Tìm luận cứ

Một phần của tài liệu Bộ đề HSG 7 gồm có những gì (Trang 42 - 47)

- Cách 2: Biểu cảm trước, biể uý sau

3. Tìm luận cứ

- Là lý lẽ và dẫn chứng làm cơ sở để thuyết phục luận điểm - Cách tìm:

+ Dựa vào luận điểm phụ

+ Dựa vào văn bản (Nghị luận văn chương), thực tế cuộc sống (Nghị luận đời sống xã hội)

+ Dựa vào hình thức nghị luận: Luận cứ thiên về dẫn chứng đối với bài văn chứng minh, lí lẽ giảng giải đối với bài văn giải thích

+ Đặt câu hỏi: (Những câu hỏi nào để thuyết phục, khẳng định luận điểm phụ )

Ví dụ: Đề ra: Tìm luận cứ cho luận điểm phụ “ Bánh trôi nước ca ngợi vẻ đẹp toàn diện, viên mãn của người phụ nữ

Luận cứ: “ Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

B. Thực hành

Không thầy đố mày làm nên.

Học thầy không tày học bạn.

Theo em, hai cau này có mâu thuẫn với nhau không. Vì sao? Hướng dẫn tìm ý:

a. Mở đoạn:

- Giới thiệu chung về tục ngữ: Tục ngữ là túi khôn của người xưa. Mỗt câu tục ngữ lấp lánh một vẻ đẹp riêng.

- Giới thiệu câu tục ngữ : Trong đó, hai câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” và “Không thầy đố mày làm nên” để lại trong ta thật nhiều suy ngẫm.

b. Thân đoạn:

- Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” đã khẳng định, đề cao vai trò có tính chất quyết định của người thầy trong bước trưởng thành của mỗi người.

- Còn câu “Học thầy không tày học bạn” lại khẳng định tầm quan trong của việc bạn. “Học bạn” là học hỏi bạn bè cùng trang lứa. Học bạn có những ưu thế đặc biệt: gần gũi, thoải mái, không cách bức…. Từ đó, câu tục ngữ này khuyên ta phải khiêm tốn học hỏi bạn bè, không được coi thường bạn.

- Mối quan hệ của hai câu tục ngữ: Hai câu tục ngữ có ý nghĩa đối lập nhưng không mâu thuẫn nhau, không loại trừ nhau mà bổ sung ý nghĩa cho nhau:

+ Học thầy là quan trọng nhất nhưng cũng phải học hỏi thêm bạn bè

+ Đề cao việc học bạn nhưng không hạ thấp việc học thầy. “Học thầy không tày học bạn” không phải là coi trọng việc học bạn quan trọng hơn việc học thầy mà muốn nhấn mạnh một đối tượng khác, một phạm vi khác mà con người cần phải học để bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức.

- Nghĩa rộng: Mở rộng hơn, ta có thể hiểu, nói đến thầy là nói đến nhà trường, đến những tri thức sách vở, nói đến bạn là nói đến thực tiễn đời sống muôn màu, muôn vẻ. Tri thức đời sống rất quan trọng nhưng không ai có thể phủ nhận được vai trò nhà trường, của sách vở trong việc mở mang kiến thức, bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách con

người. Tri thức sách vở và tri thức đời sống đều cần thiết, ko loại trừ nhau, trái lại bổ sung cho nhau để con người được hoàn thiện.

c. Kết đoạn: Hai câu tục ngữ đã để lại cho chúng ta bài học quý giá về việc học cũng như cách ứng xử, giáo tiếp trong cuộc sống. Những bài học ấy đến nay vẫn còn có ý nghĩa sâu sắc đối với mỗi người.

Đề 12: Tìm ý cho bài văn “ ích lợi của việc đọc sách”

* Luận điểm chính: Lợi ích của việc đọc sách Thể hiện: - Nhan đề

- Câu văn + Cuốn sách tốt là…..

