Nội dung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ ô tô hàng xanh (Trang 26 - 39)

Nội dung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh bắt đầu từ việc phân tích

ngành để hiều được môi trường ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động, từ đó thấy

được vị thế và lợi thế của doanh nghiệp trong ngành. Trên cơ sở đó, tiến hành phân

tích chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp để thấy được thế mạnh cùa doanh

nghiệp trong việc cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Từ các chiến lược cạnh tranh mà doanh nghiệp xác định sẽ theo đuổi, tiến hành phân tích kế toán đế đảm bảo được chất lượng đầu vào phục vụ cho việc phân tích tài chính và phân tích triến vọng tình hình tài chính.

1.2.3.1. Phân tích ngành và chiến lược cạnh tranh

Phân tích chiến lược là quá trình nghiên cứu môi trường kinh doanh mà

doanh nghiệp đang hoạt động nhằm hình thành các chiến lược. Thông qua việc phân

tích nhà quản trị có nhiều phương án đề xây dựng chiến lược phù hợp nhất với cả

điều kiện chủ quan và khách quan của doanh nghiệp mình.

Năm 1979, mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter (Porter's Five

Forces) xuất bản trên tạp chí Havard Business Review lần đầu tiên với nội dung tìm

hiểu yếu tố tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh. Đây là công cụ hữu dụng và hiệu quả để phân tích về thị trường và đưa ra chiến lược kinh doanh phù họp. Theo đó, mô hinh 5

áp lực cạnh tranh cùa Michael Porter được xây dựng trên giả thuyết về 5 lực lượng môi

trường ngành có ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, mức độ cạnh tranh, sự hấp dẫn và lợi nhuận của một ngành. Mô hình phân tích chiến lược giúp phân tích một số lực lượng

quan trọng ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh trong một ngành, giúp cho nhà quản trị

chiên lược năm được vị thê mà doanh nghiệp mình đang đứng, từ đó đưa ra định hướng chiến lược để đạt được vị thể mong muốn trong tương lai.

Áp lực cạnh tranh số 1: Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành

Đối thủ cạnh tranh trong ngành là những cá nhân hoặc doanh nghiệp cùng

sản xuất một loại sản phấm để phục vụ cùng một phân khúc khách hàng. Mức độ

cạnh tranh trong ngành trở nên mạnh mẽ và gay gắt hơn bao giờ hết khi nhu cầu của

thị trường tăng cao, các doanh nghiệp phải cạnh tranh để giành thị phần và mở rộng

thị trường dẫn đến lợi nhuận bị giảm. Mức độ cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp

khi áp lực giảm giá bán về mức chi phí biên, cạnh tranh về các yếu tố phi giá cả của

sản phẩm hoặc dịch vụ

Các nhân tố quyết định cường độ cạnh tranh khi trong ngành có sự sàng lọc,

các rào cản nếu muốn rút lui khởi ngành, tình trạng dư thừa công suất và các rào cản nếu muốn rút lui khỏi ngành, tình trạng đặc trưng cùa nhãn hiệu hàng hóa, giữa các

sản phẩm không có sự khác biệt và mức độ tập trung, tốc độ tăng trưởng của ngành,

tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh

Áp lực cạnh tranh số 2: Nguy CO’ thâm nhập của các đối thủ tiềm năng

Đối thủ cạnh tranh tiềm năng là nhừng cá nhân hoặc doanh nghiệp chưa cạnh

tranh trong cùng ngành nhưng có khả năng sẽ gia nhập ngành khi có cơ hội. Neu

một ngành có tốc độ tăng trưởng tốt, lợi nhuận cao và không có rào cản tham gia,

các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn sẽ sớm gia nhập khi nhận thấy lợi nhuận từ ngành đó,

