Cấu trúc của BLOCKCHAIN 1 Chuỗi liên kết

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NGHIÊN cứu cơ CHẾ xác THỰC, bảo mật TRONG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN (Trang 34 - 36)

Chương 2 CƠ CHẾ XÁC THỰC, BẢO MẬT TRONG BLOCKCHAIN

2.1 Cấu trúc của BLOCKCHAIN 1 Chuỗi liên kết

2.1.1 Chuỗi liên kết

Công nghệ chuỗi khối Blockchain là một cuốn sổ cái ghi chép và lưu trữ thông tin các giao dịch. Blockchain, có thể nói đây là một cơ sở dữ liệu được tổ chức thành liên kết dạng chuỗi của các khối thông tin, cho phép phát triển và mở rộng theo thời gian, nghĩa là bất cứ khi nào có những dữ liệu mới thì sẽ hình thành thêm các khối mới.

Khi nhắc đến Blockchain, người ta nghĩ ngay đến các giao dịch. Theo phương pháp truyền thống, những giao dịch sẽ được lưu trữ trong những sổ cái; những sổ cái này được khóa lại và cô lập nhằm đảm bảo tính chính xác và tính bất khả xâm phạm của chúng. Khi hoạt động các giao dịch, mỗi cơ quan, đơn vị phải duy trì những bản ghi (record) riêng để xác minh thông tin độc lập.

Ngược với kiểu truyền thống này, Blockchain cũng là một sổ cái, tuy nhiên điểm khác biệt là sự tin cậy được tích hợp hay nói cách khác Blockchain là một cuốn sổ cái đồng thuận phân tán, được chia sẻ và đáng tin cậy. Do đó nó hình thành một sổ cái kỹ thuật số mang tính tin cậy cao, trong đó ghi lại các giao dịch, đặc biệt sổ cái này được duy trì trong và giữa những người tham gia mạng lưới. Khác với phương pháp truyền thống là có nhiều sổ cái độc lập và cô lập, thì đối với Blockchain, một bản ghi duy nhất được chia sẻ đến mỗi bên tham gia giao dịch. Mỗi giao dịch đã xảy ra hoặc đang chờ xử

lý sẽ được nhóm lại và lưu trữ trong một cấu trúc cố định được gọi là khối. Thông qua giao thức đồng thuận, khi mỗi khối được xác nhận là đúng và có độ tin cậy, thì khối đó sẽ được liên kết vào chuỗi (Chain) và được gửi tới các bản sao của sổ cái được phân tán và lưu trữ bởi mỗi thành viên tham gia mạng lưới.

Hình 2. 1 Các Block trong Blockchain

Khi mỗi khối được tải vào sổ cái, nó được liên kết đến khối trước bằng cách sử dụng những mã băm (hash) tương ứng của chúng. Điều này tạo thành một bản ghi hoàn toàn có thể theo dõi và không thể giả mạo trong chuỗi khối. Như minh họa trong hình 2.1 ở trên.

Trong Blockchain đơn vị cơ bản để lưu trữ dữ liệu là các khối, các khối được kết nối với nhau thông qua các giá trị định danh (giá trị băm) đặc trưng cho khối. Đây là đặc điểm lưu trữ dữ liệu riêng biệt trong blockchain. Kiến trúc lưu trữ này tạo nên tính toàn vẹn và không thể bị sửa đổi cho Blockchain, mỗi khối sẽ có các thông tin sau:

• Index: Để biết số khối.

• Timestamp: Để biết thời gian tạo.

• Data: Dữ liệu bên trong khối.

• Previous Hash: Hash của khối trước đó.

• Hash: Hash của

Hình 2. 2 Định nghĩa các Block trong Blockchain

• Ngoài ra, còn có danh sách liên kết để liên kết dữ liệu khối trước và khối sau để hình thành chuỗi trong Blocchain, danh sách liên kết là một chuỗi các đối tượng dữ liệu trong đó mỗi đối tượng chứa hai thành phần: dữ liệu cụ thể trong khối và liên kết đến khối sau với sự trợ giúp của một con trỏ. Kiến trúc này được mô tả như ở hình 2. 2.

Ở hình 2. 3 bên dưới, mã Hash R3 có thể dùng để truy xuất ngược lại toàn bộ dữ liệu trong chuỗi đến giá trị đầu tiên. R3 được gọi là đỉnh của chuỗi. Kết hợp với mô hình cây Merkle, một chuỗi các giao dịch có thể được liên kết lại với nhau theo trình tự thời gian diễn ra.

Hình 2. 3 Chuỗi liên kết dữ liệu

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NGHIÊN cứu cơ CHẾ xác THỰC, bảo mật TRONG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w