Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng bệnh ký sinh trùng đường máu trên bò sữa và một số phương pháp điều trị trên bò sữa tại trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ ba vì (Trang 43)

3.3.1. Phương pháp thu thập mẫu

Tôi thu thập mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên tại Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì - Hà Nội.

Phương pháp lấy mẫu máu bò sữa: Sát trùng cổ bò sữa bằng cồn 700. Dùng xilanh vô trùng lấy 5 - 6 ml máu tĩnh mạch cổ để kiểm tra tỷ lệ nhiễm

ký sinh trùng đường máu trên bò sữa tại Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì bằng các phương pháp:

- Làm tiêu bản máu đàn nhuộm Giemsa.

- Nhuộm Giemsa tiêu bản máu bò sữa (03 tiêu bản/mẫu). - Chắt huyết thanh làm phản ứng Elisa.

3.3.2. Phương pháp tìm ký sinh trùng

+Lấy máu khi con vật sốt:

Làm tiêu bản nhuộm Giemsa: phương pháp đơn giản, rẻ tiền và được áp dụng nhanh trong sản xuất, tuy nhiên không chẩn đoán bệnh sớm được.

+Cách làm tiêu bản nhuộm Giemsa:

Đặt 1 giọt máu tươi cách đầu 1 phiến kính khoảng 2cm, đặt cạnh của 1 lamen lên giọt máu, nghiêng 450 với phiến kính. Khi máu đã lan hết cạnh lamen, đẩy nhẹ lamen trên phiến kính để dàn máu thành một lớp mỏng. Để khô, cố định bằng cồn Methanol trong 5 phút. Nhuộm Giemsa trong 25 phút (dung dịch Giemsa mẹ pha trong nước cất với tỷ lệ 1:9). Rửa tiêu bản dưới vòi nước chảy, soi dưới kính hiển vi (độ phóng đại 10 x 100) để tìm ký sinh trùng đường máu (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008[7]; Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1996).[6]

=> Dựa đặc điểm hình thái, vị trí ký sinh, và tính chất bắt màu thuốc nhuộm. - Phương pháp chẩn đoán PCR (Polymerasen Chain Reaction): phương pháp này có độ nhạy cao và độ đặc hiệu rất cao song phương pháp này đòi hỏi trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật cao.

- Phương pháp chẩn đoán ELISA

- Phương pháp tiêm truyền động vật thí nghiệm - Phương pháp chẩn đoán huyết thanh học: +Phương pháp ngưng kết trên phiến kính.

3.3.3. Phương pháp xác định thành phần, loài ký sinh trùng đường máu ký sinh trên bò có mặt tại Ba Vì - Hà Nội

- Dựa vào đặc điểm hình thái - Vị trí ký sinh

- Tính chất bắt màu thuốc nhuộm khi làm tiêu bản quan sát.

3.3.4. Phương pháp khảo sát một số đặc điểm bệnh lý học bệnh ký sinh trùng đường máu ký sinh trên bò có mặt tại thực địa

Phương pháp quan sát, mô tả, đánh giá dựa vào các dấu hiệu của bệnh trên lâm sàng (triệu chứng lâm sàng và bệnh tích mổ khám (nếu có)).

3.3.5. Phương pháp khảo sát một số đặc điểm dịch tễ học bệnh ký sinh trùng đường máu ký sinh trên bò có mặt tại thực địa

Phương pháp này chủ yếu dựa vào các đặc điểm dịch tễ như mùa vụ, lứa tuổi, vùng phân bố của bệnh để chẩn đoán và pháp hiện bò mắc bệnh ký sinh trùng đường máu.

3.3.6. Phát hiện ve bằng phương pháp đếm số lượng ve trên cơ thể bò

Dùng tay bắt ve xung quanh chuồng bò sữa, các mẫu thu được nhanh chóng bảo quản và đưa về phòng thí nghiệm để định loại.

Phương pháp bảo quản mẫu:

+Bảo quản mẫu vật chết: Bảo quản mẫu là một yêu cầu cần thiết giúp cho quá trình định loại được chính xác hơn. Yêu cầu của bảo quản mẫu là giữ cho mẫu không thối, mỗi mẫu cho vào một ống riêng, ghi nhãn đầy đủ và có gắn nút chặt.

