QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TTCN VÀ NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN TÓM TẮTQUY HOẠCH PHÁT TRIỂNCÔNG NGHIỆP-TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2016-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 29 - 30)

THÔN

Quy hoạch và đầu tư phát triển TTCN và ngành nghề nông thôn được thực hiện theo “Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Điện Biên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 947/QĐ-UBND ngày 23/12/2013. Cụ thể một số mục tiêu và định hướng phát triển như sau:

1. Phương hướng phát triển

Tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động khu vực nông thôn, thay đổi phương thức, tập quán sản xuất ở khu vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, đồng thời bảo tồn phát huy các ngành nghề, sản phẩm có giá trị văn hóa lâu đời của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển được các làng nghề, các hợp tác xã, tổ hợp tác và dịch vụ ngành nghề nông thôn, xây dựng được đội ngũ nghệ nhân và thợ kỹ thuật lành nghề. Phấn đấu đến năm 2020 mỗi huyện có từ 4 – 5 làng nghề hoặc tổ hợp tác ngành nghề nông thôn; đến năm 2030 số làng nghề chiếm khoảng 10 - 12 % trong tổng số thôn bản.

Phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn gắn với khai thác, sử dụng tốt nguyên liệu sẵn có tại địa phương, không làm tổn hại đến môi trường, tận dụng triệt để tiềm năng du lịch và mở rộng xuất khẩu để phát triển sản xuất..

2. Mục tiêu phát triển

Phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế nông thôn sang các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, duy trì và phát triển các sản phẩm làng nghề mang bản sắc văn hoá dân tộc. Phát triển ngành nghề nông thôn theo quan điểm “ mỗi địa phương một sản phẩm”, tuỳ theo điều kiện của từng vùng, miền mà phát triển các sản phẩm mang được nét văn hoá đặc trưng vùng, miền, góp phần đa dạng hoá các sản phẩm thương mại, du lịch của tỉnh, góp phần xóa đói, giảm nghèo, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Định hướng một số ngành nghề như: chế biến các sản phẩm nông sản là đặc sản của địa phương, một số ngành nghề truyền thống như mây tre đan, dệt

thổ cẩm; sản xuất thực phẩm như thịt sấy khô, bánh khẩu xén, bánh dày, rượu ngô, rượu táo mèo….

Chú trọng vào việc đào tạo, bồi dưỡng nghề cho lao động nông thôn. Đẩy mạnh chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến vào các ngành nghề sản xuất, đặc biệt là bảo quản chế biến nông sản, xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề. Hình thành các loại hình doanh nghiệp nhỏ trong nông thôn, tổ hợp tác, hợp tác xã…

Đầu tư hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng làng nghề, xúc tiến thương mại, khuyến công, khuyến nông; khuyến khích các hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2020, giá trị thu nhập của người làm ngành nghề nông thôn đạt 50 triệu đồng/người/năm; thành lập mới một số làng nghề tại thị xã Mường Lay, huyện Điện Biên và các địa bàn khác khi có đủ điều kiện.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN TÓM TẮTQUY HOẠCH PHÁT TRIỂNCÔNG NGHIỆP-TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2016-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w