binh, phát triển theo hướng liên kết hộ gia đình với các ngành nghề: Tư vấn kỹ thuật chuồng trại, chăm sóc hươu, mua bán hươu giống, sản xuất nhung hươu cung ứng ra thị trường.
Sau khi xuất ngũ về địa phương, nhiều cựu chiến binh ở xóm Tè, xã Tân Hòa đã cùng nhau thành lập HTX nuôi hươu Hội Cựu chiến binh Trọng Hùng Tân Hòa phát triển kinh tế từ mô hình nuôi hươu lấy nhung, mở ra cơ hội làm giàu cho nhiều nông dân.
Cơ duyên đến với nghề nuôi hươu lấy nhung của các thành viên HTX cũng thật tình cờ qua một lần xem trên tivi, thấy mô hình nuôi hươu một số vùng ở Nghệ An, Hà Tĩnh phát triển, đem lại giá trị kinh tế cao. Với bản tính ham học hỏi và khát vọng thoát nghèo, ông Ngô Văn Hùng, Giám đốc HTX đã khăn gói tìm đến các mô hình thành công để tìm hiểu kinh nghiệm, đồng thời