Phương pháp tiến hành và các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại nguyễn xuân dũng, xã khánh thượng, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 30)

3.4.1. Phương pháp tiến hành

- Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng:

Bảng 3.1. Loại thức ăn, khẩu phần ăn và thành phần dinh dưỡng

của lợn thịt trong trại

Loại thức ăn Giai đoạn phát triển của lợn (tuần tuổi) Khối lượng thức ăn cho lợn ăn (kg/con/ ngày) Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn Milac A 4 - 6 tuần tuổi 0.4 - Độ ẩm (tối đa): 13%

- Protein thô (tối thiểu): 20% - Xơ thô (tối đa): 3,0%

24 Loại thức ăn Giai đoạn phát triển của lợn (tuần tuổi) Khối lượng thức ăn cho lợn ăn (kg/con/ ngày) Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn

- Ca (tối thiểu - tối đa): 0,65 - 1,0%

- Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3400 Kcal/kg

- P tổng số (tối thiểu - tối đa): 0,5 - 1,0% - Lysine tổng số (tối thiểu): 1,35%

- Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu): 0,75%

XK110F 7 - 10

tuần tuổi 1.09

- Độ ẩm (tối đa): 13%

- Protein thô (tối thiểu): 19% - Xơ thô (tối đa): 5%

- Ca (tối thiểu - tối đa): 0,75 - 1,0% - Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3250 Kcal/kg

- P tổng số (tối thiểu - tối đa): 0,5 - 1,0% - Lysine tổng số (tối thiểu): 1,2%

- Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu): 0,68% XK120S F 11 - 17 tuần tuổi 2.18 - Độ ẩm (tối đa): 13%

- Protein thô (tối thiểu): 18% - Xơ thô (tối đa): 6%

- Ca (tối thiểu - tối đa): 0,8 - 1,2%

- Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3150 Kcal/kg

25 Loại thức ăn Giai đoạn phát triển của lợn (tuần tuổi) Khối lượng thức ăn cho lợn ăn (kg/con/ ngày) Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn

- P tổng số (tối thiểu - tối đa): 0,5 - 1,0% - Lysine tổng số (tối thiểu): 1,0%

- Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu): 0,6%

XK120F 18 - 21

tuần tuổi 2,92

- Độ ẩm (tối đa): 13%

- Protein thô (tối thiểu): 19% - Xơ thô (tối đa): 6%

- Ca (tối thiểu - tối đa): 0,8 - 1,2%

- Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3150 Kcal/kg

- P tổng số (tối thiểu - tối đa): 0,5 - 1,0% - Lysine tổng số (tối thiểu): 1,1%

- Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu): 0,65%

- Thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh:

Lịch phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn thịt của trại được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Lịch tiêm phòng vắc xin cho lợn thịt của trại Tuần tuổi Loại vắc xin Vị trí tiêm Phòng bệnh

5 Circo Tiêm bắp Hội chứng còi cọc sau cai sữa SFV 1 Tiêm bắp Dịch tả (lần 1)

7 FMD Tiêm bắp Lở mồm long móng

9 SFV 2 Tiêm bắp Dịch tả (lần 2)

26

năm 2020)

- Xuất lợn và vệ sinh chuồng trại sau xuất:

Khi đến thời gian xuất lợn, công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam có kế hoạch xuất bán lợn và thông báo chủ trang trại để chẩn bị người xuất lợn.

Yêu cầu khi xe vào trại phải được sát trùng sạch sẽ ở cổng theo quy định rồi mới vào khu vực xuất lợn.

+ Xuất lợn

Trong thời gian thực tập tại trại, em đã trực tiếp tham gia vào quá trình xuất lợn. Quá trình xuất lợn được thực hiện gồm các bước như sau:

 Lọc lợn từ 120kg trở lên để bán sang Trung Quốc, số lợn còn lại để bán nội địa.

 Lợn không đủ yêu cầu như: hecni, dái trong, sưng đuôi, đau chân… sẽ bán lợn loại.

 Tùy theo khối lượng khách hàng yêu cầu để lọc lợn và đuổi ra.  Đuổi lợn ra cầu cân để cân.

 Cân từng con một.

