6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.1. Các lý thuyết nền tảng
Để có cở sở lý luận nhằm xác định các nhân tố quản trị có thể ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, luận văn dựa trên một số lý thuyết nền tảng như: lý thuyết người đại diện, lý thuyết trách nhiệm quản lý, lý thuyết các bên liên quan và lý thuyết ràng buộc các nguồn lực.
a. Lý thuyết người đại diện
Jensen và Meckling (1976) [75] trong tác phẩm “Lý thuyết về công ty: Hành vi nhà quản trị, chi phí người đại diện và cấu trúc sở hữu” đã giới thiệu các quan điểm của mình về lý thuyết người đại diện. Đây là một trong những tác phẩm được trích dẫn nhiều nhất trong gần 3 thập kỷ qua của giới học giả kinh tế, tài chính khi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chi phí người đại diện (agency cost). Lý thuyết này đã được nghiên cứu từ trước và có cơ sở từ tâm lý học đó là: con người vốn có khuynh hướng cá nhân (individualistic), cơ hội (opportunistic), và tư lợi (self-interest); tuy nhiên vấn đề ở đây là làm sao để các cá nhân dung hòa lợi ích để cùng có lợi và phát triển. Nghiên cứu này của Jensen và Meckling [64] thường được trích dẫn ở các nội dung chính
sau đây:
Một là, chủ thể (principal) hay chủ sở hữu vốn (shareholders) và người đại diện (agent) hay nhà quản trị (managers) luôn có sự đối nghịch về lợi ích. Người sở hữu vốn quan tâm đến giá trị công ty, giá cổ phiếu (cũng là lợi ích của chính họ). Trong khi đó, nhà quản trị về cơ bản không quan tâm nhiều đến lợi ích cổ đông mà thường chỉ quan tâm đến lợi ích của mình là chính (lương, thưởng, phụ cấp, nguồn thu khác dựa trên vị trí công tác của mình).
Hai là, việc không đồng nhất lợi ích giữa chủ sở hữu vốn và người đại diện hay nhà quản trị làm phát sinh một loạt chi phí. “Agency Cost” (tạm dịch là chi phí người đại diện, hay còn gọi là chi phí Giám đốc) bằng 0 (không) khi chủ sở hữu đồng thời là Giám đốc công ty, tức là, Giám đốc sở hữu toàn bộ vốn của công ty (principal và agent là một).
Ba là, chi phí Giám đốc càng lớn khi Giám đốc sở hữu ít hoặc không sở hữu cổ phiếu công ty.
b. Lý thuyết trách nhiệm quản lý (stewardship theory)
Có hai lý thuyết khác nhau về cơ cấu lãnh đạo của Hội đồng quản trị. Dựa trên lý thuyết đại diện (Jensen và Meckling, 1976; Fama và Jensen, 1983) cho rằng sự kiêm nhiệm Giám đốc điều hành gây cản trở hoạt động của Hội đồng quản trị trong giám sát quản lý công ty và do đó làm tăng vấn đề chi phí đại diện. Và kết quả là sự kiêm nhiệm Giám đốc điều hành làm tăng sự lạm quyền trong quản lý công ty và làm giảm sự độc lập của Hội đồng quản trị (Finkelstine và D‟ Aveni, 1994; Rhoades, Rechner và Sundaramurthy, 2001). Ngược lại, dựa trên lý thuyết quản lý Donaldson và Davis (1990) lập luận rằng các nhà quản lý vốn đã quản lý tốt các nguồn lực của công ty. Họ giải thích rằng sự kiêm nhiệm Giám đốc điều hành tạo ra vai trò lãnh đạo và ý thức rõ ràng về quyết định chiến lược. Việc bất kiêm nhiệm có thể tạo ra chi phí truyền thông cao và quá trình ra quyết định có thể kém
hiệu quả và kém tối ưu hơn khi có đến hai nhà lãnh đạo.
c. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)
Lý thuyết các bên liên quan được khởi đầu từ nghiên cứu của Freman (1984) về quản trị tổ chức và đạo đức kinh doanh “Quản trị chiến lược: Cách tiếp cận từ các bên liên quan” (Strategic Management: A Stakeholder Approach).
