Công ty thực hiện bổ nhiệm cán bộ định kỳ sau 3-4 năm. Nếu người lao động không hoàn thành nhiệm vụ theo vị trí công tác sẽ không được bổ nhiệm lại. Việc đánh giá hoàn thành nhiệm vụ sẽ căn cứ vào bảng tiêu chuẩn đánh giá và do Hội đồng thi đua khen thưởng bình chọn, đánh giá hàng năm. Việc
đánh giá cũng được phân theo cấp, công ty sẽ đánh giá lãnh đạo các chi nhánh và bộ phận tương đương căn cứ vào tiêu chí chung và kết quả lấy phiếu tín nhiệm ở cơ sở. Cấp chi nhánh sẽ đánh giá các trưởng phó phòng và các bộ phận tương đương. Cấp phòng sẽ đánh giá người lao động của phòng mình.
Mức độ đầu tư cho điều kiện làm việc theo ngạch bậc. Ngoài ra người lao động cũng được hỗ trợ chi phí điện thoại di động, xăng xe và ăn trưa.
Phúc lợi cho người lao động như đi nghỉ mát, du lịch 1 lần trong năm. Người lao động cũng thường xuyên được đào tạo và hội thảo nghiệp vụ để trao đổi kinh nghiệm trong ngành.
1.5.2.2. Tập đoàn công nghệ thông tin và viễn thông FPT
FPT là tập đoàn công nghệ thông tin và viễn thông hàng đầu Việt Nam; theo quan điểm của các nhà lãnh đạo FPT để phát triển ngày càng mạnh mẽ thì nguồn nhân lực là vấn đề cốt yếu, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. FPT đã mở ra trường đại học FPT để đào tạo nguồn nhân lực cho chính công ty bên cạnh việc tuyển dụng nhân sự cao cấp. Như năm 2013,đại học FPT đã giúp FPT Software đào tạo khoảng 800 kỹ sư cầu nối với trình độ tiếng Nhật tối thiểu đạt bậc 2. Để đáp ứng nhu cầu lớn về nhân lực cho các dự án từ Nhật Bản, FPT Software cũng đã hoạch định mở cơ sở đào tạo 1.000 kỹ sư cầu nối tại Đà Nẵng. Đây là sáng tạo mới của Tập đoàn FPT để một người không biết tiếng Nhật, sau 9 tháng có thể tốt nghiệp chương trình, đạt được trình độ tiếng Nhật bậc 2.
Ở các thị trường khác, FPT tiến hành “chuẩn” hóa nhân lực bằng việc yêu cầu nhân viên tham gia toàn cầu hóa phải nâng cao trình độ ngoại ngữ. Sau thời gian nhất định, một số nhân viên sẽ được đào tạo để trở thành
“chuyên gia trong lĩnh vực” của mình. Cùng với đó, FPT cũng chiêu mộ nhân sự quốc tế từ các nước như Ấn Độ, Malaysia....
1.5.2.3. Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực ở Công ty Ba Son
vực. Từ một đơn vị chỉ chuyên về đóng và sửa các loại tàu biển, đến nay Công ty Ba Son ngoài nhiệm vụ chính là đóng và sửa chữa tàu chiến, đảm bảo kỹ thuật cho lực lượng tàu của Quân chủng Hải Quân, Cảnh sát biển hoạt động, Ba Son đã không ngừng phát triển đóng và sửa chữa các loại tàu vận tải biển đáp ứng yêu cầu của khách hàng kinh tế trong và ngoài nước. Mở rộng thị trường sang nhiều nước như: Nga, Ucraina, Đan Mạch, Thụy sĩ, Tây Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Lào, Capuchia... và hàng chục công ty vận tải trong nước, ngành dầu khí Việt Nam..
Công tyđã và đang chuẩn bị cho nguồn nhân lực trình độ cao trong tương lai bằng cách tiếp nhận những sinh viên có kết quả học tập tốt về tại đơn vị thực tập sinh. Sau khi hoàn thành khóa học, công ty giữ lại những sinh viên có thành tích học tập tốt.
