Bệnh viêm tử cung

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng bệnh ký sinh trùng đường máu trên bò sữa và một số phương pháp điều trị trên bò sữa tại trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ ba vì (Trang 36)

Bệnh viêm tử cung thường xảy ra đối với bò sinh sản, bệnh gặp nhiều ở các cơ sở chăn nuôi bò sữa và bò sinh sản ở nước ta, ảnh hưởng tới khả năng sản xuất sữa, chậm động dục trở lại, không thụ thai, trường hợp nặng sẽ giảm khả năng sinh sản dẫn đến vô sinh vĩnh viễn.

* Nguyên nhân gây bệnh:

Do Streptococcus feacalis, Staphylococcus aureus, E.Coli tồn tại trong

chuồng trại, môi trường sống xâm nhập vào đường sinh dục gây bệnh. Trong trường hợp đẻ khó, sát nhau là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Kế phát của bệnh viêm âm đạo và viêm phúc mạc. * Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh: 2 - 4 ngày.

Giai đoạn ủ bệnh, con vật mệt mỏi, ăn ít, sốt cao 40 - 410C, âm hộ sung đỏ, có dấu hiệu đau vùng hông, hay quay đầu lại phía sau, đi lại bồn chồn. Vài ngày sau, âm hộ chảy dịch nhầy, mùi tanh, chảy liên tục. Nếu không điều trị dịch chảy ra nhiều hơn có lẫn mủ và mùi tanh khắm.

* Chẩn đoán:

Chẩn đoán lâm sàng: quan sát các dấu hiệu lâm sàng chủ yếu như: sưng, phản xạ đau, dịch mủ từ âm hộ chảy ra, kiểm tra niêm mạc âm đạo.

Chẩn đoán phi lâm sàng: nuôi cấy, phân lập vi khuẩn từ dịch âm đạo. * Phòng bệnh: Đảm bảo kỹ thuật thụ tinh nhân tạo không gây tổn thương cho cơ quan sinh dục. Dụng cụ dẫn tinh và tay dẫn tinh viên phải sát trùng kỹ càng trước khi thụ tinh, giữ gìn vệ sinh thú y, kiểm tra gia súc hàng ngày để phát hiện bệnh và điều trị sớm. Nâng cao sức đề kháng cho bò để chống lại vi khuẩn.

* Điều trị: Kháng sinh: Penicillin, kanamycin…

Thụt rửa âm đạo bằng rivanol 0,1%, thuốc tím 0,1% 1 - 2 lần 1 ngày. Đặt viên chống viêm.

2.4.3. Bệnh chướng hơi dạ cỏ

Chướng hơi dạ cỏ là bệnh nội khoa xảy ra ở động vật nhai lại, đặc biệt là trâu bò. Bệnh này thường xảy ra ở trâu bò vào thời điểm chuyển tiếp giữa mùa đông và mùa xuân, lúc nhiều cỏ non.

* Nguyên nhân gây bệnh

Do gia súc ăn nhiều thức ăn dễ lên men sinh hơi. Thức ăn trong dạ cỏ lên men sinh hơi nhanh, cơ thể không kịp điều tiết, hơi ứ đọng làm cho dạ cỏ chướng lên, ép vào cơ hoành làm trở ngại tuần hoàn và hô hấp.

Do gia súc ăn các thức ăn ôi mốc, nhiều nước.

Do tác động stress, kế phát từ 1 số bệnh khác (tụ huyết trùng, lở mồm long móng, viêm ruột tiêu chảy..) hoặc do trúng độc (hợp chất phospho hữu cơ, carbamid, sắn).

* Triệu chứng

Bệnh đến rất nhanh, ban đầu trâu bò khó chịu, đứng không yên, bụng càng lúc càng to, mất hõm hông bên trái, thậm chí có khi hõm hông trái phình cao hơn cột sống.

Sờ nắn vào vùng dạ cỏ giống như 1 quả bóng cao su đầy hơi, khi nghe thấy âm bùng hơi, nhu động dạ cỏ lúc đầu tăng sau đó giảm dần rồi mất hẳn.