Lý thuyết các bên liên quan này cho rằng tổ chức có nghĩa vụ phải đối xử công bằng giữa các bên liên quan, trong trường hợp các bên liên quan có xung đột lợi ích, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ đạt được sự cân bằng tối ưu giữa chúng.
Vì nhu cầu của các bên liên quan thì khác nhau và luôn thay đổi nên tổ chức sẽ tập trung vào đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan có lợi ích lớn và trực tiếp và cho rằng lợi ích của các bên còn lại cũng được thỏa mãn thông qua việc tổ chức đó theo đuổi chiến lược kinh doanh và báo cáo thông tin phù hợp với các chuẩn mực và giá trị xã hội.
Lý thuyết này được sử dụng để giải thích cho động cơ các tổ chức lựa chọn và tự nguyện áp dụng kế toán quản trị môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin về môi trường ngày càng cao từ phía các cơ quan chính phủ, các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư và người tiêu dùng, cộng đồng.
Lý thuyết các bên liên quan là một trong những lí thuyết có ảnh hưởng tới sự phát triển và ứng dụng của kế toán quản trị môi trường được sử dụng để giải thích cho kế toán quản trị chi phí môi trường.
Áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường trong doanh nghiệp sản xuất sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp trên cả hai khía cạnh tài chính và môi trường.
Vì thế cần thiết phải nghiên cứu lí thuyết và đề xuất mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường trong doanh nghiệp sản xuất.
d. Lý thuyết ràng buộc các nguồn lực
Trong môi trường kinh doanh ngày nay, vai trò của Hội đồng quản trị (HĐQT) ngày càng quan trọng ở các công ty cổ phần.Không những vậy, HĐQT được kỳ vọng sẽ thực thi đầy đủ chức năng không chỉ để tối đa hóa lợi ích cho cổ đông mà cả lợi ích các bên liên quan khác. Theo Adam và Ferreira (2007) cho rằng, HĐQT có hai chức năng quan trọng nhất, đó là chức năng tư vấn và chức năng giám sát. Nói thêm về hai chức năng này của HĐQT, theo nghiên cứu của Fama và Jensen (1983) cho rằng chức năng tư vấn của HĐQT bao gồm cung cấp những hướng dẫn và định hướng chiến lược cho tổng giám đốc và tiếp cận những nguồn lực, thông tin quan trọng cho công ty.
Chức năng này được thực hiện từ các thành viên HĐQT bên trong và bên ngoài công ty. Đối với chức năng giám sát, theo Jensen và Meckling (1976) cho rằng, HĐQT có chức năng giám sát các nhà quản lý để giảm thiểu chi phí người đại diện và HĐQT cần phải có chức năng giám sát hiệu quả để bảo vệ lợi ích cho cổ đông. Việc giám sát một cách hiệu quả các giám đốc điều hành sẽ phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm và tính hiệu quả trong hoạt động của HĐQT.
Qua đó thấy được hai chức năng tư vấn và giám sát rất quan trọng để đảm bảo hoạt động của các giám đốc luôn đi theo lợi ích của cổ đông, đảm bảo hiệu quả hoạt động cho công ty. Thấy được vai trò quan trọng của HĐQT nên theo quan điểm quản trị công ty, cổ đông nên quan tâm đến các đặc điểm của HĐQT vì đặc điểm HĐQT có mối liên hệ với hiệu quả hoạt động công ty. Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm HĐQT tác động đến hiệu quả hoạt động công ty theo nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau như: Quy
mô HĐQT (Shakir, 2008; Guest, 2009; O’Connell và Cramer, 2010),cấu trúc của HĐQT (Bhagat và Black, 1999; Ness và cộng sự, 2010), quyền kiêm nhiệm (Gill và Mathur, 2011; Peni, 2012), tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT (Uwalomwa và Olamide, 2012).
