chất lượng của các công trình mà Tổng công ty thiết kế, xây dựng và lắp đặt ngày càng tốt hơn và được khách hàng chấp nhận, doanh thu của Tổng công ty ngày càng cao và hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng. Kết quả đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật ở Tổng công ty nhìn chung qua các năm là khá tốt: loại giỏi 10%, loại khá 50%, loại trung bình 40%.
Nhìn chung công tác đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam tương đối là tốt.
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam công ty Lắp máy Việt Nam
2.2.2.1. Các nhân tố chủ quan
- Những chiến lược nguồn nhân lực của Tổng công ty trong tương lai LILAMA đang thực hiện mục tiêu chiến lược là sẽ trở thành một Tập đoàn công nghiệp nặng của Việt Nam. Do đó phải chuẩn bị một lực lượng lao động đủ mạnh để thực hiện được mục tiêu về sản xuất kinh doanh sau này. Vì vậy đa dạng hoá các loại hình đào tạo như đào tạo ngắn hạn, đào tạo liên kết, đào tạo theo hợp đồng cho các đơn vị yêu cầu, tổ chức thi nâng bậc cho công nhân của doanh nghiệp.
Ngoài ra Tổng công ty đang phấn đấu xây dựng 2 trường cao đẳng nghề của Lilama trở thành 2 trường đại học với mục đích là sẽ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Kế hoạch phát triển kinh doanh của công ty: Lilama ngoài phát triển kinh doanh trong nước còn muốn vươn xa hơn, đó là muốn phát triển công
việc kinh doanh của mình ra các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy muốn đạt kết quả kinh doanh của mình thì cần phải quan tâm, chú trọng đến yếu tố con người. Đào tạo nguồn lao động cho những kế hoạch kinh doanh trong tương lai là công tác đầu tư có lãi.
- Yêu cầu, đòi hỏi của nhân viên trong doanh nghiệp: Trong xu thế phát triển khoa học công nghệ và phát triển của đất nước như hiện nay thì bất kỳ một người lao động nào muốn tồn tại và phát triển được trong các doanh nghiệp thì đều phải có kỹ năng hay có tay nghề giỏi. Do đó lực lượng lao động này sẽ có nguyện vọng được học tập vì vậy mà công tác đào tạo nhân lực trọng doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng.
- Các quyết định của nhà quản trị: Nhà quản trị cần phải biết nhận xét, đánh giá và nhận định được tình hình thực tế trong doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai. Từ đó họ có những quyết định, kế hoạch đào tạo và phát triển làm sao cho phù hợp với yêu cầu của công việc với mục đích cuối cùng là giành được kết quả cao trong kinh doanh.
- Nguồn chi phí dành cho đào tạo nguồn nhân lực: Khi đào tạo sẽ phải mất rất nhiều khoản chi phí như: trả lương cho giáo viên, mua giáo trình, thiết bị phục vụ cho học tập và giảng dạy… Do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải trích một khoản tiền khá lớn để đầu tư cho các công tác này. Nếu kinh phí giành cho đào tạo nguồn nhân lực không đủ sẽ không thể đào tạo đủ số lượng lao động cho doanh nghiệp và cũng không bảo đảm được chất lượng của đào tạo.
2.2.2.2. Các nhân tố khách quan
Những thay đổi về xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp khác, nhất là của các đối thủ cạnh tranh, sự đòi hỏi ngày càng cao
của người lao động luôn là nhân tố thúc đẩy doanh nghiệp phải có công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả. Nếu doanh nghiệp không có chính sách đào tạo và phát triển lao động hợp lý thì có thể lao động sẽ không đáp ứng được với công việc hoặc lao động sẽ bị doanh nghiệp khác thu hút mất.