Rối loạn hô hấp và rối loạn tuần hoàn: thở khó, ngạt thở, loạn nhịp tim, ứ huyết tĩnh mạch, niêm mạc tím bầm.

Bỏ ăn, chảy nhiều nước dãi… * Chẩn đoán

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng điển hình như: xảy ra nhanh, thở gấp, thở khó, chảy nhiều nước dãi, hõm hông trái căng phồng, âm bùng hơi…

* Phòng bệnh

Không cho bò ăn thức ăn ôi mốc, không cho uống nước bẩn, không thay đổi khẩu phần ăn thành cỏ tươi nhiều nước đột ngột..

* Điều trị

Hộ lý: tư thế đầu cao đuôi thấp, dung tay đưa vào trực tràng để móc phân kích thích cho con vật tiểu, kích thích cho con vật ợ hơi, nếu con vật bị ngạt thở thì bằng mọi cách chọc tháo hơi.

Dùng thuốc: giảm sự lên men sinh hơi bằng rượu tỏi… Thải trừ chất chứa bằng MgSO4, Na2SO4

Dùng thuốc điều trị triệu chứng, tăng co bóp dạ cỏ (strychnine sunfat 0,1%, piocarpin 3%, NaCl 10%).

Thuốc trợ tim: Cafein

Trường hợp nặng quá phải chọc troca. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.5. Một số nghiên cứu ở trong và ngoài nước về đặc điểm sinh sản và điều tiết sinh sản trên bò có liên quan

2.5.1. Tình hình nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng đường máu ở nước ngoài

Ghi nhận sớm nhất ở Mỹ về bệnh Lê dạng trùng từ năm 1868, khi thảm họa dịch bệnh động vật trên bò nuôi tự nhiên ở Lllonois và Indiana, gây tổn thất 15.000 bò sau khi nhập khẩu từ Texas.

Ký sinh trùng Babesia Bigeminum được Victor Babes, (1988) [20], phát hiện trong máu trâu, bò, cừu nhưng bệnh lúc đó chưa được quan tâm.

Những nghiên cứu sau đó của Smith và Kilborne (1889) [18] đã chỉ ra rằng Babesia Bigeminum là nguyên nhân gây bệnh sốt Texas (Texas fever) và đó là trường hợp bệnh cấp tính đầu tiên xảy ra ở bò miền Nam nước Mỹ. Smith và Kilborne là hai tác giả đầu tiên khám phá ra Babesia được lan truyền bởi ve.

Victor Babes (1988) và Starcovice (1893) [20]tìm ra Babesia Bovis, bệnh do Babesia Bovis gây ra có nhiều tên như Piroplasmosis, Redwater…

Các điều tra cổ điển của Smith và Kilborne (1893) [18] đã phát hiện là một ký sinh trùng gây bệnh (B.bigemina), được truyền lây bởi một ký chủ

trung gian là loài chân đốt (Boophilus annulatus). Vào lúc đó, ve Boophilus xuất hiện nhiều ở khắp miền nam nước Mỹ, từ Texas đến các bang ở Atlantic, cũng như ở phía nam California. Các loài khác của Babesia đã được tìm thấy gây bệnh ở California, tiểu bang Washington và Missouri. Trường hợp lẻ tẻ của Babesiosis cũng được báo cáo ở châu Âu, châu Phi, châu Á và Nam Mỹ.

Sau khi có phát hiện của Smith và Kilborne, sự xuất hiện của một loài Babesia thứ hai có hình dạng nhỏ hơn, rõ rệt ở bò ở Argentina đã được nhận diện là B.argentina. Ký sinh này sau đó được xác định là trùng tên với B.bovis. Vào năm 1930, Rees đã mô tả một loài babesia nhỏ ở Louisiana cũng được xác định là B.bovis. Từ nghiên cứu của Smith và Kilborne, có bằng chứng cho rằng B.bigemina và B.bovis hiện diện cùng lúc.

