III. Kinh tế và phát triển
4. Gỡ khó cho các doanh nghiệp tại Thái Nguyên
Tại Thái Nguyên, các doanh nghiệp vận tải đang rơi vào tình trạng thu không bù đắp chi phí, dù tạm ngừng hoạt động nhưng cũng không thể gánh các khoản chi phí về lãi ngân hàng, khấu hao, bảo hiểm…
Các doanh nghiệp vận tải tại Thái Nguyên bị rơi vào tình trạng thu thì không bù đắp chi phí, dù tạm ngừng hoạt động thì vẫn không thể gánh các khoản chi phí về lãi ngân hàng, khấu hao, bảo hiểm…
Theo Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên, ngành vận tải thuộc nhóm ngành bị ảnh hưởng rất nặng nề của đại dịch. Đến nay, sản lượng vận tải trong tỉnh sụt giảm nghiêm trọng, chỉ đạt 30% đối với xe khách cố định, 20% đối với xe taxi trước thời điểm có dịch. Các doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng doanh thu không bù đắp nổi chi phí, dù có tạm ngừng hoạt động thì vẫn không thể gánh các khoản chi phí về lãi ngân hàng, khấu hao, bảo hiểm…
Theo đó, để hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh vận tải vượt qua khó khăn, Hiệp hội Vận tải Ô tô tỉnh Thái Nguyên đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên đề xuất Chính phủ, Bộ Tài chính giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô đăng ký mới, gia hạn nộp thuế VAT đến hết năm 2022, miễn thuế khoán cho xe hợp tác kinh doanh đang ngừng hoạt động và giảm 50% thuế đối với xe đang hoạt động. Đồng thời, hoãn nộp BHXH đến hết 31/12/2021.
Cùng những khó khăn của ngành vận tải, khối doanh nghiệp ngành du lịch tại tỉnh này cũng nằm trong nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, bởi, thời gian tác động dài nhất (từ Tết Nguyên đán 2019 và sẽ còn kéo dài): không có doanh thu, lao động mất việc làm, trong khi chi phí lãi vay và các chi phí khác vẫn tiếp tục phát sinh. Do vậy, khối doanh nghiệp ngành này cũng kiến nghị miễn hoặc giảm 50% thuế GTGT cho các doanh nghiệp kinh doanh dich vụ nhà hàng, cơ sở lưu trú, vận chuyển, lữ hành, khu du lịch đến hết năm 2021, bên cạnh đó kéo dài thời gian trả nợ Ngân hàng đến hạn, để doanh nghiệp không rơi vào phát sinh nợ xấu.
Liên quan tới chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh trong tình hình mới, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên kiến nghị sửa Chỉ thị 15, 16 cho phù hợp với tình hình mới, bởi hoàn cảnh đã thay đổi không còn phù hợp. Cụ thể, thời điểm đó, thế giới chưa có vaccin, chưa có biến chủng Delta nên quan điểm chống dịch tại Chỉ thị 15,16 là phù hợp. Nói như Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19, sáng 23/9/2021: Tình hình thay đổi thì nhiệm vụ thay đổi, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, chỉ đạo cũng phải thay đổi.
Theo đó, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên kiến nghị Chính phủ, UBND tỉnh trao quyền chủ động trong mô hình và phương thức tổ chức sản xuất cũng như vận hành phòng chống dịch cho doanh nghiệp; Không cực đoan đóng cửa doanh nghiệp nếu lây nhiễm chỉ trong phạm vi hẹp dây chuyền/phân xưởng/bộ phận riêng biệt; Lập tổ công tác đặc biệt để kiểm tra, giám sát lưu thông, chống sách tắc hàng hóa bằng đường dây nóng. Đồng thời, lập Tổ công tác
đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp – là thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, có kênh liên lạc trực tiếp với Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng để kịp thời giải quyết các vấn đề nóng của doanh nghiệp.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch địa phương cần tăng cường bố trí đại diện của các khối kinh tế, tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp, đại diện các doanh nghiệp, các hội/hiệp hội doanh nghiệp. Doanh nghiệp đảm bảo điều kiện về y tế được mua, vận hành, chứng nhận kết quả test Covid, được miễn, giảm, hỗ trợ liên quan đến: BHXH, kinh phí công đoàn. Tuyên truyền, hướng dẫn người dân, người lao động không kỳ thị, sống chung an toàn với dịch bệnh.
