Bảng 2.8: Nợ xấu Khách hàng cá nhân năm 2017-2019

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 64 - 91)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 2019/2018 GT GT GT +/_ % +/_ % Tổng dư nợ 642.420 749.311 761.019 106.89 1 16.6 11.708 1.56 Dư nợ cá nhân 274.502 328.524 382.566 54.022 19.6 54.042 16.4 Nợ xấu 16.210 17.555 19.100 1.345 8.29 1.545 8.8 Nợ xấu cá nhân 5.210 7.555 10.110 2.345 45 2.555 33.8 - Ngắn hạn 1.174 2.382 2.877 1.208 1.02 495 20.7 - Trung dài hạn 4.036 5.173 7.233 1.101 27.2 2.06 39.8

Nợ xấu doanh nghiệp 11.000 10.000 9.000 -1.000 -9.09 -1000 -10

Tỷ lệ nợ xấu cá nhân(%) 0.81 1 1.32

Những năm qua Sacombank Chi nhánh Quảng Bình luôn thực hiện nghiêm túc công tác thống kê, báo cáo tình trạng khoản vay một cách chính xác, kịp thời đánh giá đúng nguyên nhân xảy ra nợ xấu nhằm đảm bảo công tác quản trị rủi ro tín dụng được tốt nhất. Dư nợ cho vay của Sacombank Chi nhánh Quảng Bình trong 3 năm

qua có xu hướng tăng ổn định từ 642.420 triệu đồng năm 2017 lên 761.019 triệu đồng trong năm 2019.

Bên cạnh đó dư nợ cá nhân cũng tiếp tục tăng trong giai đoạn này, cụ thể tăng 19,6% trong năm 2017 và 16,4% trong năm 2019. Sở dĩ có điều này là do Sacombank Chi nhánh Quảng Bình đã nỗ lực phát triển thị phần bán lẻ sau một thời gian dài là doanh nghiệp có thị phần bán buôn trong toàn ngành.

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu cá nhân so với dư nợ tín dụng chỉ đạt mức 1,32% năm2017, là một giá trị rất an toàn trong giới hạn cho phép nhưng xét trên số tuyệt đối chỉ tiêu nợ xấu thì giá trị này lại có xu hướng tăng lên từ qua các năm, từ 7.555 triệu đồng năm 2016 lên 10.110 triệu đồng năm 2017. Khác với tín dụng doanh nghiệp, dư nợ xấu có thể tập trung vào một vài khách hàng có quy mô lớn nếu sử dụng biện pháp cơ cấu nợ cho khách hàng thì có thể đưa khoản vay về nhóm nợ thấp hơn, trong khi đó số lượng khách hàng vay cá nhân lại rất lớn, phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách hàng vay trong khi số Quản lý khách hàng chuyên trách lại ít nên khả năng xảy ra nợ xấu là rất lớn.

Để hạn chế vấn đề nợ xấu thì yếu tố tiên quyết là phải tuân thủ quy trình cho vay với chính sách tín dụng chặt chẽ bên cạnh đó yếu tố tài sản đảm bảo luôn được đánh giá thường xuyên, liên tục. Một điểm khác biệt nữa là khi cấp tín dụng cá nhân, Quản lý khách hàng dựa vào những thông tin thu thập được bằng số liệu rõ ràng như Sổ sách ghi chép, biên lai nộp thuế, luân chuyển dòng tiền qua tài khoản cá nhân để đánh giá trong khi đó với tiếp xúc qua một hoặc hai lần thì không thể đánh giá hết khả năng trả nợ của kể cả năng lực pháp lý chính xác của khách hàng vay. Do đó rủi ro do tín dụng cá nhân luôn luôn tồn tại và là yếu tố tất yếu trong hoạt động tín dụng mà bất cứ TCTD nào cũng phải đánh giá đầy đủ.

2.2.6. Hệ số rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank Quảng Bình

Công tác Quản trị rủi ro tín dụng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng khi mà mức độ rủi ro tín dụng cũng như mức độ nguy hiểm của nó đối với các Ngân hàng thương mại ngày càng gia tăng. Rủi ro tín dụng luôn gây tổn thất cho các Ngân hàng thương mại. Ở mức độ thấp, rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận, thậm

chí còn làm giảm nguồn vốn tự có của các ngân hàng. Còn nếu rủi ro tín dụng không được kiểm soát tốt làm cho tỷ lệ các khoản cho vay mất vốn tăng lên quá cao, các Ngân hàng thương mại sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản.

