Những kiến nghị cho bệnh viện, cơ quan quản lý:

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện bạch mai 2021 (Trang 36 - 50)

+ Triển khai mô hình về quản lý bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện nhằm từng bước giảm các biến chứng.

+ Bổ sung thêm nhân lực, nhất là những nhân viên kiến thức chuyên sâu về bệnh THA.

+ Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thủ tục hành chính phức tạp là một trong số những nguyên nhân ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Đặc biệt là tuân thủ khám định kỳ. Khi bệnh nhân không tuân thủ thăm khám định kỳ sẽ dẫn đến không tuân thủ dùng thuốc. Chính vì vậy tại các khoa khám chữa bệnh cần hoàn thiện thủ tục hành chính, qui trình khám chữa, xét nghiệm bệnh đơn giản với bộ phận một cửa, các bảng biểu số điện tử sẽ giúp bệnh nhân tuân thủ khám định kỳ tốt hơn. Tránh tình trạng chen lấn, đợi chờ, làm bệnh nhân sợ mỗi khi đi khám bệnh định kỳ

- Đơn giản liều dùng và cách dùng thuốc

Đơn giản hóa liều dùng và cách dùng thuốc là một trong số những biện pháp giúp tăng cường tuân thủ tốt hơn. Việc đơn giản liều dùng và cách dùng thuốc bao gồm: Giảm số lần dùng thuốc trong ngày, giảm số thuốc dùng trong đơn, thời gian dùng thuốc dễ nhớ. Thực tế khi uống thuốc với số lượng nhiều, tại các thời điểm khác nhau bệnh nhân sẽ khó khăn hơn để nhớ thuốc và phân chia thời điểm dùng. Không những vậy, việc dùng thuốc càng ít sẽ làm giảm được các tương tác thuốc, tác dụng không mong muốn.Từ đó giúp cho bệnh nhân TTĐT tốt hơn.

- Giảm chi phí dùng thuốc cho bệnh nhân:

Điều trị bệnh THA là một quá trình lâu dài, bệnh nhân phải dùng thuốc thường xuyên, liên tục do đó chi phí dùng thuốc có ảnh hưởng lớn đến TTĐT của bệnh nhân. Bệnh nhân có xu hướng giảm số thuốc hoặc đổi thuốc để giảm chi phí điều trị. Do đó, để giúp bệnh nhân TTĐT việc dùng thuốc điều trị có hiệu quả và có chi phí hợp lý là rất quan trọng. Cân nhắc trong sử dụng thuốc cho bệnh nhân theo nguyên tắc: an toàn, hiệu quả và kinh tế. Bảo hiểm y tế là giải pháp hữu hiệu giúp bệnh nhân giảm chi phí điều trị và từ đó nâng cao TTĐT .

- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, cập nhật nâng cao kiến thức y dược khoa cho cán bộ y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Kiến thức của cán bộ y tế có ảnh hưởng rất lớn tới việc TTĐT của bệnh nhân. Chính vì vậy cần tổ chức các lớp

đào tạo, đào tạo lại cập nhật nâng cao kiến thức y khoa, dược khoa về THA cho cán bộ trực tiếp khám chữa bệnh, tư vấn dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. -Hàng năm, tổ chức các lớp tập huấn về TT-GDSK cho Điều Dưỡng, Đặc biệt cử Điều dưỡng tham gia các hội thảo tim mạch, THA.

- Tư vấn bệnh nhân về thay đổi lối sống và dùng thuốc:

Là hình thức tư vấn nhằm giúp bệnh nhân uống thuốc đầy đủ theo đơn của bác sĩ và thay đổi lối sống như: ăn nhạt, không hút thuốc, tập luyện thể lực. Việc giáo dục bệnh nhân có thể thực hiện theo hình thức tư vấn trực tiếp từng người một, tư vấn theo nhóm, tư vấn qua điện thoại, và cung cấp các tờ rơi hoặc trực tuyến qua Zoom, Teams,... Hình thức này thường được áp dụng tại KKB – Bạch Mai, các câu lạc bộ THA. Theo cách này bệnh nhân sẽ được cán bộ y tế giải thích một cách tốt nhất giúp bệnh nhân an tâm và tuân thủ điều trị tốt hơn.

- Khuyến khích người bệnh tích cực tham gia các hội thảo.