 Ghi số liệu vào phiếu cân (kế toán thực hiện)

 Sau khi xuất xong: đẩy phân trong ô đã bán, rắc vôi lên đường đuổi lợn, hót sạch phân và quét sạch đường đuổi lợn. Chờ ngày xuất tiếp theo.

+ Vệ sinh chuồng trại sau khi xuất lợn

Ngay sau khi xuất lợn, trại ngay lập tức thực hiện vệ sinh chuồng trại, máng ăn… để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Quá trình vệ sinh tiến hành theo các bước sau:

Vệ sinh bên ngoài chuồng nuôi, bao gồm: Vệ sinh đường đuổi lợn; vệ sinh cầu cân; vệ sinh khu vực các xe đến đỗ trong trại.

Vệ sinh trong chuồng nuôi, bao gồm: Đẩy sạch phân trên nền chuồng; xả và đẩy sạch nước máng; cọ rửa sạch sẽ: bạt trần, giàn mát, quạt (che chắn

27

bằng túi nilon), máng ăn, thành chuồng, nền chuồng; quét vôi tường, thành chuồng, nền chuồng; phun sát trùng; kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện, quạt, máy bơm có hoạt động tốt không; kiểm tra giàn mát, song sắt, máng ăn, núm uống, bạt, trần; nếu có hỏng gì thì sửa chữa hoặc thay mới; lắp quây úm chờ lứa mới.

3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi

* Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi chuồng kín lợn dõi các chỉ tiêu sau:

- Tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn thịt theo dõi (%)

Tỷ lệ nuôi sống(%) = Số con xuất chuồng x100 Số lợn nuôi

- Tăng khối lượng (kg/con) tại thời điểm xuất chuồng. Tăng khối lượng

(kg/con) =

Khối lượng đạt khi xuất chuồng -

Khối lượng khi nhập giống - Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thịt (g/con/ngày).

Sinh trưởng tuyệt đối =

Khối lượng đạt khi xuất chuồng -

Khối lượng bắt đầu Số ngày nuôi

- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg)

Tiêu tốn = Tổng thức ăn tiêu thụ

Tổng khối lượng tăng trong quá trình nuôi

- Xác định tỷ lệ mắc một số bệnh thường gặp ở đàn lợn thịt và đánh giá kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn thịt: Số con mắc, số con điều trị, số con

28 khỏi, tỷ lệ khỏi.

+ Tỷ lệ khỏi sau điều trị (%) = Số lợn khỏi bệnh x 100 Tổng số lợn điều trị

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

29

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn nuôi lợn thịt tại trại qua 5 năm 2016 - 20120

Trong thời gian thực tập tại trại, em đã được tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của trại cũng như số lượng lợn đã được chăm sóc nuôi dưỡng tại trại. Sau đây là bảng số liệu về số lượng lợn đã được nuôi tại trại qua bốn năm tại trại:

Bảng 4.1 Số lượng lợn nuôi tại trại qua 5 năm 2016 - 2020 STT Năm Số lợn thịt nuôi tại trại (con)

1 2016 1820

2 2017 1912

3 2018 1900

4 2019 1948

5 2020 1918

Qua bảng 4.1 cho thấy, số lợn nuôi tại trại tăng qua các năm, từ năm 2016 đến 2020 số lượng không thay đổi nhiều dao động dưới 2000 con/lứa. Khối lượng lợn tăng dần lên chứng tỏ công tác chăn nuôi của trại cũng được cải thiện qua từng năm theo hướng tích cực. Trại nuôi lợn thịt nên khi lợn đã được nuôi đủ tuần tuổi thì sẽ được xuất bán theo đơn hàng mà khách hàng đặt với công ty. Trong quá trình xuất lợn cần phải làm những khâu sau:

- Khi bắt, phải đuổi lần lượt từ 5 - 10 con một lượt theo khối lượng và tính biệt khách yêu cầu.

- Cân từng con, ghi số liệu vào phiếu cân. - Đưa lần lượt từng con lên xe.

- Sau khi xuất xong phải quét dọn sạch sẽ, quét vôi cầu cân và khu vực

xuất lợn, đường đuổi lợn.