Như vậy có thể nhận thấy khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận càng lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng sẽ rất cao là yếu tố đe dọa sự tồn tại và phát triển của các Ngân hàng thương mại. Riêng đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước đang trong quá trình chuyển đổi, môi trường kinh doanh không ổn định, thị trường tài chính kém phát triển, mức độ minh bạch thông tin thấp… làm gia tăng mức độ rủi ro đối với hoạt động ngân hàng thì nhu cầu phải quản trị rủi ro tín dụng một cách hiệu quả càng trở nên cấp thiết

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI SACOMBANK QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 217 - 2019

2.3.1. Quy trình và mô hình tín dụng đối với khách hàng cá nhân của Sacombank Quảng Bình

2.3.1.1. Qui trình tín dụng Khách hàng cá nhân

Quy trình tín dụng tại Sacombank được chia thành hai quy trình tách biệt: quy trình tín dụng khách hàng doanh nghiệp và quy trình tín dụng khách hàng cá nhân. Trong đề tài này ta đi vào nghiên cứu quy trình tín dụng khách hàng cá nhân. Do đặc điểm tác nghiệp của tín dụng khách hàng cá nhân tương đối đơn giản hơn tín dụng khách hàng doanh nghiệp nên quy trình tín dụng khách hàng cá nhân chỉ có ba bộ phận nghiệp vụ quản lý: Quản lý khách hàng (QLKH), Bộ phận thẩm định/định giá và Bộ phận hỗ trợ Giao dịch tín dụng (GDTD) thực hiện các công đoạn riêng của quy trình.

Quy trình tín dụng khách hàng cá nhân tại Sacombank gồm 6 giai đoạn:

- Tiếp nhận và Đề xuất: Quản lý khách hàng (QLKH) kiểm tra mục đích vay, loại vay và tình hình tài chính của khách hàng phù hợp hay không với chính sách tín dụng của ngân hàng. Thông thường giai đoạn này, QLKH cần thu thập các thông tin

như: mục đích của khoản vay, số tiền vay, thời hạn, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo, rủi ro…

Trong giai đoạn này, nếu nhu cầu vay của khách hàng không phù hợp với quy định cho vay của Chi nhánh ngân hàng thì QLKH từ chối khoản vay, không tiếp nhận hồ sơ, nếu nhận thấy phù hợp với điều kiện của ngân hàng thì chuyển sang giai đoạn kế tiếp.

- Thẩm định (kiểm tra trước khi cho vay): QLKH hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ vay, nhằm mục đích xác minh tính chính xác và đầy đủ của dữ liệu, thông tin mà khách hàng đã cung cấp.

Để xác minh tính chính xác các dữ liệu, thông tin của khách hàng, QLKH thực hiện theo các bước sau:

- Phỏng vấn, thảo luận trực tiếp khách hàng vay.

- Hướng dẫn khách hàng kê khai thông tin trên giấy đề nghị vay vốn (mẫu ngân hàng)

- Xác minh nguồn thu nhập để trả nợ của khách hàng: các chứng từ chứng minh nguồn thu nhập của khách hàng, như: hợp đồng lao động, bảng lương (hoặc sao kê tài khoản…); nếu kinh doanh thì có giấy phép kinh doanh, biên lai nộp thuế (3 tháng gần nhất…).

Các giấy tờ sở hữu của tài sản đảm bảo:

Khai thác thông tin tín dụng từ Trung tâm thông tin tín dụng (viết tắt là CIC - Credit Information Centre), thông tin từ các ngân hàng khác.

Thông tin về khả năng tài chính và các mối quan hệ gia đình của khách hàng. Các chứng từ khác có liên quan.v.v.

Thẩm định trực tiếp nơi khách hàng sinh sống và kinh doanh Thẩm định TSĐB (Phòng thẩm định). Chuyển thư định giá

Sau khi thu thập và xác minh tính đúng đắn của dữ liệu, thông tin khách hàng, QLKH chuyển sang giai đoạn phân tích để lập báo cáo đề xuất cấp tín dụng trình cho lãnh đạo xem xét phê duyệt.

Từ những thông tin thu thập được của khách hàng và các nguồn hỗ trợ, QLKH phân tích, lập tờ trình và trình lãnh đạo xét duyệt. Trong giai đoạn này, QLKH cần phân tích các điểm sau:

-Mục đích vay: loại vay có phù hợp với quy định của STB hay không.

- Số tiền vay: phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng và tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo của STB.Ngoài ra QLKH thực hiện đúng quy định về hạn mức phê duyệt 01 lần cấp tín dụng theo tiêu chuẩn sau:

+Trường hợp hạn mức > 5 tỷ đồng, thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBTD; hạn mức 3<=5 tỷ thuộc thẩm quyền Giám Đốc Vùng và Giám Đốc Miền; hạn mức <= 02 tỷ đồng thuộc thẩm quyền của Giám đốc chi nhánh.

