2. Cơ sở thực tiễn
3.3. Nguyên nhân của hạn chế:
* Về phía Bệnh viện:
- Thời gian chờ đợi của người bệnh trong các bước của qui trình khám bệnh tại bệnh viện còn dài, chưa thuận tiện. Các phòng thực hiện xét nghiệm, X – quang, cận lâm sàng chưa liên hoàn, chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người bệnh.
- Thủ tục hành chính còn rườm ra, gây khó khăn cho người bệnh:
Hiện nay người bệnh đến khám đa số là bảo hiểm, mặt khác việc thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh giữa bệnh viện và cơ quan bảo hiểm y tế chặt chẽ theo đúng các qui định hiện hành nên đòi hỏi nhân viên y tế phải rất thận trọng và tỉ mỉ trong việc hoàn thiện hồ sơ bệnh án khiến thời gian hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục hành chính quá nhiều nên thời gian tiếp xúc người bệnh còn ít, việc tìm hiểu được các nhu cầu của người bệnh còn hạn chế nên vấn đề tư vấn hướng dẫn giúp đỡ người bệnh chưa hiệu quả.
- Số lượng người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện đông, Trong khi đội ngũ nhân viên còn thiếu về số lượng, đặc biệt là điều dưỡng. Với khối lượng công việc nhiều, việc kiêm nhiệm giữa các vị trí là không thể tránh khỏi. Vì vậy gây áp lực khá lớn cho điều dưỡng trong việc thực hiện công tác chăm sóc người bệnh.
- Điều dưỡng chưa được đào tạo chuyên sâu về phục hồi chức năng hô hấp. Do đó, việc thực hành đúng qui trình, qui định trong việc chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh COPD là điều không thể tránh khỏi.
* Về phía người bệnh
- Người bệnh thiếu hiểu biết về bệnh và tầm quan trọng của việc ăn uống, tập luyện, phục hồi chức năng hô hấp:
+ Thói quen hút thuốc lá, thuốc lào, chưa biết cách phòng bệnh. + Chế độ dinh dưỡng, tập luyện chưa phù hợp.
KẾT LUẬN
Tại Bệnh viện Bạch Mai các điều dưỡng viên đã thực hiện khá tốt việc chăm sóc người bệnh COPD hàng ngày trên tất cả các vấn đề mà người bệnh đang gặp phải.
Số người bệnh luôn luôn được giao tiếp với thái độ ân cần và thông cảm đạt 98,3%. Ngoài ra người bệnh có thể được giải đáp kịp thời khi người bệnh có thắc mắc.
Số người bệnh đã đỡ đau ngực chiếm 51,7% và số người bệnh không còn thấy đau sau điều trị chiếm 16,7%.
Số người bệnh được kiểm tra thuốc trước khi dùng là 100% và 92,5% số người bệnh được theo dõi, phát hiện các tai biến sau dùng thuốc.
Khi phỏng vấn người bệnh sau điều trị COPD tại Bệnh viện Bạch Mai về mức độ hài lòng của người bệnh, số người bệnh rất hài lòng với quá trình chăm sóc của điều dưỡng chiếm 80%.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh COPD tại Bệnh viện Bạch Mai.
* Đề xuất đối với Bệnh viện
- Cử điều dưỡng đi học các lớp chuyên sâu về phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh. Tổ chức học tập chuyên đề, hướng dẫn thực hành trên mô hình…
- Cải tiến biểu mẫu phiếu chăm sóc giúp điều dưỡng giảm bớt thời gian ghi chép và thực hiện tốt qui đình điều dưỡng 5 bước.
- Mua sắm máy tập thở và một số máy móc, trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng hô hấp đáp ứng nhu cầu của người bệnh.
- Thực hiện qui định điều dưỡng ghi chép tại phòng bệnh, đảm bảo tần suất đi buồng, tăng cường thời gian điều dưỡng có mặt tại bệnh phòng.
- Tài liệu truyền thông về cách phòng, điều trị và phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh COPD được phổ biến rộng rãi, treo nơi phù hợp, thuận tiện cho việc tham khảo của người bệnh.
- Đảm bảo nhân lực: Bổ sung them điều dưỡng để nhân viên tổ tư vấn, chăm sóc khách hàng có thời gian cho việc tư vấn cho người bệnh. Điều dưỡng chăm sóc có thời gian tiếp xúc với người bệnh nhiều hơn.
- Thành lập tổ kiểm tra qui chế chuyên môn trong bệnh viện, thực hiện kiểm tra 01 tuần/lần/khoa.
* Đề xuất đối với người bệnh và gia đình người bệnh
- Khuyến khích người bệnh và gia đình người bệnh tham gia các buổi tư vấn giáo dục sức khỏe về bệnh COPD, nhận thức tầm quan trọng của việc dinh dưỡng, tập luyện phục hồi chức năng hô hấp.
- Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của nhân viên y tế. - Thực hiện sử dụng thực phẩm an toàn, vệ sinh.
- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tiếng việt
1. Bộ Y Tế, Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/11/2011 về Hướng dẫn điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong các bệnh viện.
