Phân tích và đánh giá tình hình tiêu thụ theo thị trường của Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn "Các giải pháp hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng nội địa tại Công ty da Giầy Hà Nội" pps (Trang 51 - 56)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING VÀ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU

3. Phân tích và đánh giá tình hình tiêu thụ theo thị trường của Công ty

da giầy Hà Nội trong hai năm 2001 và 2002

3.1 Thị trường xuất khẩu

Trong những năm gần đây Công ty da giầy Hà Nội đã chú trọng thị trường xuất khẩu. Thị trường này hiện đang đưa lại doanh thu lớn trong tổng doanh thu của Công ty. Kết quả hoạt động kinh doanh ở thị trường xuất khẩu được thể hiện ở biểu sau:

Nhìn vào biểu ta thấy doanh thu xuất khẩu tăng nhanh. Năm 2002 đạt 19928,375 triệu đồng. Năm 2001 đạt 9763,25 triệu đồng. Năm 2002 so với năm 2001 tăng 10165,125 triệu đồng với tỷ lệ tăng 104,12%. Doanh thu xuất khẩu tăng là do:

Doanh thu qua thị trường Anh: năm 2002 đạt 955,63 triệu đồng. Xét về tỷ trọng doanh thu tại thị trường Anh chiếm 25,07% tăng 13,82% so với năm

2001. Điều này chứng tỏ hoạt động tiêu thụ ở Anh là là rất tốt, không những tốc độ tiêu thụ tăng mà còn tăng cả về mặt tỷ trọng. Thị trường Pháp: doanh thu tiêu thụ năm 2002 đạt 2118,21 triệu đồng so với nưm 2001 tăng 176,89 triệu đồng, xét về mặt tỷ trọng doanh thu năm 2002 chiếm tỷ trọng 10,63% giảm 9,35% sơ với năm 2002. Thị trường Đức: doanh thu xuất khẩu năm 2002 đạt 5319,85% triệu đồng so với năm 2001tăng 1679,3 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 46,13%. Nhưng xét về mặt tỷ trọng thì năm 2001 chiếm 26,69% so với năm 2002 là 10,6%. Thị trường Hà Lan: doanh thu xuất khẩu năm 2002 đạt 2678,47 triệu đồng chiếm 8,6% trong tổng doanh thu so với năm 2001tăng 725,58 triệu đồng với tỷ lệ tăng 72,87% nhưng về tỷ trọng giảm đi 1,59%. Thị trường Thụy Sĩ: doanh thu xuất khẩu năm 2002 đạt 2678,47 triệu đồng chiếm 13,44% trong tổng doanh thu xuất khẩu, so với năm 2001 tăng 1236,09 triệu đồng với tỷ lệ tăng 85,69%, nhưng về tỷ trọng giảm 1,33%. Thị trường Thụy Điển:doanh thu tiêu thụ năm 2002 đạt 755,98 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 3,79% trong tổng doanh thu. Thị trường Úc và Newzealand: doanh thu tiêu thụ năm 2002 đạt 975,42 triệu đồng chiếm tỷ trọng 4,47% trong tổng doanh thu. Thị trường khác: bao gồm Bỉ, Italia, Đài loan… doanh thu tiêu thụ năm 2002 đạt 1403,985 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7,04% so với năm 2001 tăng 767,885 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 120,72%, xét về tỷ trọng năm 2002 tăng 0,52% so với năm 2001.

Qua sự phân tích trên ta thấy rằng doanh thu tiêu thụ qua các nước tăng lên rõ rệt. Trong các nước trên thì nổi trội vẫn là các nước Anh, Đức, Thụy Sĩ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu xuất khẩu. Các nước này là khách hàng truyền thống của Công ty, họ có quan hệ làm ăn buôn bán lâu dài. Còn các thị trường khác doanh thu tiêu thụ chiếm tỷ tỷ trọng nhỏ không đáng kể. Tóm lại qua sự phân tích trên ta thấy xu hướng xuất khẩu sản phẩm tập trung vào EU. Sở dĩ có được điều này là do chính sách khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Chính phủ có các nghị định như nghị định 57/CP đã mở rộng đối tượng xuất khẩu, chủ thể tham gia kinh doanh xuất khẩu ở các thành phần kinh tế. Việt Nam được hưởng quy chế ưu đãi chung GSP (General System of Prefence). Đây là hệ thống ưu đãi phổ cập là cơ sở chủ yếu của các nước phương tây nhằm miễn thuế cho các nước kém phát triển.