+ Trường hợp vượt thẩm quyền phê duyệt của Sacombank Quảng Bình, Sacombank Quảng Bình chuyển hồ sơ cho Giám Đốc Vùng/ Giám Đốc Miền/UBTD phê duyệt.

- Khả năng trả nợ: nhằm đảm bảo thu nhập ổn định, trả nợ đúng hạn, tránh nợ quá hạn, khó đòi. QLKH tìm hiểu về đặc điểm công việc của khách hàng: chức vụ, mức lương, thời gian công tác, kinh nghiệm, uy tín… và các mối quan hệ của họ trong gia đình, xã hội. QLKH thu thập thông tin từ khách hàng càng nhiều thì càng có lợi cho việc phân tích nguồn trả nợ khoản vay, giảm thiểu mức độ rủi ro mất khả năng trả nợ của khách hàng

- Tài sản đảm bảo: kiểm tra tính pháp lý và định giá tài sản đảm bảo (như: nhà ở, đất ở, giấy tờ có giá, phương tiện lưu thông…) để xác định mức vay phù hợp với tỷ lệ cho vay của Sacombank Quảng Bình.

- Phân tích rủi ro khoản vay: phân tích các trường hợp rủi ro của khoản vay có thể xảy ra, gây tổn thất cho Sacombank, như: rủi ro về nguồn thu nhập trả nợ không ổn định, rủi ro về tính khả mại của tài sản đảm bảo, khách hàng tuổi cao,… Từ đó, QLKH cùng lãnh đạo trong mức thẩm quyền phán quyết chủ động đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro, như: giảm mức vay hay thời hạn vay, đề nghị khách hàng mua bảo hiểm hỏa hoạn tài sản thế chấp, trường hợp khách hàng vay tuổi cao

thì đề nghị họ mua bảo hiểm (giá trị bảo hiểm được thực hiện khi người mua bảo hiểm gặp tử vong) trong đó bên thụ hưởng là Sacombank...

Phân tích các thông tin có liên quan đến khách hàng cũng như khoản vay… Kết thúc giai đoạn phân tích và trình hồ sơ: QLKH sẽ trình hồ sơ vay lên các cấp lãnh đạo để xem xét phê duyệt.

- Phê duyệt và thiết lập hồ sơ

Sau khi báo cáo đề xuất cấp tín dụng được lãnh đạo phê duyệt, QLKH thông báo cho khách hàng vay biết kết quả phê duyệt. (từ chối cho vay, hoặc cho vay với hạn mức tín dụng bao nhiêu? và điều kiện tín dụng là gì? v.v...) Nếu khách hàng chấp thuận mức cho vay và điều kiện vay được duyệt thì QLKH chuyển GDTD soạn thảo Hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp/cầm cố, thực hiện các thủ tục ký kết hợp đồng tín dụng.

Mục đích ở giai đoạn này: quy định quyền và nghĩa vụ giữa khách hàng và ngân hàng, nhằm bảo vệ quyền lợi của ngân hàng khi khách hàng vi phạm hợp đồng nếu nội dung chỉnh sửa hợp lý, không ảnh hưởng đến tính pháp lý, không vi phạm Đối với cho vay tiêu dùng, do tính đơn giản của khoản vay nên Sacombank áp dụng loại hợp đồng mẫu về hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp/cầm cố cho mỗi loại sản phẩm vay tiêu dùng (mỗi loại vay có một hợp đồng mẫu). Trong trường hợp khách hàng vay yêu cầu điều chỉnh một số điều khoản trên hợp đồng mẫu thì ngân hàng sẽ thỏa thuận, đàm phán với khách hàng về việc chỉnh sửa này, quyền và nghĩa vụ giữa các bên thì ngân hàng sẽ chấp thuận việc chỉnh sửa (trường hợp này gọi là loại hợp đồng thỏa thuận), tuy nhiên trường hợp này rất ít xảy ra

- Giải ngân (kiểm tra trong khi cho vay):

QLKH lập giấy nhận nợ, và các chứng từ theo mẫu của ngân hàng như giấy rút tiền, uỷ nhiệm chi v.v... đưa khách hàng ký.QLKH yêu cầu khách hàng xuất trình các chứng từ rút vốn như hợp đồng mua hàng... QLKH thực hiện kiểm tra chứng từ rút vốn có hợp pháp, hợp lệ không, có phù hợp với điều kiện cho vay được phê duyệt hay không.

