Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực liên quan đến chất thải:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN KHU TÁI ĐỊNH CƯ PHỤC VỤ GPMB ĐƯỜNG HẠ TẦNG KHUNG LÀNG ĐẠI HỌC TẠI XÃ KIM LONG, HUYỆN TAM DƯƠNG (Trang 40 - 42)

- Khi bốc xếp vật liệu xây dựng, công nhân được trang bị bảo hộ lao động cá nhân để giảm thiểu ảnh hưởng của bụi tới sức khỏe.

4.1.3.1. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực liên quan đến chất thải:

Sau khi hoàn thành việc xây dựng công trình, UBND huyện Tam Dương sẽ bàn giao cho Đơn vị Quản lý và vận hành dự án. Trước khi bàn giao, Chủ đầu tư sẽ yêu cầu đơn vị nhận bàn giao công trình ký cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp nhằm giảm thiểu các tác động đến môi trường khi vận hành Dự án.

(a) Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn:

- Đối với chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ 02 chòi nghỉ được thu gom vào các thùng rác công cộng dung tích 120 lít. Dự kiến bố trí tại mỗi chòi nghỉ 01 thùng rác.

- Đối với chất thải rắn phát sinh tại các công trình công cộng như khu công viên cây xanh, khu đường dạo, khu đài phun nước: Đặt các thùng rác công cộng dung tích 120 lít tại vị trí phù hợp với bán kính phục vụ và thuận tiện cho xe thu gom và vận chuyển.

- Đối với chất thải phát sinh từ quá trình chăm sóc cây cối cảnh quan: Được tập trung vào vị trí lưu chứa thích hợp trong khuôn viên dự án sau đó hợp đồng với đơn vị chức năng đem đi xử lý theo quy định. Chủ đầu tư sẽ hợp đồng với hợp tác xã môi trường địa phương thu gom, vận chuyển chất thải rắn từ dự án với tần suất 01 lần/ngày.

(b). Biện pháp giảm thiểu do bụi và khí thải:

- Thường xuyên tưới ẩm khu vực đường dạo, sân bãi với tần suất 01 lần/ngày. Nguồn nước tưới dự kiến từ hồ Giếng Trẻ.

- Vào thời điểm diễn ra các hoạt động lớn, ban quản lý sẽ phân công đội phối hợp với cảnh sát giao thông và cảnh sát trật tự điều tiết hoạt động giao thông trong khu vực.

(c). Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải

*

Đối với nước thải sinh hoạt:

Khối lượng nước thải trong giai đoạn này không nhiều như giai đoạn xây dựng nên nó có tác động không lớn đến môi trường. Tuy nhiên để giảm thiểu tác động môi trường đến mức thấp nhất nước thải phát sinh trong giai đoạn này đều được thu gom xử lý qua bể phốt 3 ngăn tại khu nhà vệ sinh công cộng trước khi xả thải ra môi trường.

Cấu tạo của bể tự hoại:

Hình 4.2. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn

Bể tự hoại có cấu tạo 3 ngăn, tại đường ống dẫn nước thải vào có bố trí một ống hình chữ “T” có một cạnh ngập sâu trong nước khoảng 30 cm, cạnh còn lại nằm phía trên của mực nước để tránh trường hợp khi xả nước ở nhà vệ sinh khí trong bể yếm khí bị nén và đẩy ngược lên bồn cầu. Chiều cao mực nước của bể tối thiểu là 1,2m để đảm bảo bể hoạt động hiệu quả ở điều kiện yếm khí. Tại các ngăn 1, 2 và 3 có thông nhau ở sát đáy bể để thuận lợi cho công tác thông hút bùn cặn. Phía trên của bể bố trí ống

thông hơi và cửa hút bùn cặn (dự phòng).

* Đối với nước mưa chảy tràn:

Hệ thống thu gom và thoát nước mưa được xây dựng hoàn chỉnh trên mặt bằng dự án với độ dốc thiết kế tối thiểu là 2% đảm bảo tính tự chảy tốt, thoát nhanh và không gây ngập úng vào những ngày có cường độ mưa lớn. Lượng nước mưa tại sân bãi, đường nội bộ và phần khuôn viên không có mái che qua bộ phận chắn rác sẽ chảy vào các hố thu để tách các tạp chất sau đó chảy ra nguồn tiếp nhận. Ngoài ra, Đơn vị quản lý sẽ định kỳ kiểm tra nạo vét, khơi thông cống, rãnh nước mưa.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN KHU TÁI ĐỊNH CƯ PHỤC VỤ GPMB ĐƯỜNG HẠ TẦNG KHUNG LÀNG ĐẠI HỌC TẠI XÃ KIM LONG, HUYỆN TAM DƯƠNG (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w