6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2. ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN
2.2.1. Biến phụ thuộc
Như đã trình bày ở trên, các biến phụ thuộc gồm: ROA, ROE ROA = Lợi nhuận trước thuế/ Tổng tài sản bình quân ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân
2.2.2. Biến độc lập
Như đã trình bày ở trên, mô hình nghiên cứu gồm 5 biến độc lập:
Quy mô của hội đồng quản trị được đo bằng số lượng thành viên của hội đồng quản trị.
Sự độc lập của hội đồng quản trị = Số lượng thành viên hội đồng quản trị độc lập/ Tổng số lượng thành viên hội đồng quản trị
Biến sự độc lập của hội đồng quản trị được tính bằng tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập, cụ thể là bằng số lượng thành viên hội đồng quản trị độc lập (các thành viên trong hội đồng quản trị nhưng không nằm trong ban giám đốc) chia cho tổng số lượng thành viên của Hội đồng quản trị
Tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà quản lý = Tổng vốn sở hữu của các thành viên Ban giám đốc/ Tổng vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà quản lý, cụ thể ở đây là các thành viên thuộc ban giám đốc, được tính bằng tổng vốn chủ sở hữu mà các thành viên ban giám đốc nắm giữ chia cho tổng vốn chủ sở hữu toàn công ty.
Tính kiêm nhiệm chức danh chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc: nếu có sự kiêm nhiệm thì nhận giá trị bằng 1, nếu không kiêm nhiệm thì nhận giá trị biến bằng 0.
Ban kiểm soát được đo bằng số lượng các thành viên thực tế của ban kiểm soát.
2.2.3. Biến kiểm soát
Quy mô công ty (QM) được đo lường: Quy mô = Ln (Tổng tài sản) Số năm hoạt động của công ty (HD)
Số năm hoạt động = Ln (số năm thành lập công ty)
Bảng 2.1. Bảng tóm tắt cách đo lường các biến trong mô hình
Biến số Kí hiệu Cách tính
Quy mô hội đồng quản trị SL Số lượng thành viên hội đồng quản trị Sự độc lập của hội đồng
quản trị DL
Số lượng thành viên hội đồng quản trị độc lập/ Tổng số lượng thành viên hội
đồng quản trị Tỷ lệ sở hữu cổ phần của
Ban giám đốc SH
Tổng vốn sở hữu của các thành viên Ban giám đốc/ Tổng vốn chủ sở hữu Tính kiêm nhiệm chủ tịch
hội đồng quản trị và Tổng giám đốc
KN
Tổng giám đốc kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT thì biến nhận giá trị 1; ngược lại
nhận 0
Số lượng thành viên BKS KS Số lượng thành viên thực tế của Bankiểm soát Tỷ suất sinh lời của tài sản ROA Lợi nhuận trước thuế/ Tổng tài sảnbình quân
Tỷ suất sinh lời của vốn
CSH ROE
Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân
Quy mô công ty QM Ln (Tổng tài sản)
Số năm hoạt động HD Ln (Số năm thành lập công ty)
2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến, kiểm định trọng số hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Square – OLS). Phần mềm sử dụng để xử lý dữ liệu là phần mềm Eview 8.1. Mô hình hồi quy tuyến tính
Trong đó:
Yi: là hiệu quả hoạt động của công ty i (lần lượt được đo bằng ROA, ROE); SLi: là quy mô hội đồng quản trị công ty i;
DLi: là mức độ độc lập của hội đồng quản trị công ty i; SHi: là tỷ lệ vốn sở hữu của nhà quản lý công ty i;
KNi: là sự kiêm nhiệm giữa chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc công ty i; KSi: là số thành viên ban kiểm soát của công ty i;
QMi: là quy mô (Ln tổng tài sản) của công ty i; HDi: là Ln số năm hoạt động của công ty i;
β0; β1; β2; β3; β4; β5; β6; β7 là các hệ số hồi quy và є là sai số ngẫu nhiên. Để xem xét ảnh hưởng của các nhân tố quản trị công ty lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, các phương pháp ước lượng trong luận văn được vận dụng trên cơ sở các nghiên cứu trước đây của Coles (2008), Eklund (2008), Bathula (2008), Ibrahim và Samad (2011), Darmadi (2011), Wintoki và cộng sự (2012). Cụ thể, nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng (panel data) và hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất kết hợp tất cả quan sát (Pooled OLS) để ước lượng βi, phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (Generalized Least Square- GLS) kết hợp hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effect).