- Kết quả này cho thấy tuy công tác chăn nuôi đã đạt được những thành tích khá tốt, thể hiện ở việc trang trại đã cải thiện cân nặng của lợn từ đó trại cũng có nguồn thu nhập để chăm lo đời sống cho công nhân và mở rộng quy

30 mô chăn nuôi.

4.2. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh tại trại

4.2.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu quyết định tới sự thành bại trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh trong chuồng, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại…

Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày em tiến hành dọn vệ sinh chuồng, quét lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng, lau kính và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng và hành lang trong chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ hạn chế, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Omnicide định kỳ. Lịch sát trùng của trại lợn thịt được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng Công việc Số lần thực hiện/tuần Số tuần Kết quả (lần) Phun sát trùng 7 24 168 Rắc vôi 2 24 48 Quét mạng nhện,hành lang 2 24 48 Vệ sinh bể nước 1 24 24 Vệ sinh quạt 1 24 24 Lau kính cửa sổ 1 24 24

Bảng 4.2 cho thấy: Trong thời gian thực tập, em đã phun sát trùng được 168 lần, rắc vôi 48 lần, quét mạng nhện 48 lần…. Qua bảng cho thấy công tác vệ sinh được quan tâm thực hiện đúng quy trình và định kỳ.

31

4.2.2. Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng

Với châm phương “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, thì công việc tiêm phòng và phòng bệnh cho đàn lợn là hết sức cần thiết, luôn được quan tâm hàng đầu và quan trọng nhất. Tại trang trại lợn thịt Nguyễn Xuân Dũng, công tác này cũng luôn được thực hiện một cách tích cực, chủ động. Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, đi từ khu vực này sang khu vực khác và hạn chế đi ra khỏi trại, khi các phương tiện vào trại phải được sát trùng nghiêm ngặt tại cổng vào trại cũng như trước khi vào chuồng.

Quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật, đúng quy trình. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể lợn có miễn dịch chủ động, để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhằm hạn chế những rủi ro, bất cập trong chăn nuôi.

Để đạt được hiệu quả tiêm phòng tốt nhất cho đàn lợn thì ngoài hiệu quả của vắc xin, phương pháp sử dụng vắc xin, loại vắc xin... còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ lợn. Trên cơ sở đó, trại chỉ tiêm phòng vắc xin cho những con khoẻ mạnh không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh mãn tính khác để tạo khả năng miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Thực hiện lịch tiêm phòng của trại, trong thời gian thực tập em đã tiêm phòng cho 596 con với 4 lần tiêm. kết quả được thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn tại trại

Nội dung công việc Số lượng (con) Kết quả (an toàn/khỏi) Số lượng (con) Tỷ lệ (%)

Hội chứng còi cọc sau cai sữa 594 594 100

Dịch tả (lần 1) 594 594 100

Lở mồm long móng 587 587 100

32

Bảng 4.3 cho thấy: Trong thời gian thực tập, em đã tiêm phòng cho 594 lợn vắc xin phòng Hội chứng còi cọc sau cai sữa và dịch tả lần 1, 587 lợn vắc xin lở mồm long móng, 584 lợn vắc xin dịch tả lần 2. Sau khi sử dụng vắc xin, 100% số lợn đều không có biểu hiện bất thường hay phản ứng thuốc. Qua quá trình thực hiện tiêm phòng, em đã nâng cao được nhận thức về ý nghĩa của công tác phòng bệnh và tự tin hơn, vững tay nghề hơn.

4.3. Kết quả chăn nuôi đàn lợn thịt thương phẩm

4.3.1. Kết quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng

Trong thời gian thực tập tại trại, em cùng kỹ sư và quản lý trại tiến hành chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt đạt năng suất cao và chất lượng tốt. Trang trại thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh chuồng trại, khu vực xung quanh cũng như môi trường chung, đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y và tạo môi trường thuận lợi để lợn sinh trưởng phát triển nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Chuồng nuôi được xây dựng theo kiểu chuồng kín, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu mọi mặt của lợn, chủ động điều chỉnh nhiệt độ, độ thông thoáng của chuồng nuôi. Ở đầu chuồng nuôi, có hệ thống giàn mát giúp thông thoáng vùng tiểu khí hậu trong chuồng nuôi đặc biệt là vào mùa hè khi nhiệt độ cao. Cuối chuồng là hệ thống quạt hút, giúp luân chuyển không khí từ bên ngoài vào trong chuồng rồi đẩy ra ngoài. Máng cho lợn ăn là máng sắt, hình nón, có thể chứa được tối đa 90 kg thức ăn.