Tập hợp đầy đủ các chứng từ trên kẹp vào thông báo đủ điều kiện giải ngân giao cho bộ phận GDTD quản lý.

Cán bộ GDTD sẽ kiểm tra toàn bộ hồ sơ vay của khách hàng để đảm bảo tính đầy đủ và phù hợp phê duyệt tại đề xuất cấp tín dụng, khai báo thông tin vào mạng dữ liệu, chuyển sang phòng kế toán hạch toán giải ngân. Sau đó lưu giữ hồ sơ vay. Quản lý (kiểm tra sau khi cho vay):

Căn cứ tính chất của từng khoản vay, khách hàng vay mà QLKH thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng phù hợp với nội dung đã ký trong hợp đồng tín dụng theo quy trình nghiệp vụ cho vay báo cáo lên cấp trên để được chỉ đạo thực hiện nhằm có biện pháp xử lý kịp thời.

của Sacombank nhằm đảm bảo hiệu quả và khả năng trả nợ. Qua đó phát hiện kịp thời những dấu hiệu ảnh hưởng không tốt đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Giai đoạn này ngoài việc đảm bảo khách hàng vay trả nợ đúng hạn, tránh nợ quá hạn, khó đòi, còn mang ý nghĩa chăm sóc khách hàng, tạo ra mối liên hệ mật

thiết với khách hàng nhằm hướng tới cung cấp nhiều loại dịch vụ ngân hàng phù hợp cho khách hàng, tạo mối quan hệ tốt đẹp, toàn diện và lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng.

2.3.1.2. Mô hình xếp hạng tín dụng và mô hình quản trị tín dụng khách hàng cá nhân tại Sacombank Chi nhánh Quảng Bình

Sacombank đang sử dụng là mô hình sử dụng các chỉ tiêu tài chính theo phân tích định lượng và phi tài chính theo phân tích định tính để đánh giá nhằm bổ sung cho những hạn chế về số liệu thống kê của phương pháp định lượng.

Đối với khách hàng là cá nhân, việc chấm điểm xếp hạng tín dụng cá nhân được thực hiện theo 2 nhóm chỉ tiêu về nhân thân và quan hệ với ngân hàng.

Sacombank là Ngân hàng hiện đại nhất trong việc quản lý tập trung về nguồn vốn và thanh toán quốc tế. Mô hình quản lý theo chiều dọc như hiện nay giúp các nghiệp vụ chính tại Sacombank được quản lý và phê duyệt tập trung tại hội sở chính. Sacombank đã và đang xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro theo các chuẩn

mực quốc tế nhằm giảm rủi ro xuống mức thấp nhất:Hoạt động Khối QTRR tại Sacombank được thực hiện như sau:

Hệ thống phân cấp, thẩm quyền ra quyết định tín dụng cụ thể, rõ ràng theo nguyên tắc thận trọng, có tính chất tập thể.

Quy trình ra quyết định tín dụng đảm bảo tách bạch giữa khâu thẩm định và ra quyết định. Các tiêu chuẩn cấp tín dụng được quy định rõ ràng và công khai. Mọi diễn biến đối với khoản tín dụng đã cấp được thể hiện chính xác và cập nhật trên hệ thống. Phòng Quản trị rủi ro tín dụng trực thuộc trụ sở chính có nhiệm vụ đánh giá rủi ro theo tổng thể danh mục và rà soát rủi ro trực tiếp đối với các khoản cấp tín dụng lớn, có tính chất phức tạp.

Toàn bộ hệ thống tuân thủ theo quy định về giới hạn kiểm soát rủi ro tín dụng mà Hội đồng quản trị ban hành như mức tổng dư nợ vay và bảo lãnh tối đa của 01 khách hàng/nhóm khách hàng; tỷ lệ dư nợ cho vay của 10 khách hàng lớn nhất, của 01 ngành, lĩnh vực; tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo; tỷ lệ nợ xấu...

Chính sách quản trị rủi ro tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng như khách hàng cá nhân được quy định: chuẩn hóa điểm tín dụng/ sản phẩm tín dụng; áp dụng nguyên tắc thích hợp đánh giá năng lực và khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn và phù hợp với thực tiễn.

Chính sách phân bổ tín dụng theo vùng địa lý, theo kỳ hạn, loại tiền vay, theo loại hình sản phẩm, đối tượng khách hàng, mặt hàng và lĩnh vực đầu tư theo nguyên tắc phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế.Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng sử dụng cả hai phương pháp định lượng và định tính, việc

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 64 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w