Đối với chính sách về tín dụng, các doanh nghiệp mong muốn không bị đưa vào nhóm nợ xấu. Đối với cá nhân, hộ kinh doanh, DNNVV: cho phép cộng lãi suất Ngân hàng vào dư nợ gốc trong 24 tháng; gia hạn nợ 12 tháng đối với dư nợ ngắn hạn, 24 tháng đối với nợ trung và dài hạn.
Ngành du lịch tại Thái Nguyên đã sức cùng lực kiệt khi không có doanh thu, lao động mất việc làm, trong khi chi phí lãi vay và các chi phí khác vẫn tiếp tục phát sinh.
Đáng chú ý trong những kiến nghị, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục xử ý mâu thuẫn và chồng chéo pháp luật, để minh bạch môi trường đầu tư kinh doanh, đơn giản hết mức các thủ tục hành chính.
Để minh chứng về sự mâu thuẫn và chồng chéo pháp luật, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên đưa ra ví dụ cụ thể, theo Luật Quản lý số 38, tại Khoản 1 Điều 47 quy định khai bổ sung hồ sơ khai thuế:
“1. Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.”
Tuy nhiên, tại điểm a, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 68/2020/NĐ-CP quy định:
“a) Người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2017; năm 2018 để xác định chi phí lãi vay, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng (nếu có) và nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 01 tháng 01 năm 2021. Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm thực hiện công tác quản lý thuế, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành…”
Vậy theo Luật hay theo Nghị định? Vì cả hai đều là văn bản quy phạm pháp luật? Nếu cơ quan chức năng bảo theo Luật thì doanh nghiệp được kê khai bổ sung bất kể lúc nào cũng được trong thời hạn 10 năm, miễn là phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra, theo đó doanh nghiệp được áp mức khống chế 30%. Nếu cơ quan chức năng bảo theo Nghị định, trường hợp doanh nghiệp khai bổ sung sau ngày 01/01/2021 thì cơ quan chức năng không cho áp dụng mức khống chế 30% mà chỉ được áp dụng mức khống chế 20% theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
Đại diện các doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên cho rằng, việc chồng chéo pháp luật và cách thức giải quyết của cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền ảnh hưởng đến cảm nhận của cộng đồng doanh nghiệp về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và các địa phương.
Đối với chính sách thuế, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên kiến nghị chi phí hỗ trợ phòng chống dịch nhưng thông qua Hiệp hội, Hội doanh nghiệp ... được xác định là chi phí hợp lý khi xác định thuế TNDN.
Bên cạnh đó, về Dự thảo Nghị quyết của UBTVQH, về ban hành một số giải pháp về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19, đây là chính sách rất quan trọng, có tác động lớn đến cộng dồng doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Do đó, cac doanh nghiệp đề nghị Chính phủ tiếp thu, lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp để chính sách đi vào cuộc sống, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ ban hành Nghị định này. Về đầu trang
https://diendandoanhnghiep.vn/go-kho-cho-cac-doanh-nghiep-tai-thai-nguyen-207071.html
5. Liên danh 3 thành viên trúng gói thầu 202 tỷ đồng tại Thái Nguyên
(Baodauthau.vn 27/9, Phương Bình; Đấu thầu 27/9, tr3)
Ban Quản lý dự án chương trình đô thị miền núi phía Bắc TP. Thái Nguyên vừa công bố kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu Xây lắp nút giao khác cốt đường Thống Nhất và đường Việt Bắc thuộc Dự án Chương trình đô thị miền núi phía Bắc - TP. Thái Nguyên giai đoạn II.
Gói thầu có giá 210,146 tỷ đồng, sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) kết hợp vốn đối ứng trong nước, mở thầu ngày 3/9/2021, với sự tham dự của 3 nhà thầu.
Theo đó, Liên danh Công ty CP Sản xuất công nghiệp xây lắp 3 - Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Xuân Phương - Công ty CP Đường sắt Hà Thái trúng thầu với giá 202,874 tỷ đồng, tỷ lệ giảm giá đạt 3,4 %. Thời gian thực hiện hợp đồng là 9 tháng, loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh.
2 nhà thầu tham dự còn lại gồm Công ty CP Nhà X4 và Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 18, cùng bị loại ở vòng đánh giá về năng lực, kinh nghiệm.
