Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện Bạch Mai, Khoa Khám Bệnh BVBM

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện bạch mai 2021 (Trang 28 - 36)

Bệnh viện Bạch Mai là một bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hạng đặc biệt, tuyến cao nhất trong hệ thống khám chữa bệnh, có bề dày hoạt động hơn 100 năm, với nhiều chuyên khoa đầu ngành cùng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Bạch Mai được thành lập từ tháng 10 năm 1954, mỗi năm Khoa Khám Bệnh điều trị ngoại trú cho 550.000 lượt người bệnh. Trước dịch Covid 19, mỗi ngày có khoảng 3.000 đến 3.500 người bệnh đến khám, trong đó có khoảng 150 đến 200 người bệnh tăng huyết áp. Khi dịch bùng phát thì số lượng chỉ còn 1.500 – 2.000. Tất cả người bệnh THA đến khám tại Khoa Khám Bệnh đều được tham gia chương trình quản lý bệnh mạn tính THA

* Quy trình quản lý và điều trị được thực hiện như sau: - Khám chẩn đoán xác định bệnh và làm hồ sơ bệnh án. - Phổ biến quy định của bệnh viện đối với người bệnh.

+ Hàng ngày người bệnh đo HA và ghi vào sổ theo dõi tại nhà.

+ Hàng tháng người bệnh đến khám đúng hẹn, lĩnh thuốc và điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc.

2.2.Đánh giá thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2021.

Tôi đã thực hiện khảo sát một số người bệnh tăng huyết áp tại khoa Khám bệnh - bệnh viện Bạch Mai. Có tổng 98 bệnh nhân đã đồng ý tham gia bài khảo sát. Vì do tình hình dịch Covid 19 vẫn diễn biến phức tạp nên số người tham gia khảo sát còn hạn chế. Nhờ đó tôi sẽ thu thập được các thông tin và dữ liệu cụ thể nhằm nghiên cứu kĩ hơn về thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của các người bệnh.

Thời gian khảo sát: Từ 20/08/2021 đến 20/09/2021

2.2.1.Đặc điểm chung của đối tượng

Trong thời gian thực hiện chuyên đề, tôi thực hiện khảo sát 98 bệnh nhân tăng huyết áp

KẾT QUẢ CỤ THỂ NHƯ SAU:

Bảng 2: Đặc điểm về tuổi, giới tính, trình độ học vấn của nhóm BN nghiên cứu

TT NỘI DUNG TẦN SỐ (N) TỶ LỆ (%) 1

Tuổi của đối

tượng ≥ 60 tuổi 54 57 < 60 tuổi 43 43 2 Giới tính Nam 47 48 Nữ 51 52 3 Trình độ học vấn Tiểu học 11 11 Trung học cơ sở 35 36 Trung học phổ thông 52 53 4 Nghề nghiệp CNVC 12 12 Làm ruộng 37 38 Hưu trí 32 33 Nghề nghiệp khác 17 17

5 Có tham gia bảo hiểm

Có tham gia 78 79

6 Thời gian mắc bệnh 6 tháng - < 1 năm 11 11 Từ 1 đến 3 năm 27 28 Trên 3 năm 60 61 Nhận xét:

-Nhóm người có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ 57% cao hơn so với nhóm người có độ tuổi dưới 60 tuổi chiếm tỷlệ 43%.

-Số lượng bệnh nhân nữ (52%) nhiều hơn bệnh nhân nam (48%). Kết quả này phù hợp với số liệu báo cáo của một sống nghiên cứu khác của Việt Nam (3,6,7,11). -Nhóm bệnh nhân có trình độ Phổ thông trung học trở lên chiếm đa số có tỉ lệ 53% có khả năng có thể tiếp thu những hướng dẫn, tư vấn về điều trị bệnh.

-Nhóm người bệnh là hưu trí chiếm tỷ lệ 38% và làm ruộng chiếm tỷ lệ 33% cao hơn nhóm người là CBCN chiếm tỷ lệ 12 % và nhóm nghề khác chiếm tỷ lệ17%.

-Nhóm bệnh nhân có tham gia bảo hiểm chiếm đa số có tỉ lệ79% có điều kiện thuận lợi cho việc điều trị bệnh.

-Nhóm bệnh nhân có thời gian điều trị tăng huyết áp từ 3 năm trở lên có tỉ lệ chiếm 61%. Số lượng bệnh nhân điều trị tăng huyết áp từ 1–3 năm chiếm tỷ lệ 28%. Còn lại 11 %.