+Bảo quản mẫu vật sống: Bắt ve cho vào đĩa petri đáy có lót một lớp bông mỏng, phía dưới đặt một miếng giấy lọc nhỏ, cho các đĩa vào hộp hình trụ, để nơi thoáng và nhanh chóng chuyển về phòng thí nghiệm( Phan Trọng Cung, Đoàn Văn Thụ, 2001).

3.3.7. Vật liệu nghiên cứu

- Mẫu máu bò ở huyện Ba Vì - Hà Nội - Hóa chất nghiên cứu:

+ Thuốc nhuộm Giemsa + Cồn Methanol

+ Dung dịch chống đông EDTA 1% - Dụng cụ dùng trong phòng nghiên cứu: + Kính hiển vi quang học + Lamen + Xilanh các loại + Mẫu ve + Lam kính + Kim chích máu + Cồn 700

+ Kính hiển vi soi nổi

3.3.8. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý trên phần mềm Minitab 17. Số bò nhiễm

Tỷ lệ nhiễm (%) = x 100 Số bò ki

3.3.9. Phương pháp xác định tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm bằng phương pháp khảo sát và điều tra về mức độ nhiễm trên thực địa

Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) = Số con nhiễm bệnh x 100 Tổng số con kiểm tra

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khảo sát tình hình chăn nuôi bò sữa trên địa bàn trung tâm nghiên cứu cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, Hà Nội

4.1.1. Cơ cấu đàn bò theo lứa tuổi

Bằng phương pháp hồi cứu dựa vào số liệu lưu trữ của trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì, chúng tôi thu được kết quả về cơ cấu đàn bò sữa toàn trung tâm. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Cơ cấu đàn bò của trung tâm năm 2018 - 11/2020

Năm

Tổng đàn (con)

Bò sinh sản Bò tơ Bò lỡ

Số (con) Tỷ lệ (%) Số (con) Tỷ lệ (%) Số (con) Tỷ lệ (%) Số (con ) Tỷ lệ (%) 2018 894 466 52,13 130 14,54 166 18,57 132 14,76 2019 848 416 49,05 146 17,22 202 23,82 84 9,91 2020 832 408 49,04 138 16,59 194 23,32 92 11,05

(Nguồn: Phòng kỹ thuật của Trung tâm)

Qua bảng 4.1 cho thấy: đàn bò sữa của trung tâm biến động qua các năm là tương đối ổn định 2018 đàn bò toàn trung tâm là 894 năm 2019 là 848 và 832 con năm 2020 (10/2020). Bò sinh sản chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là bò lỡ, bò tơ và bê. Tỷ lệ đàn bò sinh sản giảm nhẹ do một số con cạn sữa và sản lượng kém bị loại thải. Bê giảm là do 1 số con chết cũng như bê sinh trưởng phát triển thành bò lỡ, tương tự ở bò lỡ và bò tơ cũng sinh trưởng phát triển thành bò tơ và bò sinh sản.

4.1.2. Cơ cấu đàn bò theo phẩm giống

Bằng phương pháp hồi cứu kết hợp với số liệu thống kê của TTNC bò và đồng cỏ Ba Vì, chúng tôi thu được kết quả về cơ cấu đàn theo phẩm giống, thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Cơ cấu bò sữa theo phẩm giống Chỉ tiêu Năm 2018 (n = 894) Năm 2019 (n = 848) Năm 2020 (n = 832) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) F2 16 1,79 10 1,18 5 0,60 F3 417 46,64 409 48,23 407 48,92 ≥ F4 461 51,57 429 50,59 420 50,48

Từ bảng 4.2 ta có thể thấy đàn bò của trung tâm chủ yếu là bò F3 với tỷ lệ trên 46% so với tổng đàn và vẫn duy trì ổn định trong 3 năm gần đây. Trong quá trình chọn lọc nâng cao chất lượng giống thì bò F3 đang có xu hướng phát triển thay thế cho các giống bò khác còn lại. Vì giống thuần không đủ điều kiện kinh tế để nuôi quy mô lớn, cộng thêm vào đó các con lai F1, F2 có các đặc điểm không tốt, sản lượng sữa chưa cao, mức độ thích nghi chống chọi bệnh tật chưa tốt nên trung tâm đẩy mạnh phát triển giống F3 để đáp ứng cũng như nâng cao các yêu cầu về giống, sản lượng sữa cũng như tính thích nghi.

