1. Chính sách huy động vốn
Áp dụng mọi hình thức khuyến khích để huy động vốn nhàn rỗi trong dân: (Quỹ tiết kiệm, tín phiếu, cổ phiếu, trái phiếu công trình… ). Để thực hiện được điều này, trên địa bàn cần đạt được môi trường đầu tư thuận lợi, người dân tin vào hệ thống thực thi pháp luật.
Thành lập Quỹ Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp và các dự án đầu tư công nghiệp. Tiếp tục thực hiện chính sách phát triển công nghiệp nhiều thành phần bằng cách đa dạng hóa các hình thức sở hữu như thành lập các Cty cổ phần, Cty TNHH, kinh tế tư nhân, cá thể, hợp tác xã... mở rộng các hình thức liên doanh liên kết trong, ngoài tỉnh, trong và ngoài nước.
Cần có các cơ chế chính sách ưu đãi cụ thể, ổn định, khả thi và có sức cạnh tranh hấp dẫn các nhà đầu tư-đặc biệt là chính sách thu hút đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp phục vụ cho phát triển công nghiệp vì vốn đầu tư kết cấu hạ tầng là rất lớn. Đây phải được coi là một trong những giải pháp then chốt nhất nhằm huy động và thu hút được nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp vì khả năng đầu tư từ ngân sách cho phát triển công nghiệp là có hạn.
Có chính sách hỗ trợ ưu đãi vốn vay đối với các ngành, các lĩnh vực cần ưu tiên như: các ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm công nghiệp xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động, công nghiệp có tỷ lệ gia tăng cao.
2. Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực
Nghiên cứu sửa đổi và bổ sung chế độ, mức hỗ trợ cho cán bộ công chức đi học và chế độ ưu đãi, thu hút người có trình độ cao về tỉnh công tác phù hợp với yêu cầu thực tiễn và nguồn lực của tỉnh.
Tiến hành rà soát điều chỉnh và quy hoạch lại hệ thống đào tạo dạy nghề trên địa bàn tỉnh theo hướng đào tạo phải gắn với yêu cầu, mục tiêu của sự phát
triển. Đến năm 2020, cần tập trung thực hiện tốt xã hội hóa công tác đào tạo nghề nhắm thu hút mọi nguồn lực cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt đối với các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp.
Thông qua các Trung tâm đào tạo nghề, bố trí kinh phí thích hợp hỗ trợ đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, công nhân có tay nghề cao theo đúng ngành nghề có nhu cầu, bổ sung cho các ngành công nghiệp.
Xây dựng danh mục nghề đào tạo, kế hoạch dạy nghề trên cơ sở nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và của thị trường lao động trong và ngoài nước theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và Quyết định 971/QĐ- TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng về sửa đổi và bổ sung QĐ số 1956/QĐ-TTg.
3. Chính sách thị trường
Phát triển thị trường không chỉ tập trung vào phát triển thị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài, thực hiện nền kinh tế mở cửa cho mọi thành phần kinh tế.
Khuyến khích và tạo thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của các Hiệp hội theo ngành nghề, để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cùng ngành sản xuất có điều kiện thống nhất tiếng nói, liên kết sức mạnh trong nỗ lực bảo vệ và phát triển thị trường trong và ngoài nước.
Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quyền lợi chính đáng của người tiêu dung.
Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục và hỗ trợ kinh phí cho các đơn vị sản xuất công nghiệp tham gia các hội trợ, triển lãm hàng hóa, đi nghiên cứu tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.
4. Chính sách thu hút đầu tư vào khu, cụm công nghiệp
Thủ tục hành chính để đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp theo cơ chế “1 cửa”. Ban quản lý các khu, cụm công nghiệp làm đầu mối giải quyết mọi thủ tục hồ sơ cho nhà đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp theo quy chế đã được UBND tỉnh và địa phương chấp thuận.
Các cơ sở sản xuất mới thành lập đầu tư vào khu, cụm công nghiệp được miễn phí thành lập doanh nghiệp và miễn phí đăng ký kinh doanh. Các cơ sở sản xuất hiện đang hoạt động muốn di dời vào khu, cụm công nghiệp được miễn các loại phí liên quan đến công tác giải quyết các thủ tục đầu tư. Các cơ sở sản xuất đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp được ban quản lý dự án hướng dẫn trình tự thủ tục tiến hành và được cung cấp miễn phí các thông tin có liên quan đến đầu tư vào khu, cụm công nghiệp.
Để khuyến khích việc di dời các cơ sở sản xuất, hiện đang hoạt động xen lẫn với khu dân cư vào các khu, cụm công nghiệp, các chủ cơ sở sản xuất đó được quyền sang nhượng mặt bằng sản xuất cũ theo giá của thị trường để tái đầu tư vào các cụm công nghiệp (nếu mặt bằng là quyền sử dụng của mình). Trong
trường hợp mặt bằng sản xuất cũ là đất thuê của Nhà nước, nếu chủ cơ sở sản xuất có nguyện vọng thuê tiếp nhằm mục đích kinh doanh khác phù hợp với quy hoạch của địa phương sẽ được ưu tiên cho thuê tiếp.