Phương pháp Pooled OLS có giả định phương sai không đổi và không có tương quan chuỗi (serial correlation), do vậy đòi hỏi sai số mô hình trong mỗi thời điểm quan sát không tương quan với biến giải thích (Wooldridge, 2002; Bathula, 2008), và do vậy có thể làm giảm độ tin cậy của hệ số tương quan. Kiểm định White được sử dụng để kiểm tra giả định phương sai không đồng nhất và kiểm định Breush- Godfrey được sử dụng để xem xét giả định tự tương quan. Ngoài ra, để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, luận văn kiểm tra hệ số tương quan cặp giữa các biến và chạy lần lượt mô hinh hồi quy của từng biến đối với các biến còn lại trong mô hình và xem xét hệ số VIF.
2.4 CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu gồm các công ty được chọn ngẫu nhiên thuộc lĩnh vực ngành công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mẫu gồm 100 công ty được chọn đã có báo cáo tài chính được kiểm toán năm 2018 (cỡ
mẫu gấp 5 lần số biến độc lập 5x5 = 25). Các công ty được chọn sẽ bao gồm nhiều ngành nghề công nghiệp phong phú, không chịu sự chi phối của yếu tố nhà nước để đảm bảo tính khách quan của số liệu nghiên cứu.
Để chọn được 100 trong số 250 doanh nghiệp niêm yết thuộc ngành công nghiệp trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thực hiện lựa chọn trên cơ sở khoảng cách chọn mẫu la hai (250/100 = 2). Căn cứ dựa vào danh sách 250 công ty niêm yết thuộc ngành công nghiệp đã được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của mã chứng khoán, chọn ngẫu nhiên một đơn vị mẫu đầu tiên trong các công ty có số thứ tự 1 hoặc 2. Với khoảng cách mẫu là hai, 99 công ty còn lại được chọn theo nguyên tắc cứ cách đều 2 công ty trong danh sách (so với công ty đầu tiên được chọn) thì chọn ra tiếp một công ty nữa vào mẫu. Cụ thể, công ty đầu tiên được chọn có số thứ tự là 1 (AAA – Công ty Cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát) trong danh sách 250 công ty thì các công ty tiếp theo được lựa chọn lần lượt có số thứ tự là 3; 5; 7;…và cuối cùng là 199. Các thông tin được thu thập từ website https://www.cophieu68.vn và trang website chính thức của các công ty.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TYNGÀNH CÔNG NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP
3.1.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động công ty qua chỉ tiêu ROA
Bảng 3.1. Hiệu quả hoạt động của các công ty ngành công nghiệp năm 2018 thông qua chỉ tiêu ROA và ROE
Kết quả khảo sát hoạt động của 100 công ty sản xuất trong năm 2018 thông qua chỉ tiêu ROA và ROE được thể hiện cụ thể trong Bảng 3.1.
3.1.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động công ty qua chỉ tiêu ROE
Tương tự chỉ tiêu ROA, thông qua Bảng 3.1 và biểu đồ ROE của các công ty, có thể thấy các công ty có chỉ số ROE khá tốt, trung bình trên 18,78%, điều này có nghĩa là trong 2018, trung bình các công ty sản xuất tạo được 18,78 đồng lợi nhuận sau thuế trên 100 đồng vốn chủ sở hữu. Đặc biệt có hơn 50% số công ty được khảo sát có hệ số ROE ở mức 20,71% trở lên, điều này là tín hiệu đáng mừng, vì theo căn cứ quốc tế, ROE cao hơn 15% chứng tỏ công ty hoạt động hiệu quả, hoạt động tài chính khá tốt, dễ thu hút đầu tư do hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu cao.