điều này sẽ làm tăng sự cạnh tranh và cũng là một trong nhừng mối đe dọa lớn đối

với các doanh nghiệp trong ngành. Mức độ dễ dàng thâm nhập vào ngành của một

đối thủ mới sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các đối thú khác trong cùng

ngành. Các nhân tố tạo rào cản gia nhập ngành gồm có tính kinh tế theo quy mô,

rào cản pháp lý, lợi thế gia nhập lần đầu, các sản phẩm độc quyền, mối quan hệ lâu

dài với đơn vị cung cấp và khách hàng, các yêu cầu về vốn, ưu thế về chi phí công

nghệ, nguồn nhân lực, nguyên vật liệu...khiến cho giá thành giảm dẫn đến mức độ cạnh tranh với đối thủ cũng sẽ cao hơn, khác biệt hóa sản phẩm về chất lượng, mẫu

mã, ... và khả năng tiếp cận với các yếu tố đầu vào và các kênh phân phối

Áp lực cạnh tranh số 3: Mối đe dọa của các sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là một loại hàng hóa/ dịch vụ có thể thay thế các loại hàng

hóa/ dịch vụ khác bởi sự tương đồng về giá trị, lợi ích và công dụng. Đặc biệt, chất

lượng của những sản phẩm thay thế thường tốt hơn mà giá cả lại cạnh tranh. Các

sản phẩm/ dịch vụ thay thế ảnh hưởng đến sức mạnh thương thuyết với nhà cung

cấp và khách hàng trong ngành, cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận và hạn chế

mức độ tăng trưởng cùa doanh nghiệp do số lượng sản phẩm tiêu thụ được giảm,

nguy hiểm hơn nó có thể xóa bỏ hoàn toàn các hàng hóa/ dịch vụ hiện tại.

Các nhân tố ảnh hưởng gồm cógiá cả và chất lượng của sản phẩm thay thế và

xu hướng dùng sản phẩm thay thế của khách hàng

Để hạn chế sự ảnh hưởng của sản phẩm thay thế đến các hàng hóa/ dịch vụ,

các doanh nghiệp cần đưa ra các chiến lược kinh doanh hợp lý, cải tiến công nghệ

để giảm giá thành đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày

càng tốt hơn của khách hàng.

Áp lực cạnh tranh số 4: Sức mạnh thương thuyết của khách hàng

Các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm tới việc cố gắng để phục vụ tốt nhất,

đáp ứng đủ các nhu cầu khác nhau của khách hàng bởi lẽ đây là yếu tố quan trọng

tạo nên thành công trong quá trình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Khách hàng

là nhóm đối tượng có khả năng tác động trực tiếp đến sự cạnh tranh của doanh nghiệp thậm chí có thể tạo áp lực để doanh nghiệp cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn hoặc sản phẩm chất lượng và dịch vụ tốt hơn. Sức mạnh thương thuyết của

khách hàng gồm cóvị thế thương lượng, số lượng người mua, thông tin mà người

mua có được, độ nhạy với giá cả cùa hàng hóa/ dịch vụ, mức độ sẵn có của nhà

cung cấp và sản phẩm thay thế.

Áp lực cạnh tranh số 5: Sức mạnh thương thuyết của nhà cung cấp

Nhà cung cấp là nhóm đối tượng tham gia cung cấp nguyên vật liệu, hàng

hóa hoặc dịch vụ cho doanh nghiệp. Nhóm đối tượng này có sức mạnh gây áp lực

cho các doanh nghiệp thông qua việc cung cấp hàng hóa không đủ tiêu chuấn, giảm

chất lượng, tự ý tăng giá thành, giao hàng không đúng quy định về địa điểm và thời

gian...Những hạn chê này gây ảnh hưởng trực tiêp đên giá thành và chât lượng sản phẩm đầu ra từ đó tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị

trường. Áp lực từ các nhà cung cấp xảy ra khi có ít nhà cung cấp trong khi số lượng

người mua nhiều, nguyên liệu thay thế không có hoặc có ít, chi phí chuyển đổi

nguyên liệu rất cao

ỉ.2.3.2. Phân tích kế toán

Phân tích kế toán là việc đánh giá các chính sách kế toán được sử dụng để

lập nên BCTC từ đó xác định và đánh giá mức độ phù hợp của các chính sách, ước

tính kế toán để đo lường các yếu tố và rủi ro trọng yếu của doanh nghiệp. Mục đích

của việc phân tích kế toán là đánh giá mức độ bao quát của công tác kế toán đối với

thực trạng kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp. Phân tích kế toán bao gồm cả việc

điều chỉnh lại số liệu báo cáo bị sai lệch (nếu có) nhằm tạo ra số liệu kế toán trung

thực, chính xác. Phân tích kế toán giúp nâng cao độ tin cậy của các kết luận rút ra từ

phân tích tài chính do đảm bảo được tính chính xác của dữ liệu đầu vào phục vụ

phân tích.