+ Chọn sách… trân trọng… * Luận điểm phụ:

- Sách mở mang trí tuệ:

( Luận cứ: + Hiểu biết về thế giới xung quanh

+ Hiểu biết về quá khứ, hiện tại, tương lai ) - Sách bồi dưỡng, làm đẹp tâm hồn:

( Luận cứ: + Chia sẻ, đồng cảm với niềm vui và nỗi đau của con người + Thưởng thức vẻ đẹp của thế giới và con người

+ Hưởng vẻ đẹp và thú chơi ngôn từ

Đề 3: Lập ý cho đề bài sau “Sách là người bạn lớn của con người”

Hướng dẫn tìm ý:

* Luận điểm chính: Sách là người bạn lớn của con người * Luận điểm phụ: - Thế nào là bạn tốt?

- Lợi ích của việc đọc sách? + Cách mở mang trí tuệ

+ Sách bồi dưỡng, làm đẹp tâm hồn

- Nếu cuộc sống chúng ta không có sách thì sẽ như thế nào? + Rất buồn tẻ

Đề 4: Lập ý cho đề bài sau “Bánh trôi nước là bài ca về số phận và vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến”.

Luận điểm phụ 1: “Bánh trôi nước” là bài ca về vẻ đẹp toàn diện viên mãn của người phụ nữ:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

 Phân tích dẫn chứng:

- Nghĩa thực: Chiếc bánh trôi thân thương, bình dị được làm bằng bột gạo trắng tinh, ngon, ngọt, tròn trịa, hấp dẫn.

- Nghĩa ẩn dụ: vẻ đẹp vẹn toàn của người phụ nữ. - Tính từ: “trắng”, “tròn”

- Quan hệ từ “Vừa ... vừa...”. - Hai tiếng thân em

Luận điểm phụ 2: “Bánh trôi nước” là bài ca về số phận khổ đau, bất hạnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Luận cứ 1: Số phận long đong, chìm nổi, lận đận, truân chuyên:

Bảy nổi ba chìm với nước non

 Phân tích dẫn chứng:

- Nghĩa thực: Quá trình luộc bánh

- Nghĩa ẩn dụ: Cuộc đời long đọng, lận đận của người phụ nữ xưa. - Thành ngữ “Bảy nổi ba chìm

”Luận cứ 2: Người phụ nữ trong xã hội phong kiến không có quyền định đoạt hạnh phúc của mình, họ luôn phải sống một cuộc đời lệ thuộc:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

 Phân tích dẫn chứng:

- Nghĩa thực: Qua trình nặn bánh.

- Nghĩa ẩn dụ: Người phụ nữ với số phận đắng cay, tủi cực, đời sống bị lệ thuộc bởi xã hội nam quyền độc đoán.

- Đảo ngữ: Các từ “rắn”, “nát” được đưa lên đầu câu: nhấn mạnh sự xô đẩy nghiệt ngã, phũ phàng của xã hội phong kiến đối với thân kiếp nhỏ nhoi, thấp hèn của người phụ nữ.

Luận điểm phụ3: “Bánh trôi nước” là bài ca về vẻ đẹp tâm hồn, phẩm giá:

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

 Phân tích dẫn chứng:

- Cụm từ “tấm lòng son”:

+ Nghĩa thực: nhân bánh làm bằng đường đỏ, dù nấu kĩ thế nào thì màu đỏ như son ấy vẫn không thể phai nhạt.

+ Nghĩa ẩn dụ, tượng trưng: tâm hồn trong trắng, trinh nguyên, tấm lòng chung thuỷ, son sắt, nghĩa tình của người phụ nữ.

- Quan hệ từ “mà” đứng đầu câu thơ: khẳng định, cuộc đời càng phũ phàng, bạc bẽo thì phẩm chất người phụ nữ càng lung linh, toả sáng.

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬNI. Kĩ năng lập dàn ý I. Kĩ năng lập dàn ý

A. Mở bài:

Một phần của tài liệu Bộ đề HSG 7 gồm có những gì (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w