4.3. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường máu theo tuổi bò

Tiến hành phân chia bò sữa được chia thành các nhóm tuổi khác nhau như nhóm bò tơ, lỡ, bê và sinh sản để xác định tỷ lệ nhiễm trên từng nhóm bò sữa. Qua quá trình điều tra tình hình nhiễm ký sinh trùng đường máu theo lứa tuổi tôi thấy tỷ lệ nhiễm bệnh tăng dần theo độ tuổi. Gia súc non ít mẫn cảm với biên trùng hơn gia súc trưởng thành do bò trưởng thành có thời gian tiếp xúc với ve và côn trùng trung gian truyền bệnh nhiều hơn nên tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn. Ở nhóm tơ, lỡ, bê có tỷ lệ cũng cao là do sự phân chia các nhóm chưa hoàn toàn chính xác ngoài ra ở lứa tuổi này thường có sự mua bán, chuyển giao giữa các hộ chăn nuôi (Trịnh Văn Thịnh, 1978) [13].

. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường máu ở các lứa tuổi của bò sữa Giống bò Loại bò Tổng số mẫu Số mẫu

dương tính Tỷ lệ (%) F2 Tơ, lỡ, bê 25 3 12 Sinh sản 26 4 15,38 F3 Tơ, lỡ, bê 112 19 16,96 Sinh sản 120 22 18,33 ≥ F4 Tơ, lỡ, bê 124 26 20,96 Sinh sản 142 32 22,53

Qua bảng 4.3 ta thấy tỷ lệ mắc nhiễm ký sinh trùng đường máu ở các lứa tuổi bò như sau: Ở giống bò F2 tỷ lệ mắc thấp nhất trong các giống bò, nhóm tơ, lỡ, bê giống bò F2 số con dương tính là 3/25 con tỷ lệ nhiễm là 12%, nhóm bò sinh sản số con dương tính là 4 tỷ lệ nhiễm là 15,38%. Ở đàn lai F3 nhóm tơ, lỡ, bê số con dương tính là 19/112 con tỷ lệ nhiễm là 16,96%, nhóm bò sinh sản số con dương tính là 22/124 tỷ lệ nhiễm là 18,33%. Ở đàn lai ≥ F4 tỷ lệ mắc cao nhất nhóm tơ, lỡ, bê số con dương tính là 26/124 con tỷ lệ nhiễm là 20,96%, nhóm bò sinh sản số con dương tính là 32/142 tỷ lệ nhiễm là 22,53%.

Để tỷ lệ nhiễm bệnh giảm cần tiến hành vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh chuồng nuôi sạch sẽ, chế độ chăm sóc hợp lý nhất là vào những khi thời tiết thay đổi ngoài ra nên tiêm phòng định kỳ cho gia súc ít nhất 1 năm 2 lần.

4.4. Cường độ nhiễm ký sinh trùng đường máu trên đàn bò sữa

Trong quá trình điều tra ngẫu nhiên đối với những trang trại có xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng tôi tiến hành lấy máu tĩnh mạch cổ đem về phòng thí nghiệm tiến hành nhuộm giemsa soi dưới kính hiển vi độ phóng đại x100 xác định số hồng cầu bị nhiễm trên vi trường kính hiển vi.