Theo tìm hiểu, 5 năm trở lại đây, ba thành viên trong Liên danh đã từng trúng một số gói thầu xây lắp giao thông lớn, quy mô hàng trăm tỷ đồng. Về đầu trang
https://baodauthau.vn/lien-danh-3-thanh-vien-trung-goi-thau-202-ty-dong-tai-thai-nguyen- post113519.html
6. Cty CP Gang Thép Thái Nguyên (TISCO): Lợi nhuận trước thuế đạt gấp gần 3 lần sovới kế hoạch với kế hoạch
(Thuonghieucongluan.com.vn 24/9, Hoàng Thiệp)
Năm 2021, Tisco đặt mục tiêu đạt 12.989 tỷ đồng tổng doanh thu và gần 49 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Với kết quả đạt được, công ty đã thực hiện 93,7% kế hoạch doanh thu và vượt xa mục tiêu lợi nhuận trước thuế.
Tính đến nay, tổng doanh thu của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO) đã gần đạt, đề ra cho cả năm. Theo báo cáo 8 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp của Công ty đạt 8.898,6 tỷ đồng, bằng 97,7% kế hoạch năm; tổng doanh thu đạt 12.170,2 tỷ đồng, bằng 93,7% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế đạt hơn 140 tỷ đồng, bằng 286,6% kế hoạch.
Hoạt động SXKD có hiệu quả, vượt mức chỉ tiêu cả năm đã giúp thu nhập của người lao động tăng. Hiện thu nhập bình quân của hơn 3.700 lao động trong Công ty đạt trên 12,5 triệu đồng/người/tháng, tăng gần 20% so với kế hoạch, tạo sự phấn khởi, tin tưởng lớn trong toàn đơn vị. Đây cũng là động lực để thúc đẩy khí thế thi đua lao động, SXKD nhằm tiếp tục đạt kết quả cao trong những tháng cuối năm.
Trong quý III, các nhà máy, xí nghiệp của Công ty vẫn duy trì tốt sản xuất, giảm thiểu ảnh hưởng khi nhiều tỉnh, thành phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid -19. tình hình tiêu thụ khó khăn do nhiều tỉnh, thành tiếp tục giãn cách xã hội, thị trường lắng xuống, cạnh tranh cao hơn, tồn kho tại các nhà sản xuất tăng. Công ty đã tập trung bám sát thị trường, tích cực có cơ chế, chính sách bán hàng linh hoạt, đề ra các giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo được hàng hóa được lưu thông thuận lợi, vừa đảm bảo an toàn phòng dịch.
Có được kết quả này có nhiều nhân tố: Theo giới chuyên môn đánh giá, ngoài nguyên nhân giá thép tăng, thị trường khởi sắc, sự điều hành linh hoạt, phù hợp của Ban lãnh đạo và nỗ lực của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong Công ty chính là sức mạnh để TISCO có được kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khả quan nhất trong nhiều năm qua.
Theo Ông Nguyễn Minh Hạnh, Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, Công ty đạt được doanh thu, lợi nhuận cao như vậy chủ yếu là do thị trường khởi sắc,
giá cũng như nhu cầu tiêu thụ thép trên cả nước và thế giới tăng mạnh trong những tháng đầu năm. Với những đơn vị chủ động được một phần nguyên liệu như TISCO, đây là lợi thế rất lớn. Tận dụng thế mạnh này, Công ty đã lập kế hoạch SXKD sát với thực tiễn; rà soát, tăng cường quản lý tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất, phát huy tối đa lợi thế để chủ động trong SXKD, giảm thiểu tác động từ thị trường nguyên liệu, giảm chi phí tồn kho ở mức hợp lý. Ông Hạnh cũng cho biết thời điểm này, lượng tiêu thụ thép tuy có giảm so với những tháng đầu năm nhưng vẫn ở mức cao.
