Cơ cấu tổ chức quản lí của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài “Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng công ty Lắp máy Việt Nam” ppsx (Trang 33 - 38)

Là doanh nghiệp tổ chức theo mô hình Tổng công ty nên cơ cấu bộ máy quản lí của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam được tổ chức theo kiểu mạng lưới.

Tổ chức bộ máy quản lí là một hệ thống bao gồm bộ phận lãnh đạo, các phòng ban quản lí và đơn vị sản xuất cơ sở được tổ chức ra nhằm thực hiện chức năng quản lí toàn diện trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và đời sống của công nhân viên trong toàn doanh nghiệp các phòng quản lí chịu trách nhiệm bao quát toàn bộ các mặt hành chính, nhân sự, kỹ thuật, kinh doanh, tài chính, kế toán của Tổng công ty dưới sự điều hành trực tiếp của Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc. Qua đó bộ phận chịu trách nhiệm theo từng chức năng của mình đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết cho các bộ phận khác về các vấn đề liên quan. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam gồm:

* Ban lãnh đạo

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan cao nhất đứng đầu Tổng công ty hội đồng quản trị quản lí hoạt động của Tổng công ty bằng các qui chế quản lí nhà nước, chịu trách nhiệm về sự phát tiển của Tổng công ty, cùng Tổng

Giám đốc chỉ đạo các đơn vị thành viên khai thác mọi nguồn lực, tổ chức sản xuất kinh doanh.

- Ban kiểm soát: Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành chế độ của nhà nước về sử dụng và bảo toàn vốn, kiến nghị các giải pháp có hiệu quả trong kinh doanh.

- Tổng Giám đốc: Là người điều hành cao nhất của Tổng công ty quản lí hoạt động theo điều lệ của Tổng công ty và các qui định của pháp luật.

- Phó Tổng Giám đốc: Tham mưu giúp việc cho Tổng Giám đốc. Các phó Tổng Giám đốc được Tổng Giám đốc phân công công việc cụ thể theo mục tiêu thống nhất của công ty.

* Các phòng ban chức năng giúp việc cho ban lãnh đạo.

- Phòng Tổ chức lao động: Giúp Tổng Giám đốc trong lĩnh vực tổ chức, biên chế bộ máy quản lí Tổng công ty và các đơn vị thành viên, qui hoạch cán bộ, công nhân. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các Giám đốc, phó Giám đốc, Kế toán trưởng các đơn vị thành viên; Giám đốc, phó Giám đốc các đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty. Xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của các đơn vị phụ thuộc Tổng công ty qui chế lao động, qui chế tiền lương, khen thưởng kỷ luật, đơn giá tiền lương, đơn giá và định mức lao động trong Tổng công ty.

- Phòng Kế hoạch và đầu tư: Giúp Tổng Giám đốc theo dõi lĩnh vực xây dựng chiến lược phát triển của Tổng công ty, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn kế hoạch giá thành và xây đựng các kế hoạch đầu tư cho phù hợp.

- Phòng Đào tạo: Có nhiệm vụ chỉ đạo công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ cũng như công nhân để phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

- Phòng Thị trường và phát triển dự án: Nghiên cứu sự thay đổi của thị trường để từ đó đưa ra kế hoạch để phát triển các dự án đầu tư và việc khai triển thực hiện dự án.

- Phòng Kinh tế kỹ thuật: Phụ trách kỹ thuật và thi công của Tổng công ty kiểm tra và xây dựng các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm định mức kinh tế kỹ thuật. Xây dựng các chiến lược phát triển công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm.

- Phòng Quản lí máy: Quản lí toàn bộ máy móc và bảo toàn tài sản của Tổng công ty xây dựng qui chế quản lí máy móc, thiết bị an toàn lao động phù hợp với qui định của nhà nước.

- Phòng Thi đua tuyên truyền: Phát động các phong trào thi đua, sản xuất giữa các đơn vị, công trình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuyên truyền các phong trào hoạt động mới của Tổng công ty và các chính sách, chế độ của nhà nước đến các đơn vị và cá nhân trong Tổng công ty.

- Văn phòng Tổng công ty: Giúp Tổng Giám đốc trong lĩnh vực hành chính pháp chế, quản lí tài sản, phương tiện và điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân trong Tổng công ty.

- Phòng Tài chính kế toán: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ nguồn thu chi ngoại tệ có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, nguồn thu chi tiền mặt, tiền séc có liên quan đến hoạt động kinh doanh trong nước. Đồng thời phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ tổ chức quản lý tài chính và hạch toán như một doanh nghiệp hoạt động độc lập trực tiếp giải quyết mọi vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty tiến hành. Phòng tài chính của Tổng công ty với tư cách là cơ quan quản lý có nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra và tổng hợp công tác tài chính của tất cả các đơn vị

thành viên, chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính của toàn Tổng công ty theo qui định hiện hành của nhà nước.

Nhìn chung cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng được yêu cầu của quản lý và khai thác tối đa được các nguồn lực.

* Tổ chức hiện tại của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, gồm có:

- 20 Công ty hạch toán độc lập và các công ty hoạch toán phụ thuộc - 1 Viện nghiên cứu công nghệ Hàn

- 2 Trường Kỹ thuật & Công nghệ LILAMA.

Sự hình thành và phân bố các Công ty thành viên trên địa bàn cả nước chủ yếu là do sự xây dựng và phát triển tại các khu kinh tế - khu công nghiệp và các thành phố lớn. Cụ thể trụ sở các Công ty ở các địa điểm như sau:

• Hà Nội:

Cơ quan Tổng công ty, các Công ty hạch toán phụ thuộc. Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội.

Công ty Cổ phần Lắp máy & Thí nghiệm Cơ điện. Công ty cổ phần LILAMA 10.

• Hải Phòng:

Công ty cổ phần LILAMA 69-2.

Công ty TNHH một thành viên Chế tạo Thiết bị & Đóng tàu Hải Phòng.

Công ty cổ phần LILAMA 69-3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Thành phố Việt Trì - Phú Thọ: Công ty cổ phần LILAMA 3.

• Thị xã Ninh Bình - Ninh Bình:

Công ty cổ phần cơ khí Lắp máy Lilama Trường Kỹ thuật & Công nghệ Lilama I.

• Bỉm Sơn - Thanh Hoá:

Công ty cổ phần LILAMA 5.

• Đà Nẵng:

Công ty cổ phần LILAMA 7.

• Tuy Hoà - Phú Yên:

Công ty cổ phần LILAMA 45-3.

• Thành phố Hồ Chí Minh: Công ty cổ phần LILAMA 18. Công ty cổ phần LILAMA 45-1. Văn phòng Đại diện Tổng công ty.

• Đồng Nai:

Công ty cổ phần LILAMA 45-4 (Biên Hoà).

Trường Kỹ thuật & Công nghệ Lilama II (Long Thành).

• Bắc Ninh:

Công ty cổ phần LILAMA 69-1

• Công ty cổ phần ĐTXD & PTĐT LILAMA

• Công ty cổ phần xi măng Đô Lương

• Công ty cổ phần thuỷ điện Sông Ông

Một phần của tài liệu Đề tài “Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng công ty Lắp máy Việt Nam” ppsx (Trang 33 - 38)