Phân tích kế toán là bước căn bản trong phân tích hoạt động kinh doanh, việc

phân tích cần thực hiện quy trình 06 bước nhằm đảm bảo chất lượng của thông tin

kế toán - tài chính. Nhà phân tích nên tập trung đánh giá và điều chỉnh các đo lường

kế toán mang tính trọng yếu. Thực tế cho thấy nhiều điều chỉnh kế toán liên quan

đến các ước tính kế toán.

Bước 1: Xác định chính sách kế toán CO’ bản

Các chính sách và ước tính kế toán chủ yếu được áp dụng để đo lường rủi ro

và các nhân tố quyết định thành công cần được xác định.

Bước 2: Đánh giá mức độ linh hoạt của việc áp dụng chính sách kế toán

Thông tin kế toán khó có thể phản ánh trung thực tình hình tài chính của

doanh nghiệp nếu nhà quản trị có độ linh hoạt cao trong việc lựa chọn các chính

sách và ước tính kế toán.

Bước 3: Đánh giá chiến lược kể toán

Mức độ linh hoạt trong việc lựa chọn chính sách kế toán cho phép nhà quản trị có

chiên lược công bô thông tin hoặc che giâu tình trạng tài chính thực của doanh nghiệp.

Các vấn đề cần xem xét bao gồm quy chuẩn áp dụng chính sách kế toán

trong ngành, động cơ điều chỉnh lợi nhuận của Ban Tổng giám đốc, các thay đổi

trong chính sách, ước tính kế toán và tính hợp lý của các thay đổi đó và các nghiệp

vụ có được tạo ra để đạt được mục tiêu kế toán nào đóhay không.

Bước 4: Đánh giá chất lượng công bố thông tin

Ban Tổng giám đốc có thể tùy ý lựa chọn công bố một số thông tin kế toán.

Các vấn đề cần xem xét:

Tính đây đủ của thông tin công bô, tính đây đủ của thuyêt minh BCTC.

Các trao đồi và phân tích của Ban Tổng giám đốc đã lý giải đầy đủ và nhất

quán hiện trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay chưa?

Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung có hạn chế việc đo lường các

nhân tố quyết định thành công hay không?

Tính đầy đủ của việc công bố bấo cáo bộ phận.

Bước 5: Xác định các rủi ro gian lận

Các vấn đề cần thu thập thêm thông tin:

Các nghiệp vụ làm gia tăng lợi nhuận chưa rõ ràng, gia tăng bất thường hàng

tồn kho hoặc các khoản nợ phải thu so với doanh số bán, gia tăng sự khác biệt giữa

lợi nhuận kế toán và dòng tiền.

Thành lập công ty hợp danh, công ty con hoặc bán nợ phải thu nhưng vẫn

chịu rủi ro khi không thu được nợ.

Việc xóa sổ các khoản mục tài sản giá trị lớn cũng như các điều chỉnh lớn

trong kỳ

Ý kiến chấp nhận từng phần của kiểm toán viên hoặc thay đổi kiểm toán viên

Các nghiệp vụ với các công ty liên kết

Bước 6: Điều chỉnh lại số liệu kế toán bị sai lệch, bóp méo

Thực hiện điều chỉnh số liệu kế toán sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) và thuyết minh BCTC.

Sử dụng BCLCTT để điều chỉnh lại các khoản chi được vốn hóa quá mức

Sử dụng thuyêt minh BCTC đê đánh giá mức độ trọng yêu của việc thay đôi chính sách kế toán.