2. Bộ Y Tế (2018), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Bản cập nhật năm 2018), Nhà xuất bản Y học.
3. Cục Quân y (2002), Chế độ công tác chuyên môn bệnh viện Quân đội, trang 160-165, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
4. Cục Quân y - BVTWQĐ 108 (2008), Kỷ yếu công trình Hội nghị khoa học chuyên ngành Điều dưỡng toàn quân, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
5. Học viện Quân y (2009), Điều trị Nội khoa tập 2, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, trang 78-85. 4
6. Ngô Quý Châu (2012), Hướng dẫn Chẩn đoán và Điều trị Bệnh hô hấp, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 1-30.
7. Phạm Thắng (2011), Cập nhật Chẩn đoán và Điều trị Bệnh hô hấp, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 311-444.
8. Trường Đại học Y Hà Nội (2008), Điều trị học Nội khoa tập I, Nhà xuất bản Trường Đại học Y Hà Nội, trang 86-95.
9. Trường Đại học Y dược TPHCM (2007), Sổ tay Chẩn đoán, Xử trí và Phòng ngừa COPD, Nhà xuất bản Y học, chi nhánh TPHCM, trang 1-19. 10. Trần Thị Thuận (2007), Điều dưỡng cơ bản 1, Nhà xuất bản Giáo dục,
trang 9-30. * Tiếng anh
11. Shapiro D.S, Snider L.G, Rennard I.S (2005), Chronic Bronchitis and Emphysema, in Muray and Nadels Textbook of Respiratory Medicine, Elsevier Saunder, 1115-1167.
12. Hansel T.T and Barner P.J (2004), An Atlas of Chronic Obstructive Pulmonary Disease COPD, The Parthenon Publishing Group. 12
13. Chronic Obstructive Pulmonary Disease (2010), The Washington Manual of Medical Therapeutics (33rd ed), Lippincott Williams & Wilkins, 271-282
14. NHLBI/WHO (2001), “Globa Initiation for chronic obstructive pulmonary disease” Executive summary.
15. NHLBI/WHO (2003), “Global strategy for diagnosis management and prevention of COPD” NHLBI/WHO workshop report.
16. Lopez A.D, Shibuya K, Rao C, Mathers C.D, Hansell A.L, Held I.S, Schmid. V. and Buistl. S (2006), “Chronic Obstructive Pulmonary Disease: Curent Burden and Future Projections”, Eur Respir J.
17. Ferreira IM, Brooks D, Lacasse Y, Goldstein RS. (2000) – Nutritional support for individuals with COPD. Chest; 117:672 – 678.
18. Anto J.M, Vermeire P, et al (2001), “Epodemiology of COPD”, Eur. Respir.J.
19. Bianchi R, Gigliotti F, Romagnoli I, Lanini B, Castellani C, Grazzini M, Scano G (2004). Chest wall kinematics and breathlessness during pursedlip breathing in patients with COPD. Chest; 35:459–465.
20. Hurd S. (2000), “The impact of COPD in lung Health Worldwide”, Chest.
21. Fukuchi Y, Nishimura M, Ichinose M, Adacgi M, Nagai A, Kuriyama T, Takahashi K, Nishimuara K, Ishioka S, Aizawa H, and Zaher C, (2004), “COPD in Japan: the Nippon COPD Epidemiology study”. Respiratory.
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT NGƯỜI BỆNH
Tên chuyên đề: Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) tại Bệnh viện bạch Mai năm 2021.
1. Xin ông(bà) cho biết năm nay ông(bà) bao nhiêu tuổi A. Dưới 45 tuổi
B. 45 -60 tuổi C. Trên 60 tuổi
2. Ông ( bà) cảm thấy trong người thế nào khi vào viện A. Khó thở
B. Ho C. Sốt
D. Đau ngực
3. Ông ( bà) cho biết thói quen tập thể dục của mình hàng ngày A. Thường xuyên
B. Thỉnh thoảng C. Không tập
4. Ông ( bà) cho biết thói quen hút thuốc lá của mình hàng ngày A. Thường xuyên
B. Thỉnh thoảng C. Không hút
5. Ông ( bà) cho biết thói quen hút thuốc lá của mình hàng ngày A. Theo thói quen
B. Theo sở thích
C. Chế độ ăn kiểm soát cân nặng
6. Ông ( bà) cho biết thái độ của điều dưỡng khi chăm sóc người bệnh A. Người bệnh được giao tiếp với thái độ ân cần và thông cảm. B. Người bệnh được giải đáp kịp thời thắc mắc
C. Người bệnh được động viên khi chăm sóc và thực hiện y lệnh 7. Ông ( bà) cho biết mức độ đau hiện tại của mình
A. Còn đau nhiều B. Đỡ đau
C. Không còn đau
8. Ông ( bà) cho biết cách chăm sóc của điều dưỡng khi cho người bệnh uống thuốc
A. Kiểm tra thuốc (tên, hạn sử dụng, chất lượng…). B. Chứng kiến NB uống thuốc ngay tại giường C. Theo dõi, phát hiện tai biến sau dùng thuốc D. Thực hiện công khai thuốc
9. Ông ( bà) đã được tư vấn những gì trước khi ra viện A. Hướng dẫn cách dùng thuốc
B. Hướng dẫn chế độ ăn
C. Hướng dẫn chế độ vận động D. Hướng dẫn chế độ vệ sinh E. Tư vấn trước khi ra viện
10. Ông ( bà) cho biết mức độ hài lòng khi điều trị tại viện A. Rất hài lòng
B. Hài lòng C. Bình thường D. Không hài lòng E. Rất không hài lòng