3.3. Đối với người bệnh:

- Khuyến khích người bệnh tham gia các buổi tư vấn về bệnh tăng huyết áp. Tham gia vào câu lạc bộ THA tại cộng đồng để có thêm nhiều kiến thức về phòng bệnh THA cũng như chế độ ăn uống, luyện tập và dùng thuốc. Nhận thức về tầm quan trọng của việc tuân thủ trong điều trị THA.

- Tuân thủ điều trị thuốc theo y lệnh:

+ Không được ngừng điều trị đột ngột. Sử dụng thuốc đều đặn là cần thiết để đề phòng những cơn THA đột ngột.

+ Uống thuốc mỗi ngày vào cùng một giờ. Tránh quên thuốc bằng cách kết hợp với một hoạt động hàng ngày như ăn uống, đánh răng, hoặc đặt đồng hồ theo dõi.

+ Học cách nhận biết các tác dụng phụ, ghi lại và thông báo với bác sỹ khi đến khám định kỳ.

- Sự xuất hiện của các cơn nóng bừng, buồn ngủ, phù nề, ho khan hoặc tụt huyết áp tư thế (chóng mặt khi thay đổi để đứng) có thể đòi hỏi thay đổi điều trị và phải được thông báo cho bác sĩ.

- Nếu quên dùng thuốc thì tốt hơn hết nên dùng lại thuốc sớm nhất có thể trong ngày, không dùng liều gấp đôi vào ngày hôm sau.

- Trong trường hợp di chuyển hay du lịch (nhất là ra nước ngoài) cần phải tăng cường theo dõi huyết áp và nghĩ đến việc mang theo thuốc. Một mặt nếu có chênh

lệch giờ nhiều thì tốt hơn hết nên tiếp tục dùng thuốc theo giờ của nơi đến (thường buổi sáng), mặt khác tránh quên dùng thuốc vì giá trị huyết áp tăng rất cao trong ngày.

- Tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc.

- Nên tự đo huyết áp thường xuyên bằng máy đo huyết áp tại nhà để nhằm cải thiện sự tuân thủ điều trị, nhất là những ngày trước khi đi khám bác sĩ.

- Tư vấn cho người bệnh cố gắng mua bảo hiểm y tế, giảm gánh nặng về kinh tế. - Tái khám định kỳ theo hẹn và đem theo số theo dõi.

- Cần có sự hỗ trợ, phối hợp điều trị từ người nhà người bệnh. Người nhà phải chia sẻ động viên cũng như nhắc nhở, giúp đỡ người bệnh uống đủ số lượng, đúng liều và đúng thời gian theo y lệnh của thầy thuốc cũng như thực hiện chế độ ăn uống hợp lý phối hợp với hoạt động thế lực đúng cách nâng cao hiệu quả điều trị, đặc biệt với những người bệnh cao tuổi.

KẾT LUẬN

Để phòng tránh được những tai biến nguy hiểm do bệnh tăng huyết áp gây nên, người bệnh phải điều trị đúng hướng và nhận thức đúng đắn về tuân thủ sử dụng thuốc góp phần không nhỏ vào việc cải thiện sức khỏe, chi phí điều trị cho người bệnh.

Qua kết quả khảo sát trên 98 người bệnh THA đến khám về thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc điều trị ngoại trú tại Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Bạch Mai từ 20/08/2021 đến 20/09/2021 cho thấy:

Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai:

- Đối tượng tham gia nghiên cứu có độ tuổi trên 60 chiếm khoảng 57% và dưới 60 là 43%

- Tỷ lệ về giới tính thì không có sự chênh lệch nhiều, nam chiếm 48% và nữ 52% - Trong tổng 98 bệnh nhân được khảo sát thì tỷ lệ người bệnh quên uống thuốc là 59% và người nhớ uống thuốc là 41%.

 Số lượng bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc đúng theo hướng dẫn vẫn chưa cao (59%)

- Người bệnh thiếu hiểu biết về bệnh và tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị thuốc.

- Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện Bạch Mai còn chưa cao.

Một số giải pháp để đảm bảo tuân thủ sử dụng thuốc cho NB điều trị ngoại trú bệnh viên Bạch Mai:

- Có quy định về tuân thủ điều trị cho NB THA.

- Có tài liệu, hướng dẫn người bệnh tuân thủ sử dụng thuốc.

- Bổ sung các phương tiện, tài liệu tại phòng ngồi chờ khám để NB dễ tiếp cận thông tin về dùng thuốc.

- Tăng cường đào tạo cán bộ chuyên sâu cho tuyến cơ sở.

- Nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe cho điều dưỡng về bệnh tăng huyết áp.