3.2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ QUẢN TRỊ ĐẾNHIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY
3.2.1. Thống kê mô tả các biến độc lập và biến kiểm soátBảng 3.2. Thống kê mô tả các biến độc lập và biến kiểm soát Bảng 3.2. Thống kê mô tả các biến độc lập và biến kiểm soát
Bảng 3.2 mô tả chi tiết về thống kê mô tả của các biến độc lập và biến kiểm soát trong mô hình phân tích tác động của các nhân tố quản trị đến hiệu quả hoạt động của công ty.
Về quy mô của hội đồng quản trị (SL): được đo bằng số lượng thành viên trong hội đồng quản trị công ty. Bảng 3.2 đã cho thấy rằng trong 100
công ty sản xuất được khảo sát thì số thành viên trong hội đồng quản trị công ty dao động từ 2 đến 9 thành viên, trung bình mỗi công ty có 5 hoặc 6 thành viên. Các công ty có số lượng thành viên trên 5 người chiếm hơn 50% số công ty được khảo sát. Quy mô lớn của hội đồng quản trị các công ty cũng có thể đảm bảo được sự đa dạng về kiến thức chuyên môn, quản trị của các thành viên trong hội đồng quản trị.
3.2.2. Phân tích tác động của các nhân tố quản trị công ty đến chỉtiêu ROA tiêu ROA
a. Kiểm định các khiếm khuyết của mô hình
Nhằm đảm bảo để mô hình này kiểm định chính xác nhất sự tác động của các nhân tố đến chỉ tiêu ROA, luận văn tiến hành kiểm định các khiếm khuyết của mô hình bao gồm: kiểm định sự tồn tại của mô hình, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm định hiện tượng tư tương quan và kiểm định hiện tượng phương sai không đồng nhất.
Chạy mô hình hồi quy OLS dựa theo mô hình này, ta được kết quả như bảng 3.3.
b. Đánh giá các nhân tố tác động đến ROA
Sau khi chạy hồi quy OLS bằng phần mềm Eviews, luận văn có được kết quả về sự tác động của các nhân tố đến ROA của các doanh nghiệp ngành công nghiệp như bảng 3.4.
3.2.3. Phân tích tác động của các nhân tố quản trị công ty đến chỉ tiêu ROE
a. Kiểm định các khiếm khuyết của mô hình
Nhằm đảm bảo để mô hình này kiểm định chính xác nhất sự tác động của các nhân tố đến chỉ tiêu ROA, luận văn tiến hành kiểm định các khiếm khuyết của mô hình bao gồm: kiểm định sự tồn tại của mô hình, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm định hiện tượng tư tương quan và kiểm định
hiện tượng phương sai không đồng nhất.
Chạy mô hình hồi quy OLS dựa theo mô hình này, ta được kết quả như bảng 3.8.
b. Đánh giá các nhân tố tác động đến ROE
Sau khi chạy hồi quy OLS bằng phần mềm Eviews, luận văn có được kết quả về sự tác động của các nhân tố đến ROE của các doanh nghiệp ngành công nghiệp như bảng 3.8.
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠTĐỘNG CỦA CÔNG TY ĐỘNG CỦA CÔNG TY
Chương 3 đã đưa ra các kết quả về chiều hướng tác động của một số nhân tố đến hiệu quả hoạt động của công ty. Việc nhận diện các nhân tố tác động và chiều tác động của chúng đến hiệu quả của công ty là việc rất quan trọng, làm cơ sở cho việc đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Trên cơ sở các bằng chứng định lượng đã được xác định ở chương 3, luận văn đưa ra một số kiến nghị như sau:
4.1.1. Điều chỉnh hợp lý về mức độ độc lập của Hội đồng quản trị vàBan giám đốc Ban giám đốc
Theo kết quả của luận văn đã nghiên cứu, mức độ độc lập của hội đồng quản trị và ban giám đốc có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Cụ thể là tỷ lệ thành viên độc lập của hội đồng quản trị càng cao thì hiệu quả hoạt động của công ty càng thấp. Vì vậy trong cơ cấu của hội đồng quản trị, công ty nên chú ý về cấu trúc của hội đồng quản trị sao cho hợp lý, tỷ lệ các thành viên hội đồng quản trị độc lập nên được điều chỉnh sao cho phù hợp với đặc thù công ty, phù hợp với sự phát triển của công ty. Việc có mặt các thành viên hội đồng quản trị độc lập cũng giúp cho việc giám sát các hoạt động của nhà quản lý được hiệu quả hơn. Tuy nhiên, các thành viên hội đồng quản trị độc lập chiếm tỷ lệ quá cao sẽ làm cho các nha quản lý khó khăn trong việc phát huy chức năng của mình, tạo ra giá trị tối đa cho công ty.