Bên cạnh đó,Ban lãnh đạo Công ty đã triển khai quyết liệt các giải pháp quản trị, điều hành, đầu tư cải tạo dây chuyền công nghệ khu vực mỏ nguyên liệu, nhà máy luyện gang và các nhà máy cán thép. Đồng thời, phát huy tối đa nguồn nguyên liệu hiện có, chuẩn bị sớm nguồn nguyên liệu quan trọng cần mua ngoài như than mỡ, thép phế, phôi thép; Nhà máy Luyện gang tập trung sửa chữa, cải tạo thiết bị, nâng cao công suất thiêu kết để tận dụng tối đa quặng khai thác từ mỏ Tiến Bộ, lắp đặt cải tạo hệ thống lọc bụi lò cao, bảo vệ môi trường; Nhà máy Luyện thép Lưu Xá tập trung chuẩn bị đủ nguyên liệu để phát huy tối đa công suất phôi tự sản xuất, giúp cho Công ty chủ động được một phần phôi thép, giảm sản lượng mua phôi ngoài giá cao...
Công ty tiếp tục thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của các cơ quan cấp trên về việc báo cáo giải trình các nội dung để tháo gỡ khó khăn đối với Dự án giai đoạn 2. Đồng thời tăng cường đôn đốc các nhà thầu bảo vệ khu vực Dự án, không để mất tài sản, hạn chế xuống cấp, hư hỏng. Về đầu trang
https://thuonghieucongluan.com.vn/cty-cp-gang-thep-thai-nguyen-tisco-loi-nhuan-truoc-thue- dat-gap-gan-3-lan-so-voi-ke-hoach-a148046.html
7. Tuyến đường sắt khổ 1.435mm nào đề xuất đầu tư trong 10 năm tới?
(Baogiaothong.vn 26/9, Kỳ Nam)
Đầu tư các tuyến đường sắt khổ 1.435mm sẽ tăng cường kết nối, thúc đẩy vận tải hàng hóa phát triển đột phá...
Mạng lưới đường sắt quốc gia có tổng chiều dài 3.143 km và có 277 ga, trong đó 2.703 km đường chính tuyến, 612 km đường ga và đường nhánh, bao gồm 7 tuyến chính: Hà Nội - TP. HCM, Gia Lâm - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, Yên Viên - Lào Cai, Đông Anh - Quán Triều, Kép - Lưu Xá, Kép - Hạ Long - Cái Lân.
Về kỹ thuật, mạng lưới đường sắt quốc gia bao gồm 3 loại khổ đường, chủ yếu là khổ đường 1.000 mm (chiếm 84%), còn lại là khổ đường 1.435 mm (6%) và khổ đường lồng (10%). Khổ đường lồng là đường sắt khổ 1.435mm lồng với khổ 1.000mm, có thể chạy đầu máy, toa xe ở cả hai khổ đường trên cùng một tuyến đường sắt đơn.
Tuyến đường sắt Yên Viên - Đồng Đăng là đường lồng khổ 1.435mm với khổ 1.000mm. Ảnh: tàu hàng liên vận quốc tế tại ga Đồng Đăng
Trong số các tuyến đường sắt khổ 1.435mm và khổ lồng hiện nay, theo khảo sát của Viện Chiến lược và phát triển GTVT, chỉ có tuyến Hà Nội - Đồng Đăng là đang khai thác hiệu quả, phục vụ chạy tàu liên vận quốc tế sang Trung Quốc và quá cảnh Trung Quốc đi Trung Á, châu Âu.
Do tuyến đường này là khổ lồng, trong khi tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn quốc tế là 1.435mm, đường sắt Trung Quốc kết nối ray với đường sắt Việt Nam cũng là khổ 1.435mm. Vì thế, tàu từ Yên Viên có thể chạy thẳng sang Trung Quốc và từ Trung Quốc đi nước thứ ba.
Các tuyến còn lại chỉ khai thác mang tính chất duy trì tuyến. Đơn cử, tuyến Đông Anh - Thái Nguyên, tuyến Yên Viên - Hạ Long hiện chỉ chạy tàu hàng, sản lượng rất thấp; Còn tàu khách trước đó chỉ chạy mang tính phục vụ dân sinh, doanh thu thấp, khoảng 4-5 triệu đồng/chuyến. Nguyên nhân do đường bộ thuận lợi hơn đã hút hết khách, hàng. Riêng tuyến Yên Viên - Hạ Long, do vênh khổ đường 1.435mm với mạng đường sắt quốc gia khổ 1.000mm nên vận chuyển hàng hóa phải sang toa, chuyển tải, phát sinh nhiều chi phí, dẫn đến khách hàng không lựa chọn. Trong khi đó, dự án đường sắt khổ lồng Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân đang đầu tư dở