Bảng 4.4. Cường độ nhiễm ký sinh trùng đường máu trên đàn bò sữa

Giống

Loại bò

Tổng số mẫu

Số hồng cầu nhiễm/ 1 vi trường Tỷ lệ (%) ≤ 1 - 2 > 2 - 10 > 10 <1-2 >2 - 10 > > 10 F2 Tơ, lỡ, bê 3 2 1 0 66,67 33,33 0,00 Sinh sản 4 4 0 0 100 0,00 0,00 F3 Tơ, lỡ, bê 19 10 5 4 52,63 26,32 21,05 Sinh sản 22 15 2 7 68,18 09,09 31,18 ≥ F4 Tơ, lỡ, bê 26 16 6 10 61,54 2,37 38.46 Sinh sản 32 5 12 15 15,62 37,50 46,88

Qua bảng 4.4 tôi nhận thấy cường độ nhiễm biên trùng trên đàn bò sữa ≤ 1 - 2 hồng cầu/1 vi trường đối với từng giống bò lần lượt là F2(Tơ, lỡ, bê/Sinh sản) : 66,67/100 ; F3(Tơ, lỡ, bê/Sinh sản):52,63/68,18 % ; F4(Tơ, lỡ, bê/Sinh sản): 61,54/15,62%. Với cường độ>2 - 10 hồng cầu/1 vi trường tỷ lệ nhiễm là F2(Tơ, lỡ, bê/Sinh sản): 33,33/0,00%; F3 (Tơ, lỡ, bê/Sinh sản): 26,32/9,09 % ; F4(Tơ, lỡ, bê/Sinh sản): 2,37/37,50%.và >10 hồng cầu/1 vi trường là F2(Tơ, lỡ, bê/Sinh sản): 0,00/0,00; F3(Tơ, lỡ, bê/Sinh sản):21,05/31,18 % ; F4(Tơ, lỡ, bê/Sinh sản): 38,46/48,88%.Tỷ lệ hồng cầu bị

nhiễm cao ở bò F4 thì nguy cơ bùng phát bệnh kí sinh trùng trên diện rộng gây tổn thất rất lớn nhất là vào mùa nóng ẩm các loài ve phát triển mạnh kèm theo đó là điều kiện ngoại cảnh có những tác động xấu tới vật nuôi.

Dựa vào vòng đời phát triển của vật chủ trung gian truyền bệnh đồng thời dựa trên sự thay đổi thời tiết tạo điều kiện cho bệnh ký sinh trùng đường máu phát triển tôi tiến hành theo dõi qua các tháng trong năm thu được kết quả được trình bày ở bảng 4.5:

Bảng 4.5. Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường máu ở các tháng trong năm

Năm 2019 Năm 2020

Tháng Số con mắc Tỷ lệ (%) Tháng Số con mắc Tỷ lệ (%)

1 5 2,82 1 4 2,78 2 8 4,52 2 6 4,17 3 13 7,35 3 12 8,33 4 20 11,30 4 19 13,19 5 32 18,08 5 26 18,06 6 25 14,12 6 21 14,58 7 8 4,52 7 8 5,56 8 5 2,83 8 5 3,47 9 7 3,95 9 7 4,86 10 15 8,48 10 10 6,94 11 21 11,86 11 11 7,64 12 18 10,17 12 15 10,42 Tổng cộng 177 20,87 144 17,31

Qua bảng 4.5 chúng ta thấy ở cả năm 2019 và 2020 trong 6 tháng đầu năm thì tỷ lệ mắc bệnh cao từ tháng 3 đến tháng 6 nhất là tháng 4, 5, 6 cụ thể: Năm 2019, tháng 4 tỷ lệ nhiễm là 11,3%; tháng 5 là 18,08% và tháng 6 là

14,12%. Năm 2020, tháng 4 tỷ lệ nhiễm là 13,19%; tháng 5 là 18,06% và tháng 6 là 14,58%. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình nhưng chúng ta nên tiêm phòng bằng thuốc trị ký sinh trùng đường máu đầu tháng 4 đồng thời có chê độ chăm sóc hợp lý, quan sát các biểu hiện của con vật để ngăn không cho bệnh xảy ra đồng thời phát hiện sớm giúp quá trình điều trị tích cực hơn.

