ĐÁNH GIÁ CHUNG 1 Những mặt làm được

Một phần của tài liệu BC HUYEN NTM 2019 HOAN CHINH 22-11 (Trang 27 - 30)

1. Những mặt làm được

Đạt được kết quả trên là nhờ sự quan tâm của Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh và các ban, ngành tỉnh đã ban hành các chính sách, hướng dẫn, giúp cho huyện triển khai thực hiện chương trình một cách thuận lợi. Huyện ủy, HĐND đã ban hành Nghị quyết, UBND huyện xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM đến năm 2020 và cụ thể hàng năm. Định kỳ sơ kết, tổng kết (6 tháng, năm, 3 năm, 5 năm) để rút kinh nghiệm và đề ra kế hoạch thực hiện những năm tiếp theo. Chỉ đạo các ngành, đoàn thể huyện, xã xây dựng kế hoạch chuyên ngành từng giai đoạn và từng năm; bộ máy tổ chức thực hiện Chương trình được thành lập đúng theo hướng dẫn của trên. Từ huyện đến xã, ấp đều có tổ chức chặt chẻ, đúng thành phần. Ban phát triển ấp, Ban giám sát cộng đồng được thành lập để phát huy dân chủ, tạo được sự đồng thuận cao của nhân dân.

Công tác tuyên truyền được xác định là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đã được quán triệt sâu rộng trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở nắm vững nội dung, mục đích, ý nghĩa và giải pháp thực hiện Chương trình để nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất trong tổ chức thực hiện. Qua đó làm chuyển biến nhận thức về xây dựng NTM trong nhân dân với mục tiêu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”. Xác định người dân chính là chủ thể xây dựng NTM.

Cấp ủy, UBND các xã xác định được tầm quan trọng của Chương trình MTQG xây dựng NTM nên đã chỉ đạo Mặt trận, đoàn thể, các ngành tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện tốt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, nhất là vận động đóng góp vốn xây dựng GTNT, nạo vét thủy lợi nội đồng, góp vốn tham gia HTX, THT, xây dựng trạm bơm nhằm giảm chi phí, nâng cao thu nhập cho Nhân dân.

Kết quả mang lại từ 05 năm qua có nhiều tiến bộ. Bộ mặt nông thôn ở các xã trên địa bàn huyện có nhiều thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, môi trường xanh, sạch, đẹp; an ninh xã hội được giữ vững, nhiều công trình đưa vào sử dụng đã phát huy tác dụng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Hàng năm các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt kế hoạch đề ra. Cơ cấu kinh tế nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, nâng cao chất lượng - hiệu quả sản xuất, nhất là các sản phẩm thế mạnh của huyện (tôm, lúa, rau màu…). Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang đi đúng hướng, một số cây trồng, vật nuôi chuyển đổi có hiệu quả cao như: Dưa lê, tôm càng xanh, cua biển, cua đinh...

Thu nhập của người dân tăng cao, diện mạo xóm ấp nông thôn thật sự đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ nét. Xuất hiện nhiều mô hình sản xuất có thu nhập từ 130 đến 300 triệu đồng/ha, cao nhất là mô hình nuôi thủy sản kết hợp, mô hình 2 lúa - 1màu ; thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 46,868 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn 2,75%; toàn huyện 26/28 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia (tính trên 7 xã), tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học lên đạt 91%; số hộ dân các xã sử dụng điện an toàn đạt 98,21%…

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn phát triển nhanh, nổi bật nhất là hệ thống đường giao thông (tuyến đường hoa, thắp sáng đường quê), trường học, các thiết chế văn hóa-thể thao, tạo ra diện mạo mới cho khu vực nông thôn.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng được đẩy mạnh. Chất lượng giáo dục ngày càng tăng, phổ cập giáo dục trung học cơ sở tiếp tục được duy trì ở tất cả các xã. Công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt kết quả tốt, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ngày một tăng.

Hệ thống chính trị cơ sở không ngừng được củng cố và phát huy sức mạnh tổng hợp. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ngày càng hoàn thiện cả về chính trị, năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và kỹ năng vận động quần chúng. An ninh, trật tự xã hội ở nông thôn tiếp tục được giữ vững và ổn định.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân2.1. Tồn tại, hạn chế 2.1. Tồn tại, hạn chế

Mặc dù công tác xây dựng nông thôn mới được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và cả hệ thống chính trị tập trung chỉ đạo quyết liệt đã đạt được kết quả khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu:

Văn phòng điều phối nông thôn mới huyện tham mưu cho BCĐ huyện từng lúc, từng nơi chưa kịp thời, thiếu chủ động.

