MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM CẦN TẬP TRUNG THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu BC HUYEN NTM 2019 HOAN CHINH 22-11 (Trang 31 - 34)

TRUNG THỰC HIỆN

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015-2020; Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 23/6/2016 của Huyện ủy Vĩnh Thuận về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 11/10/2016 của UBND huyện Vĩnh Thuận về xây dựng huyện Vĩnh Thuận đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2020.

Quán triệt trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở nắm vững nội dung, mục đích, ý nghĩa và giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới để nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất trong Đảng. Đồng thời phân định rõ vai trò, trách nhiệm cụ thể của từng cấp, ngành, đoàn thể để chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện và phối hợp thực hiện một cách đồng bộ. Mỗi cán bộ, đảng viên cần nắm vững nội dung các tiêu chí theo Quyết định 633, 634, 635 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về ban hành Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

2. Công tác tuyên truyền

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, doanh nghiệp, người dân nông thôn tích cực tham gia thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM.

Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú; tác động có hiệu quả đến nhận thức của nhân dân để mọi người cùng thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình, nhất là làm rõ những phần việc nhân dân phải tham gia thực hiện.

3. Tập trung huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Tập trung huy động các nguồn lực trong và ngoài huyện, đặc biệt là nguồn lực trong nhân dân để tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của cấp trên, lồng ghép các nguồn vốn từ các Chương trình, dự án, kế hoạch của Trung ương, tỉnh, huyện để đầu tư cho các xã theo kế hoạch. Chú trọng đầu tư phát triển cho lĩnh vực giao thông, thủy lợi gắn với xây dựng cống điều tiết nước, trạm bơm điện, Y tế, giáo dục, hỗ trợ phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân thực hiện xã hội hóa nguồn lực đầu tư các công trình, dự án phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Bao gồm các lĩnh vực như: đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp -

nông thôn để phát triển sản xuất, chế biến nông - thủy sản; phát triển làng nghề nông thôn, chợ, nước sạch và vệ sinh môi trường…

Huy động vốn nhân dân đóng góp tự nguyện với các hình thức: bằng tiền, vật liệu, đất đai, công lao động,… để xây dựng giao thông nông thôn; trường học; hệ thống thủy lợi, bờ bao, trạm bơm và một số công trình dân dụng khác.

4. Đẩy mạnh thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới:4.1. Công tác quy hoạch: 4.1. Công tác quy hoạch:

Hoàn chỉnh quy hoạch huyện nông thôn mới trình phê duyệt và triển khai thực hiện; Xây dựng quy hoạch chung xã nông thôn mới giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến năm 2030 phù hợp với quy hoạch chung của huyện.

4.2. Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nôngthôn: thôn:

Huy động tối đa các nguồn lực trong nhân dân, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ các Chương trình, dự án của trên đầu tư, ngân sách tỉnh, huyện, xã quản lý; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp, phi nông nghiệp và huy động vốn đóng góp của nhân dân để đầu tư, xây dựng các công trình công cộng, phát triển sản xuất.

4.3. Phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện gắn với chế biến và tiêuthụ thụ

Phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị gắn với nhu cầu thị trường trong, ngoài huyện và xuất khẩu. Tiếp tục triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm phát huy thế mạnh của địa phương, nâng cao sản lượng, chất lượng các loại sản phẩm; hướng dẫn chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho nông dân trong trồng trọt, chăn nuôi an toàn sinh học và theo hướng VietGAP, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường; từng bước giúp nông dân tiếp cận với nền nông nghiệp hiện đại.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại; hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây dựng thương hiệu cho những loại cây trồng, vật nuôi, sản phẩm phi nông nghiệp chủ lực có giá trị kinh tế cao. Khuyến khích các doanh nghiệp liên kết, liên doanh, hợp đồng cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản để vừa có lợi cho doanh nghiệp, vừa có lợi cho nông dân.