1.3.2 Tác động của các nhân tố thuộc quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động của công ty
a. Quy mô của Hội đồng quản trị
Đã có nhiều nghiên cứu về tác động đặc điểm của quy mô HĐQT đến hiệu quả hoạt động công ty. Đa số các tác giả lập luận rằng, ban đầu HĐQT có quy mô lớn sẽ có những thuận lợi cho công ty trong việc nâng cao chức năng của ban quản trị như việc hỗ trợ tư vấn, giảm chuyên quyền của các nhà quản lý, tận dụng được nhiều mối quan hệ của các thành viên HĐQT. Tuy nhiên, khi quy mô HĐQT tăng lên một mức nào đó, sẽ xuất hiện những tính phi hiệu quả làm ảnh hưởng bất lợi đến những lợi nhuận ban đầu.
Ngoài ra, công ty có quy mô HĐQT lớn sẽ có nhiều trách nhiệm hơn trong việc quản lý, giám sát và miễn nhiệm những ban điều hành kém hiệu quả. Công ty có quy mô HĐQT lớn sẽ có nhiều trách nhiệm hơn tác động cùng chiều với mức độ công bố thông tin. Barako et al (2006).
b. Sự độc lập của Hội đồng quản trị
Theo lý thuyết người đại diện, thành viên HĐQT độc lập sẽ giám sát và kiểm soát các thành viên HĐQT bên trong công ty, bảo vệ tài sản công ty và hướng các nhà quản lý có trách nhiệm với các bên liên quan quan trọng khác nhau của công ty (Perry và Shivdasani, 2005). Trong khi đó, theo quan điểm quản trị, các thành viên HĐQT độc lập cung cấp những lời tư vấn chuyên sâu, những hướng dẫn có giá trị cho công ty. Theo các nghiên cứu trước cho thấy rằng tỷ lệ thành viên độc lập HĐQT tác động tích cực đối với mức độ công bố thông tin, giúp giám sát tốt hơn (Cheng and Courtenay, 2006)
c. Tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần của Ban giám đốc
Việc sở hữu cổ phiếu của các thành viên HĐQT là một sự khích lệ. Sự khích lệ này sẽ đảm bảo các thành viên HĐQT vận hành doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và giám sát các giám đốc điều hành một cách cẩn trọng hơn. Vì vậy, việc sở hữu cổ phiếu của HĐQT sẽ cải thiện hiệu quả hoạt động công ty. Arman Aziz (2011) đã tìm ra tác động giữa tỷ lệ sở hữu vốn và mức độ công bố thông tin.
e. Sự kiêm nhiệm chức danh chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc
Nhiều nghiên cứu cho rằng, quyền kiêm nhiệm làm giảm tính độc lập của HĐQT, tuy nhiên tồn tại những quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa quyền kiêm nhiệm với mức độ công bố thông tin. Vai trò của HĐQT trong việc giám sát các nhà quản lý sẽ bị cản trở khi có sự chuyên quyền về quản lý và kiểm soát các quyết định. Xung đột về lợi ích và chi phí đại diện có khuynh hướng tăng cao hơn khi một cá nhân cùng đảm nhận hai vị trí.
Nhiều nghiên cứu cho rằng sự tách biệt giữa chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc/giám đốc tác động cùng chiều với mức độ CBTT Ana Gisbert, Begona Navallas (2013).
f. Ban kiểm soát
Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của công ty: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các định kỳ của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.
Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của Công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của Công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông.
Kiểm tra bất thường: Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông, Ban Kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông và nhóm cổ đông có yêu cầu.
Can thiệp vào hoạt động công ty khi cần: Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng Cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng Cổ đông, Tổng Giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.
CHƯƠNG 2
THIẾT KÊ NGHIÊN CỨU