Nguyên nhân khiến Mỹ-Trung khó đạt thỏa hiệp thương mạ

Một phần của tài liệu BCA145+(1) (Trang 29 - 31)

TTXVN (Washington) - Viện nghiên cứu Brookings mới đây đăng bài phân tích

về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung của hai chuyên gia Cheng Li và Diana Liang. Nội dung như sau:

Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc không phải là hiện tượng mới. Từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, hai nước đã 35 lần đâm đơn kiện lẫn nhau trong cơ chế này. Các động thái đánh thuế hàng nhập khẩu lẫn nhau gần đây giữa hai nước cho thấy căng thẳng leo thang và có thể kéo dài. Có 3 nhân tố tác động quan trọng có thể giúp hiểu được tình hình hiện tại của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Thứ nhất, những tính toán chính trị đang giới hạn các giải pháp của Trung Quốc.

Mặc dù cuộc chiến tranh thương mại sẽ gây tổn thất cho cả hai bên, nhưng nước có thặng dư thương mại thường chịu tác động lớn hơn. Chiến tranh thương mại không chỉ tác động đến các kế hoạch phát triển kinh tế xương sống của Trung Quốc như “Vùng Vịnh lớn- Greater Bay Area”, “Đồng bằng sông Trường Giang” và “Hành lang Bắc Kinh-Thiên Tân- Hà Bắc”, mà còn ảnh hưởng đến tất cả các thành phần kinh tế Trung Quốc do sự phụ thuộc của nước này vào ngoại thương. Các thị trường tài chính-chứng khoán của Trung Quốc đều phản ứng tiêu cực, trong đó thị trường Thượng Hải và Hong Kong đều giảm sâu. Tình trạng này tiếp diễn có thể phá vỡ các biện pháp cân bằng của chính phủ Trung Quốc và dẫn tới việc dòng tiền chảy ra nước ngoài ngày càng nhiều, gây nguy hại cho ngành ngân hàng cũng như khả năng kiểm soát nợ ở các địa phương. Sự đối đầu thương mại gia tăng cũng sẽ đẩy giá bất động sản tại Trung Quốc lên cao – một vấn đề nhạy cảm trong dư luận Trung Quốc.

Ngược lại, Mỹ có nền kinh tế mạnh và ổn định. Các hành động trả đũa thương mại của Trung Quốc đang tập trung vào các ngành công nghiệp cụ thể và nhắm vào các khu vực địa lý nhất định ở Mỹ. Phần đánh thuế lớn nhất của Trung Quốc nhằm vào hàng hóa Mỹ là sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm (chiếm 38%) và tập trung vào các khu vực bầu cử ủng hộ Trump. Tuy nhiên, do Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc nhiều hơn chiều ngược lại, nên khả năng Trung Quốc gây tổn thương cho Mỹ thông qua việc đánh thuế chỉ có tác động giới hạn.

Những mất mát như vậy đối với nền kinh tế sẽ tạo áp lực chính trị rất lớn cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình đang chịu sức ép mạnh trong giải quyết

cuộc chiến tranh thương mại này và bất kỳ bước đi sai lầm nào cũng có thể thúc đẩy cuộc khủng hoảng chính trị bên trong Trung Quốc. Trong bối cảnh này, giới lãnh đạo Trung Quốc nên tìm giải pháp hơn là thỏa hiệp trong thương mại. Nếu Mỹ tiếp tục leo thang căng thẳng và áp lực chính trị nội bộ Trung Quốc ngày càng dâng cao thì ông Tập sẽ có ít lựa chọn hơn. Trong bối cảnh các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang lo sợ bị xem là đầu hàng trước các đòi hỏi của Mỹ, sức ép chính trị trong nước gia tăng có thể buộc họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải có quan điểm cứng rắn.

Thứ hai, quan hệ được cải thiện giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng làm giảm lợi thế

của ông Trump. Tổng thống Trump rất thích sự trao đổi giữa các vấn đề thương mại, an ninh và chính trị để tạo lợi thế trong đàm phán. Ông Trump đã chứng minh điều này khi rút lại tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ nhằm đổi lấy sự hợp tác của Bắc Kinh trong vấn đề Triều Tiên, tức thỏa thiệp trong lĩnh vực kinh tế để theo đuổi các lợi ích an ninh. Tuy nhiên, quan hệ giữa Bắc Kinh với Bình Nhưỡng ngày càng được cải thiện đáng kể khiến ý đồ của Mỹ thất bại.

