Chúc các bạn thành công.

Một phần của tài liệu Bộ đề HSG 7 gồm có những gì (Trang 31 - 33)

I. Kinh nghiệm khi bồi dưỡng HSG

9. Chúc các bạn thành công.

Các bạn cứ thử làm một vài đề thôi để biết cần bao nhiêu thời gian, các bạn cũng có thể sưu tầm khoảng 10 đề xem hết bao nhiêu thời gian.

Bộ tài liệu, đề SHG của chia sẻ để phục vụ nâng cao chất lượng cho học sinh của bạn. Vì thế mình không phân quyền cho mục đích thương mại dưới mọi hình thức. Khi mình chia sẻ tài liệu dĩ nhiên là mình có nhiều cách bảo vệ tài liệu của mình. Để tránh mọi phiền phức, rất mong các bạn tôn trọng.

Chúng ta hãy là những người bạn để chia sẻ và kết nối thay vì những cuộc chiến tranh trên mạng để rồi ai cũng sẽ trở thành người nổi tiếng bạn nhé.

Tài liệu của mình chỉ được dùng để nâng cao chất lượng, bạn không được chia sẻ đưới mọi hình thức và mục đích. Chúng ta không nên và không muốn là người nổi tiếng trên mạng xã hội vì những điều không cần thiết.

KINH NGHIỆM NHỎ KHI LUYỆN HSG.

(phiên bản 2 thứ 2) 1. Khi dạy trên lớp

- Trong quá trình dạy trên lớp GV phải có vài 3 câu hỏi dành cho đối tượng HSG để các em tập làm quan, tập tư duy và cũng là nội dung mình sẽ bồi dưỡng ở buổi chiều.

Ví dụ 1: Khi dạy bài Chuyện người con gái Nam Xương Gv sẽ hỏi: Cái tài của mỗi nhà văn là phát hiện ra những hạt ngọc ẩn dấu bên trong tâm hồn của mỗi con người.

Vậy theo em hạt ngọc ẩn dấu bên trong tâm hồn của Vũ Nương là gì? (Đây cũng sẽ là 1 đề HSG)

Ví dụ 2: Hay khi dạy bài Lão Hạc, Gv hỏi:

“Xây dựng tình huống truyện độc đáo là một trong những yếu tố góp phần đem lại sự thành công cho truyện ngắn, giúp nhà văn khắc họa rõ nét phẩm chất, tính cách, khả năng ứng xử của nhân vật đồng thời bộc lộ sâu sắc ý đồ tư tưởng của mình”. Vậy trong truyện tình huống nào bộc lộc tính cách nhân vật và tư tưởng của tác giả?

Ví dụ 3: Khi dạy Truyện Kiều, GV đặt câu hỏi: Vì sao nói truyện Kiều là viên ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi hay thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ không một lần lõ nhịp ngang cung?. Vậy viên ngọc quý trong truyện Kiều là gì?

Ví dụ 4: Hoặc khi dạy văn bản chuyện người con gái Nam Xương, GV cũng nên hỏi:

Chi tiết trong truyện là người tí hon nhưng lại mang sứ mệnh của người khổng lồ?

Vậy trong truyện chi tiết nào được xem là chi tiết tí hon nhưng mang sự mệnh người khổng lồ? Đó là sứ mệnh gì?

Ví dụ 5:Hoặc khi dạy ca dao lớp 7 ta có thể hỏi: Bác Hồ từng cho rằng: Ca dao là hòn ngọc quý” Vậy theo em em hiểu hòn ngọc quý ở ca dao là gì?

Một phần của tài liệu Bộ đề HSG 7 gồm có những gì (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w