4.5. Thành phần giống, loài ký sinh trùng đường máu ký sinh trên bò sữa

Để có thông tin được rõ ràng chính xác hơn tôi lấy máu tiến hành các phản ứng thí nghiệm trong phòng thí nghiệm nhằm xác định rõ giống loài kí sinh trùng gây bệnh trên huyện Ba Vì - Hà Nội. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả phân loại ký sinh trùng có mặt trong các mẫu xét nghiệm Tên ký sinh trùng Số mẫu

kiểm tra Số mẫu nhiễm Tỷ lệ (%) Lê Dạng Trùng (Baberia) 106 29 27,36 Biên trùng (Anaplasma) 106 30 25,97

Tiên mao trùng (Trypanozoma) 106 28 23,37

Theileria (như hình dấu phảy) 106 10 15,58

Ghép giữa các loại 106 9 10,38

Từ kết quả ở bảng 4.6 cho thấy đàn bò sữa nuôi tại Ba Vì mắc bệnh ký sinh trùng đường máu chủ yếu là do, lê dạng trùng, biên trùng, tiên mao trùng với tỷ lệ lần lượt là: 24,67%; 25,97%; 23,37%. Chúng tôi không thấy các loài Piroplasama sp, Babesia sp. Như vậy bước đầu nghiên cứu đàn bò sữa ở địa bàn, chúng tôi xác định được sự lưu hành của biên trùng trong máu đàn bò sữa với tỷ lệ cao nhất còn tỷ lệ nhiễm Theileria sp ít nên chúng tôi tập trung nghiên cứu biên trùng Anaplasma sp.

Theo kết quả của tôi từ tháng 6 - 11/2020 đàn bò bị nhiễm Anaplasma là 24,67% và Theileria là 15,58%. Có thể là do thời gian nghiên cứu khác nhau, điều kiện khí hậu và chăn nuôi thay đổi làm ảnh hưởng tới quá trình sinh bệnh ta thấy tỷ lệ mắc bệnh ở các loài có giảm so với năm 2019 do điều kiện chăn nuôi đã tốt hơn, người chăn nuôi đã có kinh nghiệm hơn đối với bệnh.

Dựa trên mô tả trong các tài liệu của Trịnh Văn Thịnh (1963) [13]; Phạm Văn Khuê và Phan Lục, (1996) [7], về hình thái, cấu tạo của ký sinh trùng và trứng khi soi tiêu bản kính hiển vi tôi đã phát hiện và kết luận ký sinh thuộc loài Anaplasma magrinale, Anaplasma centrale.

4.6. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên đàn bò sữa

Trong quá trình khảo sát và điều tra về tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên đàn bò sữa tại 11 trang trại thu được kết quả được thể hiện ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường máu trên đàn bò sữa tại các khu vực

Khu vực thu mẫu

STT hộ lấy mẫu

Số bò lấy máu (n con)

Số bò nhiễm bệnh biên trùng (n con) Tỷ lệ nhiễm (%) Khu 1 1 10 3 28,00 2 13 4 3 10 3 4 9 2 5 8 2 Khu 2 6 6 2 28,57 7 12 3 8 14 3 9 13 4 10 5 2 11 6 2 Tổng số 11 106 30 28,30

Qua bảng 4.7 thấy trong 68 mẫu của 11 hộ chăn nuôi thì có 29 mẫu mắc bệnh biên trùng, tỷ lệ nhiễm chung là 28,00%. Đối với khu 1 thì tỷ lệ nhiễm là 28,57% và ở khu 2 tỷ lệ nhiễm là 28,30%. Như vậy hầu hết bò nuôi trong hộ dân đều nhiễm bệnh biên trùng tuy nhiên tùy thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh và chế độ nuôi dưỡng khác nhau mà có sự chênh lệch tỷ lệ nhiễm giữa 2 khu ở khu 2 có tỷ lệ nhiễm thấp hơn khu 1 là 0,57%.

4.7. Phác đồ điều trị và đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh biên trùng

4.7.1. Phác đồ điều trị bệnh Biên Trùng ở bò sữa Ba Vì - Hà Nội

Trong quá trình nghiên cứu về căn bệnh tôi nhận thấy bò được nuôi tại

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng bệnh ký sinh trùng đường máu trên bò sữa và một số phương pháp điều trị trên bò sữa tại trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ ba vì (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)