để hướng dẫn xã thực hiện. Một số cấp ủy, chính quyền xã từng lúc thiếu sâu sát, xây dựng kế hoạch chưa cụ thể, chưa phân định rõ phần việc xã, ấp làm, phần việc vận động nhân dân thực hiện, có những tiêu chí xét đạt nhưng chất lượng không cao, chưa mang tính ổn định.

Công tác tuyên truyền có triển khai rộng ra dân với nhiều hình thức nhưng thiếu thường xuyên, chưa đi vào chiều sâu.

Một số xã còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch, sắp xếp lộ trình và xác định các biện pháp thực hiện các tiêu chí; lập đề án xây dựng xã NTM có mặt chưa sát với thực trạng kinh tế - xã hội, định hướng phát triển còn một số vấn đề chưa phù hợp.

Một số xã đạt chuẩn NTM có tâm lý thỏa mãn, dừng lại, cho nên chưa quyết tâm, quyết liệt để xây dựng kế hoạch nâng cao từng tiêu chí.

Công tác thông tin, báo cáo chưa kịp thời, còn chậm so với thời gian quy định. Nội dung báo cáo không đầy đủ, chất lượng báo cáo không cao.

Việc sơ, tổng kết công tác xây dựng nông thôn mới của các xã chưa được quan tâm thực hiện.

2.2. Nguyên nhân:

Phòng Nông nghiệp và PTNT (cơ quan thường trực Văn phòng điều phối NTM huyện) nhiều việc, thiếu cán bộ, cán bộ phụ trách nông thôn mới huyện chủ yếu là kiêm nhiệm; cán bộ phụ trách nông thôn mới ở một số xã còn yếu.

Một số cơ quan, ban ngành, đoàn thể cấp huyện chưa quan tâm đúng mức trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, chưa thường xuyên theo dõi, hướng dẫn các xã thực hiện.

Một số xã chỉ đạo chưa quyết liệt, thiếu tập trung, có tâm lý trông chờ chỉ đạo của cấp trên, thiếu chủ động sáng tạo.

Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân còn hạn chế, chưa phát huy tính tự lực, tự cường, có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Xuất phát điểm xây dựng nông thôn mới ở mức thấp, cơ sở vật chất, hạ tầng nông thôn và đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn nên việc huy động sức dân xây dựng NTM còn hạn chế. Vốn ngân sách nhà nước (kể cả vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác) phân bổ ít so với yêu cầu.

3. Bài học kinh nghiệm

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quán triệt của chính quyền, sự phối hợp của các ngành và thành lập tổ chức bộ máy chỉ đạo điều hành tham mưu giúp việc tốt.

Thành lập bộ máy quản lý, điều hành, bộ phận tham mưu giúp việc đúng thành phần, phù hợp với nội dung thực hiện; xây dựng nội quy, quy chế hoạt

động thật chặt chẻ; phân công, giao trách nhiệm đúng chuyên môn nghiệp vụ; thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tiến độ để phát huy sức mạnh tập thể, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Hai là, phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động

Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân luôn được xem là giải pháp hàng đầu để nhân dân nhận thức rõ vai trò của mình trong xây dựng NTM (vừa là chủ thể, vừa là đối tượng hưởng thụ). Phải tuyên truyền và quán triệt sâu rộng trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở nắm vững nội dung, mục đích, ý nghĩa và giải pháp thực hiện Chương trình để nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất trong Đảng. Đồng thời phân định rõ vai trò, trách nhiệm cụ thể của từng cấp, từng ngành, từng đoàn thể để chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện và phối hợp thực hiện đồng bộ.

Ba là, coi trọng chỉ đạo điểm và xây dựng mô hình

Lựa chọn những xã điểm có ưu thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội để xây dựng mô hình chỉ đạo điểm. Tổ chức hội nghị đánh giá mặt được và chưa được trong công tác chỉ đạo điều hành. Thông qua cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, tổ chức nhân rộng mô hình.

Bốn là, sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng

Thực hiện sơ kết, tổng kết theo định kỳ, kịp thời biểu dương, khen thưởng, động viên những cá nhân, tổ chức, hộ gia đình có nhiều đóng góp trong xây dựng NTM. Kết quả đạt được qua 5 năm thực hiện: Giấy khen UBND huyện có 36 tập thể, 123 cá nhân; Bằng khen của UBND tỉnh có 7 tập thể, 48 cá nhân; Bằng khen của Chính phủ có 01 tập thể. Qua đó khơi dậy ý chí, niềm tự hào và trách nhiệm của toàn xã hội trong phong trào xây dựng Nông thôn mới.

Phần thứ hai

MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

CẦN TIẾP TỤC THỰC HIỆN TRONG NĂM 2020

Một phần của tài liệu BC HUYEN NTM 2019 HOAN CHINH 22-11 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w