Công tykết hợp giữa đào tạo mới, đào tạo lại, vừa tổ chức tuyển dụng theo yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và mô hình tổ chức quản lý của Tổng công ty.
Thường xuyên tổ chức các lớp cho đội ngũ cán bộ quản lý các dự án, cán bộ làm công tác tư vấn giám sát.
Tập huấn cán bộ quản lý theo mô hình tổ chức quản lý mới, có chương trình học tập cho từng cấp quản lý.
Thường xuyên quan tâm gìn giữ và phát huy đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề tạo cho họ điều kiện hoạc tập, rèn luyện, gắn bó họ bằng lợi ích trong cuộc sống và gắn bó bằng truyền thống của Tổng công ty.
Công tyđầu tư nâng cấp trường đào tạo công nhân kỹ thuật và bổ sung đội ngũ giáo viên của Công tyđể làm nhiệm vụ đào tạo cho đội ngũ công nhân kỹ thuật của Công tyđạt được trình độ, tiêu chuẩn theo yêu cầu.
Khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên tự học tập để nâng cao trình độ tay nghề. Đầy mạnh phòng trào kèm cặp kỹ sư, cử nhân và công nhân kỹ thuật mới ra trường trong toàn Tổng Công ty.
Hiện nay, lực lượng lao động của Công tycó hơn 200 kỹ sư và gần 2.000 công nhân lành nghề với gần 200 công nhân được cấp chứng chỉ công nhận đạt trình độ quốc tế do các công ty đăng kiểm Anh, Mỹ, Na Uy, Nhật Bản cấp.
1.5.2.4. Kinh nghiệm của Công ty cổ phần Sông Đà 5
Tại Công ty cổ phần Sông Đà 5 nhận thức rất rõ tầm quan trọng của nền kinh tế tri thức, lấy con người làm trọng tâm. Do đó Công ty luôn chú trọng vào công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật, cán bộ quản lý hiểu biết pháp luật, tinh thông nghề nghiệp và có kỹ năng kinh doanh giỏi, cùng lực lượng công nhân lành nghề có kỷ luật lao động cao, sẵn sàng làm chủ công nghệ tiên tiến. Công ty luôn luôn ý thức rằng nhân lực của công ty là tài sản vô giá và là giá trị cốt lõi để tạo nên sự thành công và phát triển bền vững của DN trong những năm qua. Vì vậy, Công ty luôn đề cao chiến lược đào tạo và PTNNL để:
- Xây dựng và PTNNL chuẩn mực, vững về chuyên môn, và có tính kế thừa lâu dài. Xây dựng một đội ngũ cán bộ nhân sự năng động, sáng tạo, có trình độ cao.
- Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng trình độ định kỳ và chuyên sâu phù hợp cho từng cán bộ, nhân viên trong Công ty. Tiếp tục chủ động đào tạo nguồn cán bộ tiềm năng cho công ty.
- Quản lý đánh giá hiệu quả công việc: xây dựng hệ thống các chỉ số đánh giá hiệu quả cụ thể, đủ mạnh; Xây dựng hệ thống các mục tiêu và chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPIs) trên cơ sở mục tiêu chiến lược của công ty và đơn vị trực thuộc;
- Xây dựng cơ cấu lương thưởng theo kết quả công việc (3P: vị trí, cá nhân, kết quả hoàn thành công việc).
- Xây dựng các hoạt động nhằm nâng cao thể lực và trí lực cho NLĐ: Công ty đã phối hợp với tổ chức đoàn thể chú trọng quan tâm đến đời sống văn hóa thể thao của NLĐ nhằm tạo môi trường sinh hoạt, hoạt động của
NLĐ trong DN nâng cao thể lực và trí lực cho NLĐ trong DN.
1.5.2.5. Bài học rút ra
Trên cơ sở những kinh nghiệp phát triển nguồn nhân lực của một số doanh nghiệp trong và ngoài nước, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
-Doanh nghiệp cần nâng cao nhân thức về vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển doanh nghiệp, từ đó có những chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đúng đắn góp phần mang lại sự thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Doanh nghiệp cần duy trì và xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ năng lực cao, gắn bó với doanh nghiệp, tinh thần làm việc tốt.
