Trên khu vực công trường, dự kiến thuê 02 nhà vệ sinh di động để xử lý nước thải phát sinh tư khu nhà quản lý dự án và sẽ được di dời ngay sau khi kết thúc thi công Định kỳ hợp đồng với đơn

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN KHU TÁI ĐỊNH CƯ PHỤC VỤ GPMB ĐƯỜNG HẠ TẦNG KHUNG LÀNG ĐẠI HỌC TẠI XÃ KIM LONG, HUYỆN TAM DƯƠNG (Trang 36 - 37)

tư khu nhà quản lý dự án và sẽ được di dời ngay sau khi kết thúc thi công. Định kỳ hợp đồng với đơn vị chức năng hút và vận chuyển chất thải tư nhà vệ sinh di động đi xử lý theo quy định.

Hình ảnh minh họa nhà vệ sinh di dộng sẽ lắp đặt tại dự án

Đối với nước thải xây dựng:

Như đã đánh giá tại Chương 3, lượng nước thải xây dựng có khối lượng không nhiều và khó thu gom. Do vậy, Chủ dự án sẽ yêu cầu đơn vị thi công phải giám sát chặt chẽ nhằm giảm thiểu chất bẩn trong nước thải xây dựng không bị cuốn theo nước mưa gây ô nhiễm môi trường đất và nước khi có mưa lớn xảy ra.

Đối với nước mưa chảy tràn:

Để hạn chế sự ứ đọng nước mưa gây ngập úng cục bộ tại khu vực công trường thi công và giảm thiểu khả năng nước mưa cuốn theo các chất ô nhiễm trên mặt đất gây tác động tiêu cực cho nguồn nước tiếp nhận, Chủ dự án và đơn vị thi công đưa ra các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu như sau:

- Quy hoạch tuyến thoát nước mưa dọc đường song hành với tuyến đường giao thông nội bộ. Duy trì khả năng thoát nước hiện hữu của khu vực dự án; đồng thời lắp đặt hệ thống máy bơm tạm để bơm nước vào các điểm xả khác khi cần thiết.

- Hạn chế hoặc không thực hiện các hoạt động đào đắp vào những ngày mưa để tránh hiện tượng rửa trôi chất ô nhiễm trên bề mặt, ảnh hưởng đến môi trường nước và gây mất mỹ quan khu vực.

- Có kế hoạch tập kết vật tư phù hợp, che chắn phù hợp để tránh nguyên nhiên liệu bị nước mưa cuốn trôi.

- Trên tuyến thoát nước tạm thời sẽ bố trí các hố lắng cặn, sau đó tái sử dụng để tưới sân bãi, đường vận chuyển. Đồng thời, định kỳ nạo vét hố lắng (01 tuần/ 1 lần hoặc khi cần thiết), không để bùn đất, rác xâm nhập vào đường thoát nước, gây tắc nghẽn, ngập úng khu vực.

- Trong quá trình thi công, phế thải dầu mỡ từ các phương tiện vận chuyển và máy móc phải kiểm soát, thu gom như đối với chất thải nguy hại và thải bỏ đúng quy định để tránh làm ô nhiễm nguồn nước mặt...

- Đẩy nhanh tiến độ thi công dự án.

Đánh giá hiệu quả xử lý:

Từ thực tế các công trình đã thi công cho thấy nếu thực hiện tốt các biện pháp nêu trên, có thể giảm thiểu các tác động tiêu cực từ 85 - 90%.

3.1.2.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thải

(a). Biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung:

Gia tăng ô nhiễm tiếng ồn sẽ có thể xảy ra tại các khu vực thi công, làm ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình làm việc CBCNV trên công trường, cũng như các khu dân cư cung quanh. Do đó, Chủ dự án áp dụng các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn như sau:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN KHU TÁI ĐỊNH CƯ PHỤC VỤ GPMB ĐƯỜNG HẠ TẦNG KHUNG LÀNG ĐẠI HỌC TẠI XÃ KIM LONG, HUYỆN TAM DƯƠNG (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w