Cảnh chủ chốt 2: Lý do nhân vật và các bạn lựa chọn khoa sư phạm giáo

Một phần của tài liệu 219311 (Trang 35 - 39)

dục đặc biệt

Cái gì Câu chuyện 1 Câu chuyện 2

Lý do của nv chính Lý do của bạn bè

Nhân vật chính X Không xét đến

Bạn trai cô X Không xét đến

Mẹ X Không xét đến

Bạn bè X Không xét đến

Như vậy ở cảnh chủ chốt này, tác giả lại chuyển sang tiếp cận với nhân vật chính ở góc độ thẳng đứng. Đây là góc độ tốt nhất để phát triển một câu chuyện. Cho dù bạn trai nhân vật, mẹ và bạn bè của cô không phải là nhân vật chính, nhưng họ sẽ bổ sung cho câu chuyện chính, những câu chuyện sẽ tạo ra cao điểm cho phóng sự. Và ở đây, cao điểm đó là những lý do đến với nghề giáo dục đặc biệt của cô và bạn bè rất khác nhau.

- Cảnh chủ chốt 3: Thái độ của những người xung quanh về ngành sư

phạm giáo dục đặc biệt

Nhân vật chính X

Bạn trai cô X

Ở cảnh chủ chốt thứ ba, tác giả sử dụng góc độ tiếp cận là đường chéo. Sự thiếu những điểm giao nhau sẽ để lại một cảm tưởng mơ hồ. Trong trường hợp này dùng góc độ tiếp cận như vậy là rất chuẩn xác. Bởi lẽ, nhìn nhận của mọi người xung quanh về ngành học này rất khác nhau, vì vậy, không có điểm giao nhau, tạo sự mông lung, lo lắng của nhân vật.

- Cảnh chủ chốt thứ 4: Cảm xúc nhân vật đã trải qua khi học 3 năm ở khoa

sư phạm giáo dục đặc biệt.

Cái gì Câu chuyện 1 Câu chuyện 2 Câu chuyện 3

Khó khăn Hạnh phúc Bài học

Nhân vật chính X X X

Bạn trai cô X

Trẻ khuyết tật X

Ở cảnh chủ chốt thứ tư này, tác giả tiếp cận nhân vật chính ở cả hai góc độ thắng đứng và nằm ngang. Như vậy, ở cảnh chủ chốt dài nhất này, cũng đồng thời là nơi thể hiện rõ nhất về nhân vật, về ngành học và tạo nên cao điểm cho câu chuyện. Cảnh chủ chốt thứ tư này là kết hợp góc độ tiếp cận của cả cảnh chủ chốt thứ nhất và thứ hai. Một lần nữa, nhân vật với niềm đam mê yêu nghề được tôn vinh, tuy nhiên, hình ảnh của nhân vật chỉ là hình ảnh đại diện cho đa số sinh viên đang học tại đây.

- Cảnh chủ chốt thứ 5: Khẳng định quyết tâm theo đuổi nghề nghiệp

Cái gì Câu chuyện 1 Câu chuyện 2

Có những người đến với nghề vì lợi ích cá nhân

Đến với nghề bằng tâm huyết

Nhân vật chính X X

Bạn trai cô Không xét đến Không xét đến

Cảnh chủ chốt trong phóng sự truyền hình

Như vậy, ở cảnh chủ chốt khẳng định quyết tâm theo đuổi nghề này, tác giả lại tiếp cận nhân vật bằng góc độ nằm ngang, góc độ tiện lợi. Một lần nữa, lòng yêu nghề, tâm huyết với nghề và quyết tâm theo đuổi một nghề đầy khó khăn, vất vả lại được tôn vinh trong phóng sự.

- Cảnh chủ chốt 6 là bao gồm các cảnh ghép, cảnh cắt, vì vậy không xét đến góc độ tiếp cận.

=> Tóm lại, tác giả lựa chọn góc độ tiếp cận trong mỗi cảnh chủ chốt là rất đúng đắn và hợp lý. Góc độ tiếp cận làm sáng giá cảnh chủ chốt lên rất nhiều và góp phần định hướng phóng sự tiến theo mục đích đã đặt ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cho dù phóng sự “Ước mơ xanh” chưa thực sự xuất sắc, nhưng những lỗi đó thuộc về khâu gọt rũa các cảnh chủ chốt và sáng tạo khi sắp xếp cảnh chủ chốt. Một lần nữa, về khía cạnh cá nhân, tôi khẳng định rằng cảnh chủ chốt trong phóng sự “Ước mơ xanh” rất bài bản và đầy đủ ý nghĩa.

PHẦN III: KẾT LUẬN

Cảnh chủ chốt thực sự là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình thực hiện một phóng sự truyền hình, từ khi hoạch định đề tài đến khi hoàn thiện tác phẩm. Ở tất cả các khâu thực hiện tác phẩm phóng sự, cảnh chủ chốt luôn được lấy làm tâm điểm để phát triển ra các hướng khác nhau. Phóng sự “Ước mơ xanh” – một phóng sự đã được phát trên sóng Đài truyền hình Việt Nam

chủ chốt tốt. Mặc dù đề tài không phải là mới mẻ và đột phá, nhưng các cảnh chủ chốt lập ra thực sự rất chặt chẽ, logic, cung cấp đầy đủ thông tin hướng theo đề tài, vì vậy nó có sức hút đối với người xem. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận thành công của phóng sự này có sự đóng góp rất nhiều của hình thức thể hiện và âm nhạc, nhưng cảnh chủ chốt cũng là một yếu tố giúp khán giả lắng đọng lại những khó khăn mà nhân vật trải qua để từ đó có sự rung động, đồng cảm với nhân vật trong phóng sự.

Mong rằng bài NCKH này sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về cảnh chủ chốt trong phóng sự truyền hình và lợi thế của nó. Với những sinh viên đang theo học ngành truyền hình, mong rằng các bạn dành nhiều thời gian suy ngẫm về cảnh chủ chốt trong tác phẩm truyền hình của mình hơn nữa để các phóng sự truyền hình nói riêng và các chương trình truyền hình nói chung đạt được hiệu quả truyền đạt thông tin ngày càng cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Brigitte Bess, Didier Desormeaux. Phóng sự truyền hình. NXB Thông tấn, 2003.

2. Dương Quang Viễn. Nghệ thuật quay phim điện ảnh. Hội điện ảnh Việt Nam xuất bản, 2004

Cảnh chủ chốt trong phóng sự truyền hình

4. Neil Everton. Làm tin, phóng sự TH. (Lê Phong dịch). Quỹ Reuter xuất bản, 1999.

Một phần của tài liệu 219311 (Trang 35 - 39)