Một số tồn tại trong công tác chăm sóc người bệnh COPD điều trị tại Bệnh viện

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính(COPD) tại bệnh viện bạch mai năm 2021 (Trang 31 - 33)

2. Cơ sở thực tiễn

3.2. Một số tồn tại trong công tác chăm sóc người bệnh COPD điều trị tại Bệnh viện

rất hài lòng với quá trình chăm sóc của điều dưỡng chiếm 80% - một tỷ lệ khá cao.

3.2. Một số tồn tại trong công tác chăm sóc người bệnh COPD điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh viện Bạch Mai.

3.2.1. Ưu điểm và nhược điểm, tồn tại hạn chế * Ưu điểm:

* Về phía Bệnh viện và công tác điều dưỡng:

- Trong những năm qua Bệnh viện Bạch Mai luôn phấn đấu thực hiện tốt vấn đề nâng cao chất lượng bệnh viện theo quyết định số 6858/QĐ- BYT ngày 18/11/2016 của Bộ Y Tế, trong đó vấn đề nâng cao chất lượng chăm sóc đáp ứng sự hài lòng của người bệnh là một trong những vấn đề được Ban Giám đốc quan tâm. Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo bệnh viện, Phòng điều dưỡng Bệnh viện được thành lập năm 2012 được tách ra từ phòng Kế hoăchj tổng hợp và hoạt động độc lập theo chức năng , nhiệm vụ của phòng, là đơn vị đầu mối triển khai các hoạt động chăm sóc hướng tới người bệnh trong bệnh viện. Bên cạnh đó thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/1/2011 về hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện được ban hành là một văn bản pháp lý phù hợp cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều dưỡng.

- Bệnh viện đã có qui định cụ thể về việc phân cấp chăm sóc - phục hồi chức năng cho người bệnh theo thông tư 07/2011/TT – BYT ngày 26/1/2011 về hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.

- Bệnh viện đã có tài liệu hướng dẫn tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh điều trị tại bệnh viện nói chung và người bệnh COPD nói riêng. Đây là tài liệu tin cậy cho điều dưỡng trong bệnh viện, giúp điều dưỡng thuận lợi trong việc tư vấn, hướng dẫn người bệnh trong thời gian điều trị tại bệnh viện.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tại Bệnh viện hiện đại vì vậy đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của người bệnh đến khám và điều trị.

- Đa số điều dưỡng trong Bệnh viện có tuổi đời trẻ nên có tâm huyết với nghề, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác Chi hội điều dưỡng bệnh viện trực thuộc Hội điều dưỡng Hà Nội nên có nhiều điều kiện thuận lợi về khoảng cách địa lý, cũng như cơ hội được tiếp cận các buổi tập huấn cập nhật kiến thức mới , phù hợp về công tác điều dưỡng.

* Về phía người bệnh và gia đình người bệnh

- Người bệnh đến khám và điều trị nội trú đa số đều có bảo hiểm y tế . - Qua tư vấn, GDSK người bệnh và gia đình người bệnh phần nào ý thức được việc sử dụng thuốc hợp lý an toàn, ăn uống, tập luyện khoa học hợp lý phù hợp tình trạng sức khỏe nên phối hợp tốt với nhân viên y tế trong quá trình khám và điều trị tại bệnh viện .

3.2.2. Nhược điểm:

* Về phía Bệnh viện:

- Thời gian chờ đợi của người bệnh trong các bước của qui trình khám bệnh tại bệnh viện còn mất nhiều thời gian.

- Thủ tục hành chính còn rườm rà, gây khó khăn cho người bệnh.

- Thời gian hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục hành chính quá nhiều nên điều dưỡng ít tiếp xúc với người bệnh, nên việc giao tiếp của điều dưỡng với ngời bệnh và việc tìm hiểu các nhu cầu của người bệnh còn hạn chế, vấn đề hướng dẫn, giúp đỡ người bệnh của điều dưỡng còn chưa hiệu quả.

- Mẫu phiếu chăm sóc sử dụng tại bệnh viện theo Quyết định số 4069/2001/QĐ – BYT ngày 28/9/2011 của Bộ Y tế. Do đó, điều dưỡng còn hạn chế trong vấn đề thực hiện qui trình điều dưỡng: Quy trình điều dưỡng thực hiện tại bệnh viện là quy trình điều dưỡng 2 bước. Vì vậy, người bệnh không được lập kế hoạch chăm sóc và hạn chế trong việc đánh giá lại kết quả chăm sóc đối với người bệnh của điều dưỡng.

- Công tác kiểm tra, giám sát của các cấp quản lý tại khoa về việc thực hiện các qui trình, qui định trong công tác điều dưỡng còn chưa được chú trọng.

- Bệnh viện chưa cung ứng đủ máy tập thở và một số máy móc, trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh.

* Về phía người bệnh:

Do độ tuổi, trình độ hộ vấn, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế và sự quan tâm của gia đình đối với mỗi người bệnh khác nhau nên một số ít người bệnh chưa tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế về các biện pháp phòng bệnh và việc tuân thủ điều trị.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính(COPD) tại bệnh viện bạch mai năm 2021 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)