2.2.2. Kiến thức về tuân thủ điều trị thuốc:

Bảng 3: Kết quả kiến thức về tuân thủ điều trị THA

TT NỘI DUNG TẦN SỐ (N) TỶ LỆ (%) 1

Theo dõi HA tại nhà

Đo HA thường xuyên 34 35

Đo khi có biểu hiện triệu chứng THA

44 45

Không cần đo 20 20

2

Hậu quả của việc không TTĐT THA Dẫn đến các biến chứng 55 56 Không dẫn đến biến chứng 43 44 3 Biện pháp điều trị THA tốt

Uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của BS

Thực hiện lối sống lành mạnh 21 21

Theo dõi huyết áp và khám định kì 19 19

Phối hợp cả 3 BP trên 23 23

4

Cách dùng thuốc HA đúng

Uống thuốc thường xuyên, liên tục, lâu dài theo đơn BS

56 57

Uống thuốc khi đo HA thấy cao hoặc có dấu hiệu đau đầu, mệt

42 43

5 Mục đích của việc theo dõi HA tại nhà

Theo dõi đáp ứng của bệnh với điều trị

55 56

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt 43 44

6 Mục đích của việc đi khám định kì

Đánh giá kết quả điều trị và hướng dẫn điều trị tiếp

20 20

Phát hiện biến chứng của THA 23 23

Lĩnh thuốc 56 57

7 Chế độ ăn uống đối với người bệnh THA

Ăn nhạt 29 29

Ăn nhiều rau xanh 27 27

Ăn ít chất béo 23 23

Hạn chế rượu bia 15 15

Không hút thuốc 19 19

Ăn uống bình thường 16 16

8 Chế độ nghỉ ngơi với người bệnh THA Ngủ đúng, đủ giờ, không thức khuya 34 34 Tránh căng thẳng, lo âu 32 33

Luyện tập thể thao phù hợp, thường xuyên

33 33

Nhận xét:

- Kiến thức của người bệnh về theo dõi HA tại nhà còn chưa cao, chỉ 35% người bệnh nên đo HA thường xuyên, nên đo khi có biểu hiện triệu chứng THA 45%, 20% Không cần đo

-Kiến thức của người bệnh về hậu quả của việc không TTĐT THA dẫn đến biến chứng là chiếm tỷ lệ 56%, hậu quả của việc không TTĐT THA không dẫn đến biến chứng chiếm tỷ lệ 44%.

-Kiến thức về cách dùng thuốc huyết áp đúng, Uống thuốc thường xuyên, liên tục, lâu dài theo đơn BS chiếm tỷ lệ 57%, Uống thuốc khi đo HA thấy cao hoặc có dấu hiệu đau đầu, mệt chiếm tỷ lệ 43%.

-Kiến thức về chế độ ăn uống đối với người bệnh THA: Hầu hết các bệnh nhân đều được tư vấn về chế độ ăn. Tuy nhiên người bệnh chưa biết rõ thế nào là ăn nhạt. Người bệnh biết được chế độ ăn cần rau xanh, hạn chế chất béo. Không nên sử dụng bia rượu và thuốc lá.

-Như vậy tỉ lệ người bệnh có kiến thức đúng chưa cao, cần phải có biện pháp giúp bệnh nhân có kiến thức dùng thuốc nhằm giúp cho việc sử dụng thuốc vừa hiệu quả vừa an toàn.

Hình 4: Đo huyết áp

2.2.3. Thực hành tuân thủ dùng thuốc

Bảng 4: Tuân thủ dùng thuốc theo thang điểm Morisky Medication Adherence Scales MMAS –8 STT NỘI DUNG TẦN SUẤT “CÓ” TỶ LỆ (%)

2 Người ta đôi khi bỏ thuốc vì một vài lí do hoặc do quên . Nhớ về 2 tuần trước ông/bà có ngày nào bỏ thuốc không?

30 31

3 Ông/bà có từng bỏ hay ngưng uống thuốc mà không báo bác sĩ vì ông/bà cảm thấy mệt khi dùng thuốc ?

48 49

4 Khi ông/bà đi du lịch, đi chơi, có đôi lúc ông/bà quên mang thuốc theo không ?

67 68

5 Khi ông/bà cảm thấy không kiểm soát triệu chứng của mình, có đôi lúc ông/bà không uống thuốc không ?

62 63

6 Uống thuốc mỗi ngày thực sự bất tiện với một vài người. Ông bà có cảm thấy bất tiện khi phải tuân theo kế hoạch điều trị không?