ỉ.2.3.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh

Phân tích hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ số về doanh thu, chi phí để

xác định lợi nhuận. Việc phân tích này cần gắn liền với các hoạt động cơ bản của

doanh nghiệp như hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác để

thấy được đâu là hoạt động tạo ra lợi nhuận.

a. Phân tích doanh thu

Khái niệm về doanh thu theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Doanh thu

và thu nhập khác là tống giá trị các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp thu được trong

kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các

hoạt động khác cùa doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao

gồm khoản vốn của cổ đông hoặc chủ sử hừu”.

Doanh thu là số tiền thu được từ hoạt động cơ bản của doanh nghiệp bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác.

Doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản thu được từ việc bán sản

phấm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trường.

Doanh thu bán hàng và

Doanh thu thuân = Ấ - các khoản giảm trừ cung cấp dịch vụ

Trong đó: Các khoản giảm trù’ bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá

hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt.

Doanh thu hoạt động tài chính

Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản thu được từ đầu tư thông qua

hoạt động tài chính hoặc kinh doanh vốn đem lại bao gồm các khoản tiền lãi như lãi

tiền gửi ngân hàng, lãi cho vay, lãi chênh lệch từ tỷ giá ngoại tệ, lãi hàng bán trả

chậm, lãi chuyển nhượng, lãi từ đàu tư cổ phiếu, trái phiếu,...

Thu nhập khác

Thu nhập khác là khoản thu từ hoạt động khác không liên quan đến ngành

nghê hoặc lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp

b. Phân tích chi phí

Theo tác giả Phạm Thị Thủy và Nguyễn Thị Lan Anh, 2018, Báo cáo tài

chính- Phân tích, Dự bảo và Định giá, nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, chi

phí được định nghĩa như là giá trị tiền tệ của những tổn thất, hao phí về nguồn lực,

tài sản hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình thực hiện hoạt động

sản xuất kinh doanh. Khi phân tích cần xem xét mức độ tăng giảm các loại chi phí

để đánh giá trinh độ quản lý chi phí của doanh nghiệp. Phân loại chi phí của hoạt

động kinh doanh bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính.

Giá vốn hàng bán: Đối với doanh nghiệp sản xuất và cung ứng dịch vụ, giá

vốn hàng bán bao gồm các chi phí sản xuất liên quan đến sản phẩm được tiêu thụ.

Đối với doanh nghiệp thương mại, giá vốn hàng bán là giá mua vào cùa các sản

phẩm.

Chi phí bán hàng bao gồm các chi phí phát sinh phục vụ cho khâu tiêu thụ sản phấm. Nhiều khoản chi phí bán hàng biến đổi theo doanh thu nên việc xem xét

tỷ lệ chi phí bán hàng trến doanh thu sẽ giúp các đối tượng quan tâm đánh giá về độ

phát sinh chi phí bán hàng và đầu tư cho việc định vị sản phấm trên thị trường của

doanh nghiệp.

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm tất cả các chi phí phục vụ cho việc

điều hành hoạt động chung của doanh nghiệp. Các chi phí quản lý doanh nghiệp

thường không thay đổi theo doanh thu nên việc so sánh tốc độ tăng chi phí quản lý

doanh nghiệp với tốc độ tăng doanh thu sẽ đánh giá được hiệu quả quản lý của doanh nghiệp.

Chi phí tài chính bao gồm là các khoản chi phí đầu tư tài chính bên ngoài doanh nghiệp, nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập

và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong chi phí tài chính, chi phí lãi vay là một

phần quan trọng đế đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng sinh lời của

doanh nghiệp.

c. Phân tích lọi nhuận

Lợi nhuận là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động kinh doanh. Theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không phụ thuộc vào

việc doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận không. Đây chính là đòn bẩy kinh tế,

thôi thúc doanh nghiệp năng động hơn nữa để kháng định mình trong môi trường

cạnh tranh gay gắt. Mọi thông tin về lợi nhuận được thể hiện trên báo cáo kết quả

kinh doanh (BCKQKD) bao gồm hai chỉ tiêu sau:

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản chênh lệch giữa

doanh thu thuần và giá vốn hàng bán của sản phẩm/ dịch vụ.

Lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ ô tô hàng xanh (Trang 26 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)