Mối quan hệ giữa các biện pháp quản trị hoạt động trải nghiệm cho học

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động trải nghiệm tại trường trung học cơ sở đại tập, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên trong bối cảnh thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 104 - 106)

r

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản trị hoạt động trải nghiệm cho học

Các biện pháp được đề xuất ở trên đều dựa trên cơ sở đánh giá khách quan thực trạng, mỗi biện pháp đều nhằm tác động đến việc thực hiện hiệu quả hơn HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới đối với cấp THCS. Mỗi biện pháp đều nhằm một mục đích riêng mà có tính độc lập tương đối.

Tuy nhiên, giữa các biện pháp này luôn có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản trị HĐTN tại trường THCS Đại Tập trên địa bàn huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Do đó, đế thực hiện thành công công tác quản trị HĐTN không thế thực hiện từng biện pháp riêng lẻ, rời rạc mà cần thực hiện một

cách đông bộ đê phát huy tác dụng của chúng. Các biện pháp có tác động qua lại với nhau một cách biện chứng, cụ thế:

Biện pháp 1: “Tố chức bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường về vai trò và ý nghĩa cùa việc tố chức HĐTN trong việc phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh THCS” giúp các nhà quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác có những hiểu biết sâu sắc về chương trinh HĐTN, trách nhiệm của từng lực lượng đế hợp tác với nhau trong việc tố chức các HĐTN cho học sinh đạt được các mục tiêu mong đợi.

Biện pháp 2: "Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn và kỹ năng cho cán bộ quản lý, giáo viên đế tổ chức HĐTN phù hợp với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS Đại Tập huyện Khoái Châu” nhàm giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nâng cao hơn nữa năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng của mình trong tổ chức và quản trị HĐTN cho học sinh.

Biện pháp 3: "Kế hoạch hóa HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho học sinh đúng qui định và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, của địa phương” giúp cho quá trình chỉ đạo điều hành, dẫn dắt các HĐTN trong nhà trường đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao, làm căn cứ để thực hiện tốt các biện pháp tiếp theo.

Biện pháp 4: “Phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thực hiện HĐTN cho học sinh ở trường THCS trên địa bàn” để phát huy vai trò và năng lực cùa các lực lượng trong và ngoài trường tham gia tổ chức các HĐTN để tăng thêm sức mạnh biến kế hoạch thành hành động thực tiễn để hướng tới mục tiêu.

Biện pháp 5: “Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục HĐTN theo chương trình giáo dục phố thông mới ở trường THCS Đại Tập theo mục tiêu của HĐTN một cách thực chất.” một mặt để cung cấp các bàng chứng xác thực trong việc ra các quyết định khen thưởng hay điều chỉnh hoạt động của các thành viên trong tổ chức các HĐTN. Một mặt tạo cơ sờ để xây dựng kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo. Kiểm tra cũng phải dựa trên kế hoạch đã xây dựng; kiểm tra đánh

giá cũng phải góp phần tạo ra ý thức tự giác cho mỗi giáo viên, thúc đẩy họ trong tổ chức các HĐTN hiệu quả.

Biện pháp 6: "Khai thác hiệu quả các điều kiện đảm bảo chất lượng trong tố chức HĐTN theo chương trình giáo dục phố thông mới; tạo động lực cho giáo viên, học sinh và các lực lượng tham gia trong tổ chức HĐTN theo chương trinh giáo dục phố thông mới” phải được thực hiện trên cơ sở kế hoạch.

3.4. Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Cách thức tiến hành khảo sát

Đe đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất, tác giả tiến hành khảo sát trên 20 giáo viên.

về tính cần thiết của các biện pháp, tác giả khảo sát trên 5 mức độ: Không cần thiết, ít cần thiết, Trung bình, cần thiết, Rất cần thiết, về tính khả thi của biện pháp, tác giả khảo sát trên 5 mức độ: Không khả thi, ít khả thi, Trung bình, Khả thi, Rất Khả thi.

Phiêu trưng câu ý kiên được tông hợp và xử lý kêt quả. Trên cơ sở đó, tác giả có những phân tích, đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất trong đề tài.

3.4.2. Mục đich, nội dung khảo sát

Mục đích khảo nghiệm

Khảo nghiệm được thực hiện nhằm tìm hiểu và đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất trong đề tài. Trên cơ sở đó, tác giả có cơ sở đánh giá biện pháp được đánh giá cần thiết và khả thi nhất trong số các biện pháp đề xuất.

Nội dung khảo nghiệm

Tiến hành khảo nghiệm trên 2 nội dung: (1) Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp được đề xuất; (2) Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động trải nghiệm tại trường trung học cơ sở đại tập, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên trong bối cảnh thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)