CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp thu hái hạt giống và đặc điểm hình thái quả, hạt
Quả Lơi khoai phải được thu hái từ những cây sinh trưởng tốt, thân thẳng, tán rộng và đều, không bị sâu bệnh. Khi thu hái quả về ủ khoảng 2 - 3 ngày cho chín đều, rồi phơi 2 ngày trong nắng để tách hạt, sau đó sàng xẩy sạch vỏ, tạp vật, loại bỏ những hạt bị lép, hỏng, phơi hạt trong râm mát, sau đó cất trữ hạt nơi khơ mát.
Quan sát, mơ tả đặc điểm hình thái quả, hạt (màu sắc, hình dạng, kích thước). Mơ tả hình thái, màu sắc hạt. Thu ngẫu nhiên 1.000 quả, sau đó làm khơ hạt, tiến hành cân khối lượng 1.000 hạt bằng cân đĩa có độ chính xác đến gam, hạt đã được rút ẩm còn 5%. Xác định tỷ lệ hạt chắc/lép bằng cách giải phẫu hạt. Mơ tả hình thái, màu sắc hạt.
- Phương pháp bảo quản hạt giống:
+ Thí nghiệm bảo quản hạt: Tiến hành bảo quản hạt với 3 công thức, mỗi công thức 3 lần lặp, mỗi công thức bảo quản 90 hạt.
+ Bảo quản khô lạnh hạt giống ở nhiệt độ (5-100C).
+ Bảo quản khơ trong bình kín ở nhiệt độ trong phịng (20-250C).
+ Bảo quản ở nhiệt độ thường (20-250C).
Sau đó, xác định tỷ lệ và thời gian sống của hạt giống đối với mỗi phương pháp bảo quản hạt giống sau 1 tháng bảo quản.
Hạt trước khi gieo ươm được khử trùng bằng dung dịch thuốc tím KMnO4 0,05% trong 15 phút. Thí nghiệm được bố trí theo khối hồn tồn ngẫu nhiên.
Hạt giống sau khi lựa chọn từ thí nghiệm bảo quản hạt tốt nhất sẽ được đem đi xử lý.
Thí nghiệm ảnh hưởng nhiệt độ của nước đến khả năng nảy mầm của hạt giống: Thí nghiệm được bố trí theo khối hồn tồn ngẫu nhiên, 3 lần lặp cho mỗi công thức, số hạt cho mỗi lần lặp là 30 hạt, tổng số 450 hạt/3 lần lặp/5 công thức.
+ Công thức 1: Đối chứng không ngâm, gieo trực tiếp
+ Công thức 2: Ngâm hạt trong nước thường (nước lã) trong 24 h sau đó để ráo nước và ủ hạt
+ Công thức 3: Ngâm hạt trong nước 300C để nguội dần trong 24 h sau đó để ráo nước và ủ hạt
+ Công thức 4: Ngâm hạt trong nước 500C để nguội dần trong 24 h sau đó để ráo nước và ủ hạt
+ Công thức 5: Ngâm hạt trong nước 700C để nguội dần trong 24 h sau đó để ráo nước và ủ hạt
Theo dõi hàng ngày và đo đếm thời gian nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm hạt giống ở mỗi cơng thức.
- Thí nghiệm xác định khả năng nảy mầm của hạt giống trên các giá thể:
Thí nghiệm được thực hiện với 3 lần lặp, mỗi lần lặp là 30 hạt, tổng số là 90 hạt. Sau khi xử lý hạt bằng nước 700 trong thời gian 24h, để ráo nước, hạt của mỗi công thức được gieo riêng trên 1 loại giá thể:
+ Công thức 1: Giá thể cát
+ Công thức 2: Giá thể đất (tầng đất mặt)
+ Công thức 3: Ủ trong túi vải
của Lại Thanh Hải (2017), về nhân giống cây Xoan nhừ, đề tài thử nghiệm 5 cơng thức thí nghiệm, từ đó chọn cơng thức trội nhất, cụ thể như sau:
Thí nghiệm được bố trí theo khối hồn tồn ngẫu nhiên, với 4 công thức và mỗi công thức được lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp là 50 hạt/50 bầu. Mỗi công thức là 150 hạt, tổng số hạt đem thí nghiệm là 600 hạt/600 bầu, theo dõi tỷ lệ nảy mầm của hạt của mỗi công thức là 150 hạt theo dõi từ đầu đến lúc được 15 ngày và theo dõi tiếp đến 30 ngày.
+ Công thức I: 98 % đất tầng mặt + 2 % NPK
+ Công thức II: 93 % đất tầng mặt + 5 % phân chuồng hoai + 2 % NPK
+ Công thức III: 88 % đất tầng mặt + 10 % phân chuồng hoai + 2 % NPK + Công thức IV: 83 % đất tầng mặt + 15 % phân chuồng hoai + 2 % NPK Thí nghiệm theo dõi sinh trưởng của cây con: Mỗi cơng thức thí nghiệm chọn 90 cây, 3 lần lặp, mỗi lần lặp 30 cây. Các cây con trong các thí nghiệm đồng nhất về sinh trưởng, chất lượng đầu vào, chiều cao trung bình là 7cm, đường kính gốc trung bình 1,5 cm, có từ 2 - 3 cành lá. Chế độ chăm sóc và tưới nước đồng nhất như nhau, gồm: nhặt cỏ, phá váng 1 lần/tháng, tưới nước đủ ẩm 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và chiều tối. Đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của cây con đến 4 tháng tuổi.