4.1.2. Về tỷ lệ sở hữu vốn của nhà quản lý công ty
Quan hai mô hình nghiên cứu, luận văn đã chỉ ra sự tương quan âm giữa tỷ lệ sở hữu vốn của ban giám đốc và chỉ số ROA và ROE, tỷ lệ sở hữu vốn
của ban giám đốc càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty càng thấp.
4.1.3. Về sự kiêm nhiệm của chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc công ty
Theo kết quả của luận văn, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh. Kết quả nay là do khi tách biệt giữa hai chức danh này, sự kiểm soát được thực hiện hiệu quả hơn. Trên cơ sở kết quả này, luận văn đưa ra một số kiến nghị như sau:
4.1.4. Liên quan đén quy mô của công ty
Theo như luận văn, quy mô của công ty càng lớn thì công ty càng dễ đạt được hiệu quả hoạt động cao. Có thể hiểu rằng ở những công ty quy mô lớn, đội ngũ quản trị công ty có thể có nguồn lực tài chính mạnh để thực hiện những nghiên cứu, phát triển những chính sách có tiềm năng mang lại hiệu quả hoạt động cho công ty. Như vậy, đối với các công ty nhỏ, quy mô không lớn thì cần phải cẩn thận trong việc nghiên cứu đầu tư, chú trọng hơn trong việc phát triển đội ngũ quản trị công ty để có thể điều hành, quản lý hoat động công ty tốt hơn, đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cao cho công ty. Hiện nay, chất lượng đội ngũ nhà quản trị tại các công ty vừa và nhỏ tại Việt Nam còn ít kinh nghiệm trong vấn đề kinh doanh với quốc tế. Vì vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ các nhà quản trị là vô cùng cấp thiết. Năng lực quản lý của các nhà quản trị công ty vừa và nhỏ hiện nay còn yếu, chủ yếu chỉ có hiểu biết trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ mà không có nhiều kinh nghiệm về quản lý. Vì vậy, các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương, các trung tâm hỗ trợ công ty vừa và nhỏ cần phải xây dựng các khóa đào tạo nhà quản lý và kêu gọi, khuyến khích các nhà quản trị tham gia.
Như mô hình phân tích hồi quy ở luận văn, các công ty hoạt động ngày càng lâu năm thì càng dễ nâng cao hiệu quả hoạt động. Điều này có thể hiểu là do đội ngũ quản trị công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều hành và quản lý công ty; cũng như đã có một lượng khách hàng nhất định trên thị trường và có thể nắm bắt tốt thị trường. Từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn trong định hướng và chiến lược hoạt động cũng như phát triển của công ty.
4.1.6. Các kiến nghị khác liên quan đến quản trị công ty nhằm nângcao hiệu quả hoạt động của công ty cao hiệu quả hoạt động của công ty
Các công ty nên chú trọng tới việc xây dựng các bộ quy tắc ứng xử nhằm hướng dẫn hoạt động cho các nhà quản trị, các nhân viên và tạo nên văn hóa công ty mạnh. Văn hóa công ty ổn định và tốt thì mới tạo tiền đề cho việc thực hiện quản trị công ty được suôn sẻ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Ngoài ra, các công ty cũng nên chú trọng và phát huy hiệu quả vai trò của