- Tăng cường kiểm tra, nhắc nhở điều dưỡng tuân thủ quy định về tư vấn giáo dục cho NB.

- Tiếp tục duy trì điều trị, tuân thủ của từng bệnh nhân cụ thể hoá, cá thể hoá theo pháp đồ mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Đào Duy An (2007), "Tăng huyết áp thầm lặng như thế nào", Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 47, tr. 445 - 451.

2. Bộ Y tế (2009), Hội nghị sơ kết dự án phòng chống tăng huyết áp năm 2009 và triển khai kế hoạch năm 2010, Hà Nội.

3. Bộ Y tế (2010), Quyết định số 3192/QĐ – BYT về việc ban hành hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị tăng huyết áp, Hà Nội.

4. Bộ Y tế (2009), Chương trình mục tiêu quốc gia: Dự án phòng, chống bệnh tăng huyết áp (thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS, giai đoạn 2006-2010, Tài liệu tập huấn của Bộ Y tếtháng 9/2009, Hà Nội.

5. Nguyễn Lân Việt (2016), Kết quả mới nhất điều tra THA toàn quốc năm 2015- 2016, Hội nghị Tăng huyết áp Việt Nam lần thứ 2 - Tiếp cận đa ngành với tăng huyết áp, Hội Tim mạch học Việt Nam, Hà Nội, 14-15 tháng 5, 2016

6. Ninh Văn Đông (2010), Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp trên 60 tuổi tại phường Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội, năm 2010, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Trường Đại học y tế công cộng, Hà Nội.

7.Chính phủ (2012), Quyết định số 2406/QĐ-TTg của Thủ tường chính phủ ban hành Danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2015, Hà Nội. 8. Chính phủ (2008), Quyết định Số: 172/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006 -2010, Hà Nội.

9. Dự án phòng chống tăng huyết áp (2011), Những điểm cần biết về tăng huyết áp, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

10. Dự án phòng chống Tăng huyết áp (2009), Tài liệu hướng dẫn truyền thông. 11. Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam và Viện Tim mạch Việt Nam (2008), Khuyến cáo của Hội nghị tim mạch học Việt Nam về chuẩn đoán, điều trị, tăng huyết áp ở người lớn, Nhà xuất bản Y học thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh, 235-291.

12. Viện Tim mạch Việt Nam (2009), Phòng chống bệnh tăng huyết áp – Giảm gánh nặng bệnh tật, Hội nghị triển khai dự án phòng chống tăng huyết áp thuộc

chương trình phòng chống tăng huyết áp Quốc Gia, Viện Tim mạch Việt Nam, Hà Nội.

13. Lê Anh Dũng và Nguyễn Anh Vũ (2011), "Nghiên cứu tình hình điều trị ngoại trú tăng huyết áp tại phường Phú Hậu Thành phố Huế", Tạp chí Tim mạch học Việt Nam (59), tr. 175 - 170.

14. Huỳnh Văn Minh và cộng sự (2006), Khuyến cáo của hội Tim mạch học Việt Nam về chuẩn đoán, điều trị, dự phòng tăng huyết áp ở người lớn, khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa giai đoạn 2006-2010, Nhà xuất bản Y học thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh, 2 - 49.

15. Nguyễn Hữu Đức (2012), Thực trạng tuân thủ điều trị cao huyết áp của bệnh nhân tại câu lạc bộ tăng huyết áp bệnh viện Bạch Mai năm 2012, Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện, Trường Đại học y tế công cộng, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2008), "Kiến thức, thái độ và sự tuân thủ đúng thuốc của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện cấp cứu Trưng Vương", Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh (4), tr. 148 - 152.

17. Doanh Thiêm Thuần và cộng sự (2006), "Tăng huyết áp", Bệnh học Nội Khoa tập 1, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

18. Nguyễn Tuấn Khanh (2013), Khảo sát sự tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan của bệnh nhân THA tại khoa nội tim mạch bệnh viện đa khoa Tiền Giang năm 2013.

19. Nguyễn Thị Hải Yến và Đỗ Mai Hoa (2012), "Tuân thủ chế độ ăn và một số yếu tố liên quan đến bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện E năm 2011-2012 ", Tạp Chí Y tế công cộng. 25, tr. 11-17.