4.4. Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân nôngthôn thôn

Các ngành chức năng huyện phối hợp với các ngành đoàn thể huyện thực hiện tốt chương trình xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, kiên cố hóa trường, lớp; thực hiện tốt các chính sách về giảm nghèo, y tế, giáo dục và đào tạo, khuyến nông, khuyến ngư, hỗ trợ phòng tránh thiên tai, dịch bệnh,…Vận động các nguồn đóng góp trong xã hội để giúp các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững. Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn để giải quyết việc làm, tăng thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn từ 50 triệu đồng trở lên.

Tiếp tục triển khai và nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với phong trào thi đua toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh, phù hợp với khả năng tham gia của người dân.

Đề xuất với các sở, ngành cấp tỉnh đầu tư phát triển công nghệ thông tin và truyền thông nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc, giải trí, học tập, sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp khu vực nông thôn.

4.5. Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninhtrật tự và an toàn xã hội nông thôn trật tự và an toàn xã hội nông thôn

- Triển khai thực hiện có hiệu quả cải cách thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng tiếp công dân, tổ chức thực hiện tốt Đề án một cửa ở huyện và xã để giải quyết các công việc của nhân dân, tránh phiền hà; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, công tác dân vận trong hoạt động của chính quyền. Xem xét, bổ sung quy chế làm việc, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ xã, ấp đạt chuẩn theo quy định; giáo dục, nâng lên trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân cấp xã; tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, phát huy vai trò nòng cốt của các tổ chức đoàn thể, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Mỗi xã phấn đấu đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững mạnh", các tổ chức đoàn thể chính trị đều đạt danh hiệu "tiên tiến" trở lên.

- Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống an ninh quốc phòng, quân sự địa phương và an ninh, trật tự xã hội nông thôn thông qua phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Tạo điều kiện cho lực lượng công an xã; công an ấp, Ban bảo vệ an ninh trật tự và đội dân phòng ấp hoàn thành nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống các tệ nạn xã hội. Thực hiện tốt biện pháp tuyên truyền trong cán bộ và Nhân dân, nâng cao ý thức cảnh giác và chủ động phòng ngừa âm mưu, hoạt động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch; kiềm chế, kéo giảm các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn giao thông; nâng cao hiệu quả công tác quản lý các loại đối tượng. Từng xã, ấp, tổ nhân dân tự quản xây dựng và thực hiện tiêu chí an toàn về an ninh trật tự. Tập trung củng cố, xây dựng Công an xã, ấp, Hội đồng bảo vệ an ninh trật tự, Đội dân phòng vững mạnh làm nòng cốt cho phong trào bảo vệ an ninh trật tự khu vực nông thôn. Các vụ việc có liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo phải giải quyết nhanh, phù hợp với pháp luật để tránh khiếu kiện đông người làm ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự xã hội.

5. Tiếp tục tổ chức các phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựngNTM gắn với nâng cao chất lượng phong trào toàn dân xây dựng đời sống NTM gắn với nâng cao chất lượng phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tuyên truyền thực hiện phong trào thi đua cả nước chung sức

xây dựng NTM gắn với nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, thực hiện từ trong nội bộ Đảng, chính quyền huyện, xã, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân để thống nhất chủ trương, nâng cao tinh thần trách nhiệm. Xây dựng kế hoạch lồng ghép vào các phong trào hành động cách mạng ở địa phương.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa xây dựng một số thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở; thực hiện đồng bộ cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị với đội ngũ cán bộ quản lý sử dụng tài sản, thiết bị. Nội dung, phương thức hoạt động phong phú, thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia.

Thành viên Ban chỉ đạo huyện, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp huyện, UBND các xã triển khai nội dung phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đến cán bộ, công nhân viên chức, người lao động và hộ gia đình thông qua các cuộc họp sinh hoạt chính trị, Tổ nhân dân tự quản nhằm thực hiện đạt các chỉ tiêu đề ra.

6. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát.

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở. Bám sát các mục tiêu đề ra để chỉ đạo hoàn thành đúng thời điểm. Kịp thời ban hành các loại văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện. Tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ để nắm bắt kịp thời tiến độ thực hiện, có giải pháp cụ thể giải quyết những khó khăn vướng mắc.

Một phần của tài liệu BC HUYEN NTM 2019 HOAN CHINH 22-11 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w