Thức ăn cho lợn của trại là thức ăn hỗn hợp đầy đủ chất dinh dưỡng do công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam tự sản xuất và phục vụ công tác chăn nuôi.

Các loại thức ăn của công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nan gồm các loại phân chia thứ tự theo lứa tuổi như sau: Baby milk, Milac A, XK110F, XK110K, XK110T, XK120, XK130SF…

33

Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn trong 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn thịt TT Tổng công việc Số lượng cần thực hiện (số lần) Khối lượng công việc thực hiện được (số lần) Tỷ lệ hoàn thành so với nhiệm vụ được giao (%) 1 Vệ sinh máng ăn 360 360 100

2 Kiểm tra vòi nước uống 360 360 100

3 Cho lợn ăn hàng ngày 360 360 100

4 Tách lợn ốm để cách ly 30 30 100

Qua bảng 4.4 cho thấy, em đã được kỹ sư của trại hướng dẫn thực hiện nghiêm túc công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn theo đúng quy trình. Em cũng đã trực tiếp tham gia vệ sinh máng ăn, kiểm tra vòi nước uống, cho lợn ăn, kiểm tra và cách ly lợn ốm đạt 100% khối lượng công việc được giao.

* Tổ chức thực hiện quy trình chăn nuôi

Hiện nay, để đảm bảo yêu cầu kiểm soát dịch bệnh, trang trại phải áp dụng quy trình “cùng vào - cùng ra”. Chuồng trại sẽ được để trống 7 - 10 ngày để tẩy rửa, sát trùng và quét vôi lại. Như vậy, việc sản xuất ở các chuồng đó tạm thời bị gián đoạn một số ngày nhất định Theo kế hoạch.

Hệ thống này có tác dụng phòng bệnh do việc làm vệ sinh chuồng trại thường xuyên, định kỳ mỗi khi giải phóng lợn để trống chuồng. Đồng thời, ở đây sẽ không có sự tiếp xúc giữa các lô lợn trước với các lô lợn sau do đó hạn chế khả năng lan truyền các tác nhân gây bệnh từ lô này qua lô khác..

34 Tổ chức dây truyền sản xuất kép kín

Mỗi con lợn đều mang sẵn trong mình các loại vi khuẩn hoặc vi rút gây bệnh. Do đó, nó vừa là con vật mang trùng, vừa là nguồn bệnh nếu như lượng vi khuẩn, vi rút kia vượt quá ngưỡng cho phép. Để không mang mầm bệnh từ bên ngoài vào trong trại chăn nuôi qua con giống. Công ty đã tổ chức được dây truyền khép kín, từ lợn thương phẩm, đến lợn đực giống, lợn cái các loại. Đây là điều kiện lý tưởng giúp công ty phòng bệnh cho trại.

* Chăm sóc và quản lý lợn

Chuồng trại phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, nền chuồng luôn luôn khô ráo và có độ dốc khoảng 1,5 - 2% để đảm bảo cho phân và nước tiểu được thoát xuống hệ thống cống thoát. Đặc biệt, chuồng trại phải được đối lưu không khí tốt để giảm bớt độ ẩm trong chuồng, tránh cho lợn khỏi các bệnh về đường hô hấp.

Biện pháp khắc phục điều kiện thời tiết mùa hè là chuồng nên theo hướng Đông - Nam để đảm bảo ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè, đảm bảo ánh sáng chiếu vào chuồng, hạn chế được lượng nhiệt sinh ra do ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.

Biện pháp khắc phục thời tiết mùa đông của trại là treo hệ thống đèn

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại nguyễn xuân dũng, xã khánh thượng, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)