- Thí nghiệm về tưới nước:
Bố trí 4 cơng thức thí nghiệm về tưới nước gồm:
+ Công thức 1: Ngày tưới 2 lần (sáng và chiều) với liều lượng 4 lít/m2
+ Cơng thức 2: Ngày tưới 1 lần với liều lượng 4 lít/m2
+ Cơng thức 3: 2 ngày tưới 1 lần với liều lượng 4 lít/m2
+ Cơng thức 4: 3 ngày tưới 1 lần với liều lượng 4 lít/m2
Mỗi cơng thức thí nghiệm là 90 cây, 3 lần lặp, mỗi lần lặp 30 cây. Các cây con trong các thí nghiệm được gieo ươm trong điều kiện hỗn hợp ruột bầu giống nhau, đồng nhất về sinh trưởng, chất lượng đầu vào, chiều cao trung bình là 7cm, đường kính gốc trung bình 1,5cm, có từ 2 - 3 cành lá. Các
ơ thí nghiệm/cơng thức được ngăn cách bằng vách nhựa để tưới nước công thức này khơng thấm sang cơng thức khác.
- Thí nghiệm về che sáng:
Áp dụng giàn che nhân tạo để tạo các điều kiện che sáng khác nhau. Dàn che ánh sáng bằng lưới đen che sáng theo các tỷ lệ đã được định sẵn theo các cơng thức thí nghiệm.
+ Cơng thức 1: Che 25% ánh sáng trực xạ.
+ Công thức 2: Che 50% ánh sáng trực xạ.
+ Công thức 3: Che 75% ánh sáng trực xạ.
+ Công thức 4: Không che sáng (đối chứng)
Mỗi cơng thức thí nghiệm là 90 cây, 3 lần lặp, mỗi lần lặp 30 cây. Các cây con trong các thí nghiệm được gieo ươm trong điều kiện hỗn hợp ruột bầu giống nhau, đồng nhất về sinh trưởng, chất lượng đầu vào, chiều cao trung bình là 7cm, đường kính gốc trung bình 1,5cm, có từ 2 - 3 cành lá. Chế độ chăm sóc và tưới nước đồng nhất như nhau, gồm: nhặt cỏ, phá váng 1 lần/tháng, tưới nước đủ ẩm 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và chiều tối.
- Thí nghiệm về ảnh hưởng của phân bón
Thí nghiệm được bố trí theo khối hồn tồn ngẫu nhiên, với 4 cơng thức, 3 lần lặp, mỗi cơng thức thí nghiệm 90 cây (30 cây/lần lặp). Bón phân khi cây được 2 tháng tuổi, được gieo ươm từ hạt với hỗn hợp ruột bầu đồng nhất là: 88 % đất tầng mặt + 10 % phân chuồng hoai + 2 % NPK; cây con đồng nhất về sinh trưởng, chiều cao trung bình là 10,3cm; đường kính 0,32cm, nhặt cỏ phá váng 1 lần/1 tháng, tưới nước đủ ẩm ngày 2 lần. Theo dõi sinh trưởng của cây sau khi bón phân 30 ngày và 60 ngày tiếp theo.
Công thức 1: N - P2O5 - K2O: 16-16-8 Công thức 2: N - P2O5 - K2O: 20-20-15 Công thức 3: N - P2O5 - K2O: 30-10-5 Công thức 4: Khơng bón phân (Đối chứng)
Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ở các thí nghiệm:
* Thu thập số liệu khả năng nảy mầm của hạt: Đếm số hạt nảy mầm mỗi ngày từ khi gieo đến 15 ngày sau gieo và tiếp tục theo dõi đến khi gieo ươm được 30 ngày.
* Theo dõi sinh trưởng của cây đến 4 tháng tuổi, các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:
- Tỷ lệ cây sống: từ khi bắt đầu bố trí thí nghiệm, định kỳ 15 ngày theo dõi 1 lần đến 30 ngày.
- Sinh trưởng: Chiều cao cây (Hvn) được đo bằng thước khắc vạch, độ chính xác đến mm. Đường kính gốc (D00 ) được đo bằng thước kẹp độ chính xác 0,1 mm. Hvn và D00, định kỳ 30 ngày
-Điều tra tình trạng tán lá dùng phương pháp đếm để xác định số lượng lá.
- Phương pháp theo dõi sâu bệnh hại ở giai đoạn vườn ươm
Sau khi hạt giống nảy mầm, hàng ngày tiến hành theo dõi, chăm sóc và điều tra sơ bộ và điều tra tỷ mỉ tình hình sâu, bệnh hại trên cây Lôi khoai trong giai đoạn vườn ươm theo biểu mẫu thiết kế sẵn, để thống kê thành phần sâu, bệnh hại, mức độ bị hại, trong trường hợp cần thiết phải tiến hành phun thuốc trừ.
Giám định loài sâu bệnh hại bằng phương pháp chuyên gia: Việc giám định và phân loại các loài sâu, bệnh hại được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các chuyên gia về phân loại côn trùng, bệnh cây lâm nghiệp của Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.