Các cơ sở sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp có nhu cầu phát triển, ứng dụng công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, du nhập ngành nghề ở địa phương khác sẽ được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí và hình thức hỗ trợ (có hoặc không có thu hồi) để tiến hành làm công tác chuẩn bị đầu tư và tiến hành đầu tư. Nguồn kinh phí thông qua kinh phí khuyến công hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác.
Dự án được miễn và giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được miễn hoặc giảm tiền thuê đất kể từ ngày dự án hoàn thành đưa vào hoạt động theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014, quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Các cơ sở sản xuất trong khu, cụm công nghiệp được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận, tìm kiếm, khai thác thị trường trong ngoài nước, được tạo điều kiện thuận lợi thăm quan nước ngoài, tham gia hội thảo nhằm nắm bắt thông tin, được hưởng ưu đãi về tham gia hội trợ triển lãm, quảng cáo trên các phương tiện thông tin địa phương như: giảm 50% chi phí thuê diện tích tham gia hội trợ triển lãm giới thiệu sản phẩm; giảm 50% phí quảng cáo trên báo đài phát thanh, truyền hình địa phương trong thời gian 01 năm (hoặc không quá 20 lần trên mỗi loại thông tin) tính từ lần quảng cáo đầu tiên.
5. Chính sách về khoa học và công nghệ
Xây dựng các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu khoa học để phát triển sản xuất. Dành một phần ngân sách hỗ trợ nghiên cứu triển khai áp dụng công nghệ mới.
Xây dựng các cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường. Xây dựng các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu khoa học để phát triển sản xuất. Dành một phần ngân sách hỗ trợ nghiên cứu triển khai áp dụng công nghệ mới.
Cơ chế về tổ chức, đầu tư, tài chính hỗ trợ đổi mới công nghệ phục vụ phát triển khoa học công nghệ thực hiện theo Nghị định số 95/2014/NĐ-CP; khuyến khích các doanh nghiệp thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp để tạo nguồn lực tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp (nghiên cứu, ứng dụng, phát triển, đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, hợp lý hóa sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp).
Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển nhanh và nguồn lực hạn chế, thực hiện đổi mới công nghệ cho ngành công nghiệp của tỉnh, cần được áp dụng một cơ cấu thích hợp. Lựa chọn đúng công nghệ cần đổi mới, cần quán triệt là sử dụng công nghệ nhiều tầng, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại. Do đó, trong chuyển giao công nghệ cần khuyến khích, tranh thủ tối đa
việc tiếp nhận công nghệ hiện đại; kiên quyết ngăn chặn việc nhập công nghệ lạc hậu. Tuy nhiên, không loại trừ việc nhập thiết bị và công nghệ ở trình độ thấp hơn nhưng xét thấy hiệu quả kinh tế vẫn đảm bảo. Thông qua đổi mới công nghệ, chuyển từ sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thô sang chế biến và xuất khẩu sản phẩm tinh, sản xuất hàng thay thế nhập khẩu.
6. Chính sách khuyến khích đầu tư
Ổn định và nhất quán trong cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng.
Cung cấp miễn phí cho nhà đầu tư số liệu, tư liệu, thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và các tài liệu khác có liên quan đến việc lập dự án đầu tư phát triển.
Ưu đãi đầu tư các sản xuất các sản phẩm có thị trường ổn định, đặc biệt là hàng xuất khẩu; Các ngành công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, sử dụng nhiều nguyên liệu tại chỗ, thu hút nhiều lao động; các doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại hoặc công nghệ tiên tiến.
Đối với các dự án đầu tư ở ngoài các khu công nghệ cao, các khu công nghiệp và cụm công nghiệp (kể cả ở các tuyến công nghiệp) phù hợp với quy hoạch phát triển của tỉnh và thuộc danh mục lĩnh vực hoặc địa bàn khuyến khích đầu tư của quy định này, tùy theo từng dự án cụ thể, ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông dẫn đến hàng rào doanh nghiệp. Khoảng cách tối đa không quá 500 mét tính từ điểm đấu nối với trục giao thông chính và không quá tổng số tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất doanh nghiệp phải nộp.
7. Chính sách về bảo vệ môi trường
Xây dựng chính sách thưởng phạt nghiêm minh trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên, để đảm bảo phát triển bền vững.
Hỗ trợ kinh phí để sắp xếp, di dời cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường vào các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch.
Xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp thay thế công nghệ hoặc đầu tư sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường.