Cơ chế bảo mật trong Blockchain

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NGHIÊN cứu cơ CHẾ xác THỰC, bảo mật TRONG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN (Trang 51 - 53)

9. Đồng thuận chống gian lận Byzantine: Một trong những vấn đề cơ bản của việc tính toán phân tán được giải thích bởi bài toán những vị tướng Byzantine.

2.3.3 Cơ chế bảo mật trong Blockchain

Tính năng đồng thuận và bất biến

Mặc dù có nhiều tính năng tham gia giúp tạo tính bảo mật cho Blockchain nhưng có hai tính năng quan trọng nhất là đồng thuận và bất biến. Đồng thuận là khả năng của các node trong một mạng Blockchain phân tán cùng đồng thuận về trạng thái thực của mạng và về tính hợp lệ của các giao

dịch. Thông thường, quá trình đạt được sự đồng thuận phụ thuộc vào thuật toán đồng thuận.

Mặt khác, tính bất biến là khả năng của Blockchain trong việc ngăn chặn sự thay đổi của các giao dịch đã được xác nhận. Các giao dịch này thường liên quan đến việc chuyển dữ liệu, ngoài ra, chúng cũng có thể bao gồm cả bản ghi của các dạng dữ liệu số khác.

Cùng với nhau, tính năng đồng thuận và bất biến cung cấp khung cho bảo mật dữ liệu trong các mạng Blockchain. Trong khi các thuật toán đồng thuận đảm bảo rằng các quy tắc của hệ thống đang được tuân theo và tất cả các bên liên quan đều đồng ý về trạng thái hiện tại của mạng. Tính bất biến đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu và hồ sơ giao dịch sau khi mỗi khối dữ liệu mới được xác

Tính năng mã hóa trong bảo mật của Blockchain

Blockchains phụ thuộc rất nhiều vào mã hóa để đạt được bảo mật dữ liệu. Một chức năng mã hóa cực kỳ quan trọng trong bối cảnh này chính là hashing (băm). Hashing là một quá trình trong đó một thuật toán được gọi là hàm hash nhận đầu vào dữ liệu (có kích thước bất kỳ) và trả về một đầu ra xác định có giá trị độ dài cố định.

Bất kể kích thước đầu vào, độ dài đầu ra sẽ luôn luôn cố định. Các đầu vào khác nhau sẽ dẫn đến các đầu ra khác nhau. Nếu đầu vào không thay đổi, kết quả hash sẽ luôn giống nhau, bất kể chúng ta chạy hàm hash bao nhiêu lần.

Trong Blockchain, các giá trị đầu ra này, được gọi là các hash, được sử dụng làm định danh duy nhất cho các khối dữ liệu. Hash của mỗi khối được tạo ra liên quan đến hash của khối trước đó, và đó là thứ giúp liên kết các khối lại với nhau, tạo thành một chuỗi các khối. Hơn nữa, hàm hash khối phụ

thuộc vào dữ liệu chứa trong khối đó, có nghĩa là bất kỳ thay đổi nào đối với dữ liệu sẽ yêu cầu sự thay đổi đối với hàm hash khối.

Do đó, hash của mỗi khối được tạo ra dựa trên cả dữ liệu chứa trong khối đó và hash của khối trước đó. Các định danh hash này đóng vai trò chính trong việc đảm bảo tính bảo mật và tính bất biến của Blockchain.

• Tính năng tạo chữ ký điện tử

Chữ ký điện tử như cái tên của nó cho thấy là công cụ mật mã có những tính chất tương đồng như chữ ký tay ta vẫn dùng thực tế. Hai tính chất cơ bản của chữ ký điện tử là: Thứ nhất, chỉ có bạn mới có thể tạo ra chữ ký của bạn, nhưng bất kỳ ai nhìn thấy chữ ký đó đều có thể kiểm tra được chữ ký đó là thật. Thứ hai, chúng ta muốn một chữ ký phải gắn liền với một văn bản cụ thể, để chữ ký đó không thể được mang đi để ký một văn bản khác. Tương tự như chữ ký tay, chúng ta không muốn người ta cắt một chữ ký từ một văn bằng này để dán sang một văn bằng khác.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NGHIÊN cứu cơ CHẾ xác THỰC, bảo mật TRONG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w