Giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Đề tài “Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu và thực tiễn áp dụng tại hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến” doc (Trang 26 - 29)

Theo Điều 317 luật Thương mại Việt Nam 2005: “Hình thức giải quyết tranh chấp có các hình thức như sau:

 Thương lượng giữa các bên.

 Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải.

 Giải quyết tại Trọng tài hoặc tòa án.”

5.1. Giải quyết tranh chấp do thương lượng giữa các bên

Khi phát sinh tranh chấp, các bên tự nguyện và nhanh chóng liên hệ, gặp gỡ với nhau để thương lượng tìm cách tháo gỡ bất đồng với mục đích chung là giữ gìn mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp và lâu dài giữa họ.

Thương lượng được tiến hành độc lập hoặc cùng với quá trình tố tụng tại Trọng tài hoặc tòa án.

Đối với thương lượng độc lập: Kết quả thương lượng coi như một thỏa thuận mới về tranh chấp, các bên phải thi hành tự nguyện.

5.2. Giải quyết tranh chấp do hòa giải

Hòa giải là một quá trình giải quyết tranh chấp mang tính chất riêng tư, trong đó hòa giải viên là người thứ ba trung gian giúp các bên đạt được một sự thỏa thuận. Hòa

giải sẽ lập tức chấm dứt nếu hai bên không đạt được một sự thỏa thuận. Hiệu lực của hòa giải chỉ giống như một điều khoản của hợp đồng ràng buộc các bên.

Khi hai bên không thể giải quyết những bất đồng của mình bằng thương lượng hay hòa giải thì theo thỏa thuận của hợp đồng sẽ đưa ra Trọng tài hay tòa án giải quyết.

5.3. Giải quyết tranh chấp theo thủ tục Trọng tài

Văn bản áp dụng: Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003.

Trọng tài là quá trình giải quyết tranh chấp do các bên tự nguyện lựa chọn, trong đó bên thứ ba trung lập sau khi nghe các bên trình bày sẽ ra một quyết định hợp đồng có tính chất bắt buộc đối với các bên tranh chấp. Trọng tài thương mại có ba đặc điểm:

 Phải có sự thỏa thuận của các bên việc đưa tranh chấp ra xét xử bằng trọng tài.

 Trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài sẽ đưa ra một bên quyết định, sau khi cân nhắc mọi chứng cứ và lập luận của các bên.

 Các quyết định và phán quyết của trọng tài có thể được tòa án công nhận và cho thi hành thông qua mọi thủ tục tư pháp.

Sau khi nhận được phán quyết của trọng tài, các bên thường tự nguyện thi hành vì nhiều lý do: Muốn giữ quan hệ làm ăn lâu dài vì biết rằng ít có khả năng để tòa án xem xét và thay đổi lại quyết định của trọng tài. Hiệu quả cuối cùng của trọng tài là phán quyết trọng tài thì phải thi hành tại nước có tài sản để thi hành của bên thua.

Pháp lệnh trọng tài thương mại được ban hành góp phần quan trọng vào việc thực hiện tốt hơn sự công nhận và thi hành quyết định của trọng tài Việt Nam tại Việt Nam.

5.4. Giải quyết tranh chấp theo thủ tục tại Toà án

Văn bản áp dụng: Luật Thương mại 2005, luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2003, bộ luật tố tụng dân sự năm 2005.

Tòa án không có thẩm quyền xét xử đương nhiên đối với một tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán ngoại thương vì một trong các bên đương sự là người nước ngoài đối với bên kia. Tòa án chỉ có quyền giải quyết khi trong hợp đồng các bên thỏa thuận giao cho tòa án giải quyết chứ không giao cho Trọng tài. Mặt khác, trong điều ước quốc tế cũng không qui định giao cho Trọng tài giải quyết. Tòa án còn có thẩm

quyền giải quyết trong trường hợp điều ước quốc tế có liên quan qui định giao tranh chấp cho tòa án giải quyết. Như vậy, muốn kiện tới tòa nào thì người đi kiện phải căn cứ vào hợp đồng và điều ước quốc tế có liên quan.

Khi kiện tới tòa án cần lưu ý:

 Luật áp dụng giải quyết tranh chấp là luật áp dụng cho hợp đồng và theo thủ tục tư pháp của nước mà tòa án mang quốc tịch.

 Xác định đúng thẩm quyền về người và thẩm quyền về việc của tòa án định chọn đối với tranh chấp phát sinh từ hợp đồng.

Việc xác định đúng thẩm quyền về người thường là điểm yếu của phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án. Phương án tốt nhất là kiện ở nơi mà tòa án có thể tìm thấy được bị đơn.

Hiệu lực thi hành bản án ở các nước có liên quan đến vụ kiện, tính khách quan của tòa án được chọn đối với người nước ngoài tham gia tố tụng, thời gian và chi phí.

Đối với phần lớn các nước trên thế giới, bản án của tòa án một nước chỉ được tòa án nước khác cho thi hành trên lãnh thổ quốc gia đó khi hai nước có hiệp định chung về vấn đề đó.

Hiện nay, phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án không được ưa chuộng vì những khó khăn do thủ tục tư pháp ở tòa án mang lại, mặt khác, giải quyết tranh chấp bằng tòa án lại mang tính công khai, không đảm bảo được bí mật kinh doanh. Bên cạnh đó, chưa có điều ước quốc tế nào về công nhận và thi hành bản án của tòa án giải quyết các tranh chấp mang tính quốc tế như: Công ước NewYork 1958 đối với giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Các nước có thể đưa ra những căn cứ để không công nhận bản án của tòa án nước ngoài. Do vậy áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng thủ tục tố tụng Trọng tài vẫn được ưa chuộng và phổ biến nhất.

Chương II

Một phần của tài liệu Đề tài “Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu và thực tiễn áp dụng tại hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến” doc (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w