Quan hệ Mỹ-Trung cũng có các thay đổi quan trọng trong vài tháng qua. Bản Thông điệp Liên bang của ông Trump năm 2018 đã xác định Trung Quốc (cùng với các nhóm khủng bố, các quốc gia bất hảo và Nga) là đối thủ. Chiến lược an ninh quốc gia và Chiến lược quốc phòng quốc gia cũng chỉ rõ Trung Quốc là đối thủ chiến lược của Mỹ. Những ngôn từ như vậy là sự cảnh báo đối với Trung Quốc. Hơn nữa, mối lo ngại về an ninh của Trung Quốc cũng bị khuấy động bởi các động thái của Mỹ đối với Đài Loan, bao gồm việc thông qua Luật Đi lại với Đài Loan và kế hoạch thăm cảng Đài Loan của tàu chiến Mỹ. Sự mất lòng tin này khiến cho giới lãnh đạo Trung Quốc nghi ngờ bất kỳ thỏa thuận nào với phía Mỹ. Tình hình chính trị nội bộ của cả hai nước cũng gây khó khăn cho giới lãnh đạo hai bên đạt thỏa thuận nào đó.

Thứ ba là vai trò của đội ngũ cố vấn diều hâu của Trump và giới doanh nghiệp do

dự của Mỹ. Đội ngũ cố vấn hiện tại của Trump cũng đang làm phức tạp những nỗ lực nhằm đưa hai bên bước vào đàm phán. Theo quan điểm của Trung Quốc, sự ra đi của Gary Cohn và việc gạt ra ngoài lề Jared Kushner đang khiến cho đội ngũ cố vấn của Trump còn ít người có quan điểm tích cực về Trung Quốc. Các quan chức hiện tại như Robert Lighthizer, Peter Navarro và John Bolton đều có quan điểm diều hâu với Trung Quốc, trong đó Navarro và Bolton là người có quan điểm thân Đài Loan. Sự hoài nghi về Trung Quốc đã không đem lại nhiều cơ hội cho thương lượng hoặc thỏa hiệp.

Trung Quốc cũng không thể hy vọng giải quyết vấn đề thông qua giới doanh nghiệp Mỹ do họ ngày càng ít sẵn sàng trong việc thuyết phục Trump bước vào đàm phán. Mặc dù, các công ty Mỹ thường than phiền về mất mát từ các biện pháp đánh thuế hiện tại và phản đối chiến tranh thương mại, nhưng họ cũng bị cản trở bởi chính sách công nghiệp của Trung Quốc, sự can thiệp của đảng vào các dự án hợp tác, Luật An ninh Quốc gia mới của Trung Quốc và xu hướng tiêu cực trong hệ thống “tư bản nhà nước” Trung Quốc. Những quan ngại này càng chồng chất bởi việc Trung Quốc trong nhiều năm qua không

thực hiện lời hứa mở cửa. Bởi vậy, Trung Quốc có ít “bạn bè” ở Mỹ và phải cố gắng giảm căng thẳng thông qua tiếp cận các nhân vật trong đội ngũ cố vấn của ông Trump.

Ở cái nhìn tổng thể hơn, các điều kiện an ninh và chính trị đã tạo nên môi trường khó khăn cho đàm phán và thỏa hiệp. Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng cả hai bên sẽ thay đổi quan điểm và đạt được thỏa thuận. Trump nổi tiếng với việc hay thay đổi quan điểm. Trung Quốc có thể tìm thấy giải pháp không theo quy chuẩn thông qua khai thác quan điểm của Trump về các vấn đề kinh tế, chính trị, an ninh và tìm ra điểm lợi thế cho mình. Tuy nhiên, những áp lực chính trị và an ninh có thể cản trở giới lãnh đạo Trung Quốc tìm giải pháp thỏa hiệp với Mỹ./.

Một phần của tài liệu BCA145+(1) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w