50 51

7 Ông/ bà có thường xuyên thấy khó khăn khi phải nhớ uống tất cả thuốc không?

_A. Không bao giờ/ hiếm _B. Đôi khi

_C. Thỉnh thoảng _D. Thường xuyên _E. Luôn luôn

A:12 B:22 C:20 D:32 E:12 A:12 B:23 C:20 D:33 E:12 Nhận xét:

- Tuân thủ điều trị thuốc là người bệnh phải thực hiện theo đúng phác đồ điều trị, theo y lệnh thầy thuốc, uống thuốc đúng liều, đều đặn, và tuyết đối không bỏ thuốc - Hàng tháng, người bệnh THA đi khám và kiểm tra định kỳ huyết áp một lần. Kết quả được ghi vào sổ theo dõi, kèm theo được phát thuốc và hướng dẫn uống của nhân viên y tế.

Qua thực tế khảo sát, tỷ lệ người bệnh quên uống thuốc là 59%; ngoài ra 1 số lý do khác 31%; tỷ lệ người bệnh từng bỏ hay ngưng uống thuốc mà không báo bác sĩ vì ông/bà cảm thấy mệt khi dùng thuốc là 49%;

-Tỷ lệ người bệnh cảm thấy không kiểm soát triệu chứng của mình, có đôi lúc không uống thuốc chiếm 63%.

-Tỷ lệ người bệnh thấy bất tiện khi phải tuân theo kế hoạch điều trị chiếm 51%. -Người bệnh thường xuyên thấy khó khăn khi phải nhớ uống tất cả thuốc, tỷ lệ không bao giờ thấy khó khăn chiếm rất ít (12%), tỷ lệ thường xuyên thấy khó khăn chiếm tỷ lệ cao (33%).Qua thực tế khảo sát, thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai còn chưa cao. 3.3. Nguyên nhân của việc không tuân thủ điều trị THA:

* Về phía bệnh viện

Hình 5: Bệnh nhân chờ khám bệnh tại phòng khám THA - KKB - Thời gian tư vấn của cán bộ y tế dành cho người bệnh chưa nhiều.

- Thời gian chờ khám và nhận thuốc còn lâu. * Về phía người bệnh:

-Người bệnh thiếu hiểu biết về bệnh và tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị thuốc:

+ Bệnh THA có triệu chứng không đặc hiệu nên 1 số người bệnh chủ quan không tuân thủ điều trịTHA.

+ Do người bệnh nhiều việc nên ít chú ý đến việc tái khám,tái khám không đúng lịch cũng như quên uống thuốc.

+ Người bệnh không biết cần uống thuốc liên tục, sợ uống nhiều thuốc, nghĩ đã khỏi bệnh do thấy huyết áp đã hạ.

+ Người bệnh mặc dù biết mình mắc bệnh THA nhưng không tuân thủ chế độ ăn uống, tập luyện.

- Điều kiện kinh tế khó khăn:

+ Người bệnh không đủ điều kiện kinh tế. Quá trình mắc bệnh kéo dài vừa phải chi phí cho cuộc sống, thuốc men điều trị nên người bệnh luôn có tâm lý lo lắng. Mặc dù người bệnh đã được hỗ trợ 1 phần chi phí khám chữa bệnh do nguồn quỹ BHYT chi trả.

+ Người bệnh THA thường tuổi cao ( chiếm tỷ lệ 57%) có thể suy giảm về trí nhớ dẫn đến quên dùng thuốc nhưng hiện nay bệnh viện chưa có có các can thiệp kịp thời cho vấn đề này.

-Do thiếu sự hỗ trợ của người nhà người bệnh trong việc điều trị. Sự hỗ trợ của người thân là yếu tố quan trọng đảm bảo việc tuân thủ của người bệnh.

CHƯƠNG III - CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẢM BẢO VIỆC TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC CHO NGƯỜI BỆNH THA

- Từ cơ sở lý luận, thực tiễn, cơ sở thực trạng nhận thức hành vi nguy cơ của việc sử dụng tuân thủ thuốc của người bệnh THA điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh – bệnh viện Bạch Mai. Tôi xin đề xuất một số giải pháp đối với bệnh viện, khoa khám bệnh, nhân viên y tế.

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện bạch mai 2021 (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)