ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU NHỰA TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Một phần của tài liệu Đề tài “Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu và thực tiễn áp dụng tại hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến” doc (Trang 44 - 48)

NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU NHỰA TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1. Đánh giá chung

Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, việc thực hiện hợp đồng ngoại thương chỉ có các công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu của nhà nước mới được phép hoạt động. Mặt khác, do đặc điểm của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung nên chủ thể của hợp đồng nhập khẩu là hai Nhà nước, các đơn vị xuất nhập khẩu thực chất là thực hiện kế hoạch do Nhà nước giao về số lượng và qui cách chất lượng. Vì vậy việc ký kết hợp đồng nhập khẩu thường không thông qua đàm phán hay thỏa thuận, những hợp đồng này tương đối đơn giản, thường có mẫu sẵn.

Bắt đầu từ những năm 1990, chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nền kinh tế nước nhà gặp khó khăn thử thách nặng nề. Cùng lúc đó, pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (1989) ra đời cùng với các văn bản hướng dẫn, đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội kinh doanh mới, những thách thức mới. Trên cơ sở chính sách mới của nhà nước, Hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến mạnh dạn thay đổi cách thức làm ăn tìn kiếm giao dịch và ký kết hợp đồng với các khách hàng mới. Mặc dù lúc này, việc ký kết hợp đồng của Công ty thường chỉ dựa trên chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước giao nên không phản ánh rõ ràng bản chất của quan hệ kinh tế thị trường, ảnh hưởng tới việc kinh doanh của Hợp tác xã sau này. Tuy nhiên, với mô hình là Hợp tác xã được điều chỉnh theo nguồn luật riêng, nên vấn đề xuất nhập khẩu vẫn chưa được biết đến ở Hợp tác xã công nghiệp Quyết Tiến.

Đến năm 2003, khi luật Hợp tác xã mới ban hành, qui định vai trò và chức năng của Hợp tác xã cũng giống như mọi loại hình doanh nghiệp khác nên lúc này ban chủ

nhiệm Hợp tác xã mới quyết định mở rộng thị trường, giao lưu với các nền kinh tế ngoài nước cũng như đi tìm các đối tác mới. Và cho đến bây giờ, Hợp tác xã hoàn toàn tự do tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường, tự do thỏa thuận và ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu phù hợp với qui định của pháp luật Việt Nam. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Hợp tác xã đã phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về những thỏa thuận với khách hàng, về việc thực hiện những hợp đồng đã ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu.

Cho đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu của Hợp tác xã đã đi vào nề nếp, có tổ chức và sắp xếp có hệ thống việc thực hiện hợp đồng được dễ dàng. Doanh thu hàng năm của Hợp tác xã không ngừng tăng lên, tạo chỗ đứng vững chắc cho Hợp tác xã trên thị trường và đảm bảo được công ăn việc làm cho người lao động.

Đạt được nhiều thành công nhưng bên cạnh đó, Hợp tác xã vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục. Trong ký kết hợp đồng, nội dung cốt yếu của hợp đồng còn đơn giản, không thỏa thuận kỹ càng các điều khoản, chưa vận dụng được tinh thần qui định trong các bộ luật để áp dụng cho đúng, cho phù hợp. Điều này sẽ là một hạn chế, và nó sẽ gây ra những tổn thất đáng tiếc cho Hợp tác xã khi có tranh chấp xảy ra, nếu bên bán không có thiện ý.

Bên cạnh đó, khi nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa thì Hợp tác xã đa phần là mua theo giá CIF. Điều này sẽ gây ra những tổn thất kinh tế cho Hợp tác xã, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của Hợp tác xã. Điều này một phần là do cán bộ xuất nhập khẩu của Hợp tác xã chưa nắm hết các vấn đề về xuất nhập khẩu, một phần do cơ chế của Nhà nước, một phần do sự yếu kém của các Công ty Bảo hiểm và vận tải trong nước, và một phần quan trọng nữa là do thiếu thông tin về giá cả hàng hóa, cước phí, phí bảo hiểm hàng hóa, trên thị trường quốc tế khiến Hợp tác xã cũng gặp rất nhiều khó khăn trong đàm phán ký kết hợp đồng.

2. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa tại hợp tác xã công nghiệp Quyết đồng nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa tại hợp tác xã công nghiệp Quyết Tiến

Những yếu tố khách quan và chủ quan tạo điều kiện thuận lợi cho Hợp tác xã đóng một phần rất lớn vào sự thành công của Hợp tác xã hiện nay. Một mặt được Nhà nước hỗ trợ, một mặt không ngừng cố gắng vươn lên tận dụng những điều kiện có sẵn của mình, Hợp tác xã công nghiệp Quyết Tiến đã không ngừng vươn lên, đạt được những hiệu quả lớn trong hoạt động kinh doanh.

2.1.1. Về phía nhà nước

Với chính sách mở cửa của nền kinh tế, tăng cường tự do thương mại Nhà nước đã cho phép các doanh nghiệp chủ động trong tìm kiếm và ký kết hợp đồng với khách hàng của nhiều nước không phân biệt chế độ kinh tế và chính trị, đó chính là cánh cửa mở rộng cho các nhà doanh nghiệp trực tiếp ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu với các khách hàng nước ngoài.

Việc ban hành luật Thương mại Việt Nam 2005 là một bước tiến lớn của Việt Nam trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Bộ luật này được ra đời dựa trên tinh thần nội luật hóa quốc tế, góp phần sửa đổi bổ sung rất nhiều hạn chế mà bộ luật thương mại năm 1997 mang lại. Mặt khác, Nhà nước cho thành lập nhiều ngành học mới liên quan về pháp luật kinh tế trong hệ thống trường đại học hiện nay.

Thủ tục hành chính được tinh giản cũng là một thuận lợi lớn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong công tác ký kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.

2.1.2. Về phía hợp tác xã

Hợp tác xã là một loại hình doanh nghiệp rất đặc thù mà chỉ đến năm 2003 mới được phép tham gia vào các hoạt động kinh doanh như các loại hình doanh nghiệp khác. Tuy vậy, thì Hơp tác xã cũng có được một số thuận lợi như sau:

Thứ nhất, Hợp tác xã có một quan hệ bạn hàng mật thiết và có khá nhiều kinh nghiệm giao dịch, cộng với chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng. Bởi vì bên cạnh nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa, Hợp tác xã còn xuất khẩu nhiều mặt hàng khác cho thị trường nước ngoài.

Thứ hai, Hợp tác xã đề ra chủ trương và biện pháp cụ thể để đẩy mạnh sản xuất, xây dựng cơ chế và qui chế khen thưởng khuyến khích sản xuất.

Mặt hàng kinh doanh của Hợp tác xã đang được đa dạng hóa dần. Cơ cấu mặt hàng thay đổi hợp lý hơn, chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

2.2. Khó khăn

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, cũng như những thuận lợi mà Hợp tác xã có được, vẫn còn những tồn tại mà Hợp tác xã còn gặp phải:

2.2.1. Về phía nhà nước

Thứ nhất, luật Thương mại Việt Nam 2005 ra đời nhưng ảnh hưởng của luật này tới môi trường pháp lý về kinh doanh xuất nhập khẩu là chưa được như mong đợi. Vẫn còn thiếu rất nhiều những văn bản hướng dẫn cụ thể trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp nói chung và Hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến nói riêng.

Thứ hai, sự mở cửa và chính sách hội nhập cũng gây ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp nói chung cũng như Hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến nói riêng, bởi vì nó đòi hỏi sự cạnh tranh rất cao, tính năng động, không ngừng nâng cao chất lượng cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao yêu cầu khắt khe của thị trường.

2.2.2. Về phía hợp tác xã

Nền kinh tế thị trường với qui luật tự do thương mại, tự do kinh doanh cũng như cạnh tranh buộc Hợp tác xã phải phát huy tính tự chủ, cho nên những hoạt động nhập khẩu của Hợp tác xã trong những năm đầu không tránh khỏi những khó khăn do chưa có kinh nghiệm nhiều.

Các thông tin về pháp luật, thị trường về chính sách ngoại thương của nước đối tác còn rời rạc, phân tán, do Việt Nam chưa có kênh thông tin chính thức. Đây là một thiệt thòi lớn cho Hợp tác xã.

Cơ chế quản lý pháp luật, chính sách thuế xuất nhập khẩu thay đổi và thiếu tính đồng bộ đang gây trở ngại lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu của Hợp tác xã.

lên của khách hàng là do nguồn lực vốn của Hợp tác xã cũng có hạn.

Một phần của tài liệu Đề tài “Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu và thực tiễn áp dụng tại hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến” doc (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w