Tiếng anh

20. Mathers CD, Loncar D. Projections of global mortality and burden of disease from 2002 to 2030. PLoS Med 2006;3: e442

21. Chobhanian AV Bakris GL, Black HR, et al. The seventh report of the Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and treatment of high blood pressure (The JNC 7 report). JAMA 2003;89: 2560-72

22. Blood Pressure Lowering Treatment Trialists Collaboration.Effects of different blood-pressure-lowering regimens on major cardiovascular events: results of prospectively - designed overviews of randomised trials. Lancet 2003;362:152735

23.WHO/ISH (2003), Adherence to Long –Term Therapies –Evidence for Action, 38Geneva, Swithzerland.

24. Varon, Joseph and E.M, Paul (2008), "Perioperative hypertension managenment", Vaseular Health and risk management. 4(3), pp. 615-627.

25. Edo.T, Akpan (2009), Factors Affecting Compliance with Anti- hypertension Drugs Treatment and Required Life style Modifications Among Praslin Island, Master of Public Health, University of South Africa.

26. Donald, E.M and al, et (2008), "Predictive validity of A medication Adherence Measure in an Outpatient Setting", J Clin Hypertens 10(5), pp. 348-354.

27. Turki, Amal K and al, et (2009), "Adherence to Antithypertensive Therapy in in Genneral Hospital of Penang: Does Daily Dose Frequency Matter", Journal of Pharmaceutical Siences(2), pp. 160 -167.

28. Sharon, B. W and al, et (2008), "Prevalence, Awareness, treatment, and control of Hypertension in the Jackson heart study", Jounal of the American heart Asociationm. 51, pp. 650-656.

29. Dong feng, Gu and al, et (2002), "Prevalence, awareness, treatment and control of hepertension in China", Jounal of the American heart Asociation(40), pp. 920 -927.

30. Katharina, W.M and al, et (2004), "Hypertension treatment and control in Five European countries, Canada and the United states", Jounal of the American Heart Association(43), pp. 10-17.

31. Efstratopoulos AD, Voyaki SM, Baltas AA, Vratsistas FA, kirlas DE, Komtoyannis JT, et al. (2006), "Prevalence, awareness, treatment and control of hypertension in Hellas, Greece. The Hypertension Study in General Practice in Hellas (HYPERTENSHELL) national study". American Journal of Hypertension, 19 (1), pp.53 -60.

32. Perez Fernandez R, Mariño AF, Cadarso-Suarez C, Botana MA, Tome MA, Solache I, et al. (2007), "Prevalence, awareness, treatment and control of hypertension in Galicia (Spain) and association with related diseases". Journal of Humain Hypertension, 21 (5), pp.366-373.

33. Oum S, Prak P, Khuon Em, Mey V, Aim S, Bounchan Y, et al. (2010), Prevalence of non-communicable disease rick factor in Cambodia, Cambodia pp.66.

PHỤ LỤC

Phiếu phỏng vấn người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai

Mã bệnh nhân: Số phiếu:

Họ và tên bệnh nhân... ngày tháng năm sinh Địa chỉ:...

Giới: 1. Nam 2. Nữ

Xin ông /bà cho biết những thông tin về bản thân bằng cách khoanh vào các số

STT Câu hỏi Trả lời

1 Xin ông/bà cho biết trình độ học vấn?

1.Tiểu học

2.Trung học cơ sở 3. Phổ thông trung học 2 Xin ông/ bà cho biết nghề nghiệp

hiện tại?

1. Công nhân viên chức 2. Làm ruộng

3. Hưu trí

4. Nghề nghiệp khác 3 Hiện tại ông/bà có bảo hiểm y tế

không?

1. Có 2. Không

4 Ông/bà tham gia chương trình phòng chống tăng huyết áp được bao lâu?

1. 6 tháng - 1 năm 2. 1 - 3 năm 3. > 3 năm 5 Xin ông/bà cho biết thời gian ông/bà

mắc HA là bao lâu?

1. ≤ 1 năm 2. 1 –3 năm 3.Trên 3 năm

6 Theo dõi HA tại nhà 1. Đo HA thường xuyên

2. Đo khi có biểu hiện triệu chứng THA

3. Không cần đo

7 Hậu quả của việc không TTĐT THA 1. Dẫn đến các biến chứng 2. Không dẫn đến biến chứng

8 Biện pháp điều trị THA tốt 1. Uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của BS

2. Thực hiện lối sống lành mạnh 3. Theo dõi huyết áp và khám định kỳ

4. Phối hợp cả 3 biện pháp trên 9 Cách dùng thuốc huyết áp đúng 1. Uống thuốc thường xuyên,

liên tục, lâu dài theo đơn BS

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện bạch mai 2021 (Trang 36 - 50)