B.bigeminum gây lây lan rộng ở bò, xảy ra ở nơi có nhiều ve Boophilus, bao gồm Bắc và Nam Châu Mỹ, Nam Châu Âu, Châu Phi và Australia. Bệnh cũng xảy ra ở Caribbean và các đảo Nam Thái Bình Dương

B.divergens là một bệnh quan trọng đối với bò ở nước Anh và miền bắc Châu Âu. Đây là loài có hình thái giống với B.bovis, nhưng hơi nhỏ hơn và có khuynh hướng nằm ở ngoại biên hay chu vi hồng cầu. Ký sinh này truyền lây nhờ ve Ixodes ricinus. B.divergens gây hội chứng bệnh giống như

B.bigeminum B.bovis.

Sự hiện diện của ve Ixodes (I.scapularis, I.pacificus và I.dammini) ở Mỹ cho thấy khả năng về loài babesia này có thể cư trú được ở đó. Babesia

jakimovi là nguyên nhân gây bệnh ký sinh trùng máu Siberia (Siberian

piroplasmosis) ở bò. Ký sinh này cũng gây ra nhiễm vào nai Châu Á (Asian

elk) và tuần lộc (Reindeer).

B.major là loại nhỏ hơn B.bigeminum, loài babesia này truyền lây nhờ ve Haemaphysalis punctata và hiện diện ở Anh, phía bắc Châu Âu.

B.ovate đã được phát hiện ở Nhật Bản. Loài này có huyết thanh học khác với B.bigemina và chỉ gây bệnh nhẹ.

Trypanosoma evansi gây ra bệnh “surra” tên ở Ấn Độ và các dấu hiệu lâm sàng của surra là dấu hiệu nhưng không đủ bệnh lý do đó, chẩn đoán phải được xác nhận bằng các phương pháp phòng thí nghiệm.

Bệnh thường xảy ra ở El Debab, El Gafar, Tanourit hoặc MBori ở Bắc Phi, Ma-la-de Caderas hoặc Murrina ở Mỹ La Tinh.

Động vật nhạy cảm bao gồm cả lạc đà, ngựa, trâu, bò và lợn có triệu chứng sốt, cùng với đó là thiếu máu, sút cân và mệt mỏi. Trên ngựa thì có triệu chứng sốt cao liên tục 440C

Hầu hết các T.Evansiđược phân lập từ Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ (Ventura và cs, 2002), các công trình khác cho thấy T.brucei.

Anaplasma. sp xảy ra ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới tại Hoa Kỳ bệnh xảy ra trên khắp các bang phía nam Đại Tây Dương, các quốc gia vùng Vịnh và một số các tiểu bang miền Trung và Tây Hoa Kỳ.

A.marginale là một bệnh do chân đốt truyền cho gia súc. Biểu hiện lâm sàng là đáng chú ý nhất trong gia súc và các động vật nhai lại khác bao gồm trâu, bò rừng, linh dương châu Phi và hươu.

Sir Arnold Theiler phát hiện A.marginale ký sinh trong hồng cầu của gia súc Nam Phi. Một báo cáo tại Hoa Kỳ bởi Salmon và Smith vào năm 1896, cho biết A.Margrinale gây bệnh chủ yếu ở bò và bò sữa

2.5.2. Tình hình nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng đường máu ở trong nước

Ở Việt Nam, bệnh ký sinh trùng thấy ở hầu hết các vùng sinh thái khác nhau: miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển. Theo Phạm Sỹ Lăng (2006) [9], Trâu, bò nhiễm bệnh với tỷ lệ cao và khác nhau giữa các vùng khác nhau.

Bệnh Lê dạng trùng đã phát hiện ở Hà Nam, Ba Vì, Xuân Mai, Tam Đảo, Đồng Giao... tỷ lệ nhiễm chỉ từ 2 - 5% chủ yếu ở đàn bà nhập nội. (Phạm Văn Khuê và cs (1996) [6].

Babesia ở Việt Nam đã được Schein phát hiện đầu tiên ở bò Trung bộ từ năm 1908, sau đó Houdemer cũng tìm thấy ở bò Bắc bộ. Từ năm 1958 - 1960 bệnh lê dạng trùng do Babesia và các bệnh huyết bào từ trùng khác đã được phát hiện ở quá nửa số tỉnh Bắc Việt Nam và sự phân bố của bệnh trùng hợp với sự phân bố ve Boophillus microplus, theo Trịnh Văn Thịnh, (1982) [11].