3.2 Thị trường trong nước.

Công việc nghiên cứu thị trường một phần là điều tra nhu cầu, thị hiếu của khách hàng ngoài ra những nhà nghiên cứu còn phải biết được mức hấp dẫn của thị trường hay sự tăng trưởng của thị trường thông qua các con số cụ thể đó là doanh thu bán hàng và những chỉ số khác về tổng doanh thu. Doanh thu bán hàng qua các năm 2001 và 2002 được thể hiện ở biểu sau:

Qua biểu ta thấy doanh thu bán hàng năm 2002 đạt 145,54 triệu đồng chiếm tỷ trọng 9,67% trong tổng doanh thu so với năm 2001 tăng 5,62 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 4,02% nhưng tỷ trọng giảm 1,08% trong đó cụ thể:

Đại lý 63 Hàng Bồ: doanh thu bán hàng năm 2002 đạt 189,95 triệu đồng chiếm tỷ trọng 12,62% trong tổng doanh thu các sản phẩm giầy dép. So với năm 2001 tăng 14,67% với tỷ lệ tăng 8,37% nhưng tỷ trọng giảm 0,85%. Đại lý 47 Quán Thánh: doanh thu bán hàng năm 2002 đạt 132,24 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8,79%. So với nưm 2001 tăng 16,7 triệu đồng với tỷ lệ tăng 14,46% tỷ trọng giảm 0,09%. Đại lý chị Hòa Nguyễn Trãi: doanh thu bán hàng năm 2002 đạt 10,5 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7,34% so với năm 2001doanh thu bán hàng tăng 11 triệu đồng với tỷ lệ tăng 11,05 triệu đồng nhưng tỷ trọng giảm 0,31 triệu đồng. Chi nhánh TPHCM năm 2002 doanh thu bán hàng đạt 501,58 triệu đồng tăng so với năm 2001 141,37 triệu đồng chiếm 33,33% trong tổng doanh thu bán hàng thị trường nội địa. So với năm 2001 tỷ trọng tăng 5,65%. Cửa hàng 240 Tôn Đức Thắng: doanh thu bán hàng năm 2002 đạt145,54 triệu đồng chiếm tỷ trọng 9,67% tăng so với năm 2001 5,62 triệu đồng tuy nhiên so với năm 2001 tỷ trọng trong doanh thu bán hàng nội địa lại giảm 1,08%. Siêu thị Kiêm Liên: doanh thu năm 2002 đạt12,8 triệu

đồng chiếm tỷ trọng trong doanh thu bán hàng là 0,85% tăng so với năm 2001 1,05 triệu đồng song tỷ trọng tương đối so với năm 2001 lại giảm 0,005%. Cửa hàng 36 Cát Linh: doanh thu bán hàng năm 2002 đạt 13,512 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,89% doanh thu bán hàng tăng so với năm 2001là 0,874 triệu đồng tỷ trọng tương đối so với năm 2001 giảm 0,08%. Các đại lý khác doanh thu năm 2002 đạt 361,338 triệu đồng tăng so với năm 2001 là 9,938 triệu đồng.

Như vậy qua phân tích trên cho ta thấy mặc dù doanh thu bán hàng của các đại lý trên đều tăng nhưng xét về mặt tỷ trọng một số đại lý và cửa hàng lại giảm sút chứng tỏ việc kinh doanh của các đại lý này có tiến bộ song doanh số vẫn chưa ngang bằng với mức doanh thu chung của các đại lý. Nguyên nhân là do mới chuyển hướng kinh doanh nên việc mở thêm các đại lý với mục đích lớn là giới thiệu hàng hóa của Công ty tới người tiêu dùng. Qua các đại lý khách hàng có thể xem hàng, thỏa thuận mua hàng, ký kết hợp đồng mua bán.

Một phần của tài liệu Luận văn "Các giải pháp hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng nội địa tại Công ty da Giầy Hà Nội" pps (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)