-Trong công tác quản lý và sử dụng nguồn nhân lực, phải đề cao đuộc tính nhân đạo, tôn trọng nhân viên, tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên.
-Các doanh nghiệp cần có hệ thống phát triển nguồn nhân lực với những chính sách về tuyển dụng, đào tạo, trả lương, bố trí, khen thưởng, đánh giá phù hợp với yêu cầu quản trị.
Muốn phát triển nguồn nhân lực, phát triển doanh nghiệp một vấn đề không thể không quan tâm đó là văn hóa doanh nghiệp. Cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp và nhân viên cần thiết phải có sự thống nhất về tinh thần doanh nghiệp và quan điểm về giá trị. Tạo môi trường để nhân viên làm việc thoải mái và yên tâm công tác, quan hệ lao động hợp tác, bình đẳng giữa các nhân viên, giữa nhân viên với các nhà quản trị trong doanh nghiệp.
Quan trọng hơn nữa, đó là doanh nghiệp phải được tự chủ hoàn toàn trong mọi hoạt động theo đúng pháp luật và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế của mình trên cơ sở những qui định về cơ chế hoạt động của Nhà Nước.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bảy những vấn đề về cơ bản về cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực. Trình bày những khái niệm, vai trò của công tác phát triển nguồn nhân lực, nội dung của công tác phát triển nguồn nhân lực, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phát triển nguồn nhân lực
Chương l cũng nêu lên một số kinh nghiệm trong công tác phát triển nguồn nhân lực của một số doanh nghiệp.
Có thể nói, trong các doanh nghiệp thường chú trọng đến công tác phát triển để cung cấp cho nhân viên những thông tin, kỹ năng và sự thấu hiểu về tổ chức, công việc trong tổ chức cũng như mục tiêu. Đào tạo và phát triển được thiết kế để giúp đỡ, hỗ trợ nhân viên tiếp tục có những đóng góp cho tổ chức. Chất lượng của đào tạo và phát triển có ảnh hưởng to lớn đến chất lượng nguồn nhân lực, thông qua đó nó ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Trên đây là cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực. Chương 2 sẽ trình bày về thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Sông Thu Đà Nẵng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY SÔNG THU ĐÀ NẴNG
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY SÔNG THU ĐÀ NẴNG Tên đơn vị: Công ty Sông Thu
Tên chủ sở hữu: Tổng Cục Công nghiệp Quốc phòng
Tên tiếng Anh: SONGTHU Corporation
Mã số thuế: 0400100009
Tên người đứng đầu: Ông Hà Sơn Hải
Trụ sở chính: 96 Yết Kiêu, P. Thọ Quang, Q. Sơn Trà, Tp. Đà Nẵng Điện thoại: +84.5113 929567
Fax: +84.5113 929576
Email: sales@songthu.com.vn Website: www.songthu.com.vn Logo công ty:
Chi nhánh Hà Nội:
Địa chỉ: Phòng 211, Nhà C1, Khu tập thể 34A Trần Phú, P.Điện Biên Phủ, Hà Nội.
Điện thoại/Fax: +84.437 475 721
Chi nhánh Vũng Tàu:
Vũng Tàu
Điện thoại: +84.646 285 344 Fax: +84.643 616 597
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Sông Thu tiền thân là Tổ hợp tác xã Cơ khí Đồng Tiến được thành lập ngày 10/10/1976 theo Quyết định của Bộ Tư lệnh Quân khu V nhằm sửa chữa phương tiện thuỷ phục vụ nhiệm vụ vận tải của Cục Hậu cần Quân khu V.
Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã không ngừng lớn mạnh và đánh dấu những cột mốc quan trọng. Từ năm 1982, Công ty là Xí nghiệp sửa chữa tàu biển trực thuộc Cục Kỹ thuật Quân khu V và đến năm 1985, Công ty trực thuộc Tư lệnh Quân khu V. Ngày 4/8/1993 Công tySông Thu được thành lập lại là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng. Công ty chính thức được đổi tên thành Công tySông Thu từ Xí nghiệp sửa chữa tàu biển và được bổ sung ngành nghề ngày 18/4/1996. Năm 1998, Công ty sáp nhập thêm đơn vị vận tải 234 của Cục Hậu cần Quân khu V. Từ khi thành lập đến trước năm 2003, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là sửa chữa các phương tiện thuỷ phục vụ nhiệm vụ vận tải của Quân khu và sửa chữa một số phương tiện thuỷ tại các địa phương. Trong quá trình hình thành và phát triển của Công ty, năm 2004 có thể được xem là một mốc son lịch sử khi Công ty được Bộ Quốc phòng điều động về trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. Kể từ thời điểm này, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và dưới sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Công ty đã mạnh dạn tập trung đầu tư vào các công nghệ mới cho sửa chữa và đóng mới tàu. Ngày 15/08/2009, Công ty đã thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp Quốc phòng sang mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con, với công ty con là Công ty đóng và sửa chữa tàu Hải Sơn (nhà máy X50,
được sáp nhập về Công tySông Thu ngày 24/8/2009). Với sự nổ lực phấn đấu không ngừng của Đảng Ủy, Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty, vào ngày 05/06/2013 Công tySông Thu đã được Bộ Quốc phòng quyết định tổ chức lại thành Công tySông Thu hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con.
Hiện nay Công tySông Thu đã được chuyển sang vị trí mới tại khu vực nhà máy X50 (quận Sơn Trà – thành phố Đà Nẵng). Với diện tích 24 hecta, đây là một nơi rất lý tưởng để tiến đến xây dựng nhà máy đóng tàu hiện đại, đáp ứng được nhu cầu sửa chữa và đóng mới các loại tàu chuyên dụng, tàu quân sự phục vụ cho Quân đội nhân dân Việt Nam, cho quốc gia và cho nền kinh tế nước nhà.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ
2.1.2.1. Chức năng
Do đặc thù riêng của Công ty là vừa làm nhiệm vụ Quốc phòng vừa làm nhiệm vụ kinh tế nên Công ty có chức năng sau:
- Sửa chữa các tàu vận tải, các phương tiện nổi, tàu Quân sự CPS trọng tải 1500 tấn trở xuống.
- Đóng mới các loại tàu Quân sự, tàu tuần tiểu, xà lan vận tải hàng; các loại đầu kéo, tàu chở hàng khô, tàu chở dầu, các loại xà lan, công trình có trọng tải 600 tấn trở xuống.
- Dịch vụ vận tải biển.
- Ứng phó sự cố tràn dầu trên sông, trên biển ở các tỉnh Miền Trung.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
Công tySông Thu là công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân như quy định của pháp luật nhà nước. Công ty hoạt động theo cơ chế hoạch toán Kinh doanh độc lập, lấy thu bù chi, kinh doanh có lãi nhằm mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Vì vậy nhiệm vụ chủ yếu của công ty là hoàn thành đầy đủ mọi chỉ tiêu của nhà
nước và Bộ quốc Phòng giao như trích nộp ngân sách, thuế, BHXH.. thể hiện qua các mặt sau đây:
- Về quốc phòng: có nhiệm vụ bảo vệ vùng biển Việt Nam ,thực hiện tốt công tác quốc phòng.
- Về kinh tế: Mục tiêu quan trọng của công ty là phải kinh doanh có lãi, phải hoàn thành các nhiệm vụ do nhà nước giao như :nộp ngân sách, đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên, nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị và lao động, tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.
- Về mặt xã hội: phải đạt được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Bên cạnh đó còn phải có trách nhiệm đối với xã hội như quan tâm đến những người nghèo khổ, các gia đình chính sách neo đơn, đóng góp vào quỹ phúc lợi xã hội, quỹ bảo trợ những người tàn tật ...
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công tySông Thu được tổ chức theo mô hình tập trung, với bộ máy lãnh đạo gọn nhẹ và hệ thống quản lý hợp lý có mối quan hệ chặt chẽ giữa các phòng chức năng với các cấp lãnh đạo của Công ty; tạo ra sự đoàn kết và thống nhất ý kiến hiệu quả như sau:
Ghichú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Sông Thu
Phó Tổng giám đốc Chính Uỷ