Nghiên cứu về môi giới truyền bệnh, theo Phan Trọng Cung (1977) [2]; Phan Địch Lân (2004) [10] loài ve ký sinh chủ yếu ở bò Việt Nam là ve Boophilus miroplus,chiếm 95% tổng số các loài ve. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phạm Sỹ Lăng (2006) [9] đã xác định được thành phần của 5 loại huyết bào từ trùng ở bò là Anaplasma margrinale, Theileria annulata, T.mutans,

Babesia Bigeminum, Babesia Bovis với tỷ lệ nhiễm ở các đàn bò sữa cao hơn

bò nội.

Bệnh tiên mao trùng được Blanchard (1888) phát hiện đầu tiên ở Việt Nam. Sau đó, bệnh được thấy phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Bệnh do loài tiên mao trùng Trypanosoma evansi gây ra. Trâu, bò, ngựa mắc bệnh bị thiếu máu, suy nhược, giảm hoặc mất khả năng sinh sản và sức sản xuất, nếu mắc bệnh nặng con vật dễ chết.

Bệnh tiên mao trùng là bệnh phố biến ở nước ta. Bệnh do loài tiên mao trùng Trypannosoma evansi gây ra. Theo số liệu củaPhan Trọng Cung (1977) [2]; Phan Địch Lân (2004) [10], bệnh tiên mao trùng xuất hiện ở nhiều vùng trên cả nước, với tỷ lệ mắc khá cao : trên trâu là 13 - 30%, trên bò là 7 - 14%, trong đó tỷ lệ gia súc chết/gia súc mắc lên tới 6,3 - 20%.

Nghiên cứu về các vật môi giới truyền bệnh, theo Phan Trọng Cung (1977) [2]; Phan Địch Lân (2004) [10], loài ve ký sinh chủ yếu ở bò Việt Nam là ve Boophilus Microplus và chiếm 95% tổng số các loại ve.

Đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều loài huyết bào tử trùng thuộc giống Babesia, Piroplasma, Theileria ký sinh ở bò. Nhưng gây bệnh chủ yếu do các loài Babesia Bigeminum Babesia Bovis, Anaplasma

margrinale Anaplasma cetrale, Theileria mutans Theileria annulata

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Đối tượng: Đàn bò lai hướng sữa HF (Holstein Friesian) F1, F2, F3 mắc bệnh

- Nghiên cứu về tình hình nhiễm bệnh kí sinh trùng đường máu, dịch tễ học trên bò sữa tại Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì - Hà Nội.

- Địa điểm: Đàn bò sữa nuôi tại trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì thuộc huyện Ba Vì Thành phố Hà Nội.

- Thời gian nghiên cứu: Ngày 28/05/2020 đến ngày 28/11/2020.

3.2. Nội dung nghiên cứu

- Xác định được các thành phần giống, loài kí sinh trùng đường máu ký sinh trên bò sữa tại Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì - Hà Nội.

- Khảo sát được các đặc điểm dịch tễ học về tỉ lệ nhiễm, cường độ nhiễm trên bò sữa tại Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì - Hà Nội.

- Nghiên cứu về một số đặc điểm bệnh lý học (triệu chứng, bệnh tích) trên đàn bò sữa tại Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì - Hà Nội.

- Khảo sát được vector truyền bệnh và mật độ nhiễm ve trên đàn bò sữa tại Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp thu thập mẫu

Tôi thu thập mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên tại Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì - Hà Nội.

Phương pháp lấy mẫu máu bò sữa: Sát trùng cổ bò sữa bằng cồn 700. Dùng xilanh vô trùng lấy 5 - 6 ml máu tĩnh mạch cổ để kiểm tra tỷ lệ nhiễm

ký sinh trùng đường máu trên bò sữa tại Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì bằng các phương pháp:

- Làm tiêu bản máu đàn nhuộm Giemsa.

- Nhuộm Giemsa tiêu bản máu bò sữa (03 tiêu bản/mẫu). - Chắt huyết thanh làm phản ứng Elisa.

3.3.2. Phương pháp tìm ký sinh trùng

+Lấy máu khi con vật sốt:

Làm tiêu bản nhuộm Giemsa: phương pháp đơn giản, rẻ tiền và được áp dụng nhanh trong sản xuất, tuy nhiên không chẩn đoán bệnh sớm được.

+Cách làm tiêu bản nhuộm Giemsa: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặt 1 giọt máu tươi cách đầu 1 phiến kính khoảng 2cm, đặt cạnh của 1 lamen lên giọt máu, nghiêng 450 với phiến kính. Khi máu đã lan hết cạnh lamen, đẩy nhẹ lamen trên phiến kính để dàn máu thành một lớp mỏng. Để khô, cố định bằng cồn Methanol trong 5 phút. Nhuộm Giemsa trong 25 phút (dung dịch Giemsa mẹ pha trong nước cất với tỷ lệ 1:9). Rửa tiêu bản dưới vòi nước chảy, soi dưới kính hiển vi (độ phóng đại 10 x 100) để tìm ký sinh trùng đường máu (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008[7]; Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1996).[6]

=> Dựa đặc điểm hình thái, vị trí ký sinh, và tính chất bắt màu thuốc nhuộm. - Phương pháp chẩn đoán PCR (Polymerasen Chain Reaction): phương pháp này có độ nhạy cao và độ đặc hiệu rất cao song phương pháp này đòi hỏi trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật cao.

- Phương pháp chẩn đoán ELISA

- Phương pháp tiêm truyền động vật thí nghiệm - Phương pháp chẩn đoán huyết thanh học: +Phương pháp ngưng kết trên phiến kính.

3.3.3. Phương pháp xác định thành phần, loài ký sinh trùng đường máu ký sinh trên bò có mặt tại Ba Vì - Hà Nội

- Dựa vào đặc điểm hình thái - Vị trí ký sinh

- Tính chất bắt màu thuốc nhuộm khi làm tiêu bản quan sát.

3.3.4. Phương pháp khảo sát một số đặc điểm bệnh lý học bệnh ký sinh trùng đường máu ký sinh trên bò có mặt tại thực địa

Phương pháp quan sát, mô tả, đánh giá dựa vào các dấu hiệu của bệnh trên lâm sàng (triệu chứng lâm sàng và bệnh tích mổ khám (nếu có)).

3.3.5. Phương pháp khảo sát một số đặc điểm dịch tễ học bệnh ký sinh trùng đường máu ký sinh trên bò có mặt tại thực địa

Phương pháp này chủ yếu dựa vào các đặc điểm dịch tễ như mùa vụ, lứa tuổi, vùng phân bố của bệnh để chẩn đoán và pháp hiện bò mắc bệnh ký sinh trùng đường máu.

3.3.6. Phát hiện ve bằng phương pháp đếm số lượng ve trên cơ thể bò

Dùng tay bắt ve xung quanh chuồng bò sữa, các mẫu thu được nhanh chóng bảo quản và đưa về phòng thí nghiệm để định loại.

Phương pháp bảo quản mẫu:

+Bảo quản mẫu vật chết: Bảo quản mẫu là một yêu cầu cần thiết giúp cho quá trình định loại được chính xác hơn. Yêu cầu của bảo quản mẫu là giữ cho mẫu không thối, mỗi mẫu cho vào một ống riêng, ghi nhãn đầy đủ và có gắn nút chặt.

+Bảo quản mẫu vật sống: Bắt ve cho vào đĩa petri đáy có lót một lớp bông mỏng, phía dưới đặt một miếng giấy lọc nhỏ, cho các đĩa vào hộp hình trụ, để nơi thoáng và nhanh chóng chuyển về phòng thí nghiệm( Phan Trọng Cung, Đoàn Văn Thụ, 2001).

3.3.7. Vật liệu nghiên cứu

- Mẫu máu bò ở huyện Ba Vì - Hà Nội - Hóa chất nghiên cứu:

+ Thuốc nhuộm Giemsa + Cồn Methanol

+ Dung dịch chống đông EDTA 1%

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng bệnh ký sinh trùng đường máu trên bò sữa và một số phương pháp điều trị trên bò sữa tại trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ ba vì (Trang 36)